TÀI LIỆU tập HUẤN kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Tài liệu text
TÀI LIỆU tập HUẤN kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.83 MB, 120 trang )
Bạn đang đọc: TÀI LIỆU tập HUẤN kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Tài liệu text
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG
TẠO TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
Nhóm tác giả
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng
PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa
PGS.TS Nguyễn Văn Hiền
TS. Trần Văn Tính
ThS. Bùi Ngọc Diệp
ThS. Nguyễn Hồng Đào
Hà Nội 2015
1
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Module 1: Một số vấn đề chung về hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4
Module 2: Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và
hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Module 3: Đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Module 4: Hỗ trợ thông tin trực tuyến trong tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
TỪ/CỤM TỪ
Câu lạc bộ
Công nghệ thông tin
Giáo dục
Giáo dục ngồi giờ lên lớp
Giáo dục cơng dân
Giáo viên
Học sinh
Thể dục thể thao
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trải nghiệm sáng tạo
Xã hội
VIẾT TẮT
CLB
CNTT
GD
GDNGLL
GDCD
GV
HS
TDTT
TH
THCS
THPT
TNST
XH
MODULE 1:
2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Mục tiêu:
Học xong bài này, người học:
Rút ra được bài học từ nghiên cứu chương trình
HĐTNST của các nước trên thế giới.
Phân biệt rõ trải nghiệm trong hoạt động dạy
học và hoạt động giáo dục và các kiểu “học đi
đôi với hành” để thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục.
Phân tích được bản chất của sáng tạo và phát
triển sự sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm
Phân tích được bản chất của năng lực và cấu
trúc của năng lực, vai trò của hoạt động trong
phát triển năng lực.
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM
Mục tiêu:
– Học viên hiểu thêm về HĐTNST trong các chương trình GD của các
nước trên thế giới từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
– Hiểu được vị trí của HĐTNST trong chương trình GD phổ thơng mới.
Thời gian: 30 phút
Phương pháp: Hoạt động thảo luận nhóm
Dụng cụ: Giấy A4, bút dạ.
Tiến hành
Bước 1: Đặt câu hỏi thảo luận
Câu hỏi 1: Hoạt động TNST được triển khai ở một số nước có gì chung và khác
biệt?
Câu hỏi 2: Bạn học tập được gì từ việc nghiên cứu các chương trình HĐTNST
này?
Câu hỏi 3: Vị trí và vai trị của HĐTNST trong chương trình phổ thơng mới như
thế nào?
———————————————————————————————Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu
hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm.
———————————————————————————————-
3
Bước 3: Các nhóm thảo ḷn, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm.
———————————————————————————————Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm.
Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến
khác biệt.
———————————————————————————————Bước 5:
Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc
THÔNG TIN NGUỒN
I. Hoạt động TNST trong chương trình giáo dục phổ thơng của một số
nước trên thế giới
1. Hàn Quốc
Chương trình hoạt động giáo dục được đề cập trong chương trình quốc
gia của Hàn Quốc với tên gọi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung chương
trình đề cập đến tính chất, mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy và
học tập.
a. Tên gọi
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (creative experiential activities)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một thành tố cấu thành nên chương
trình cơ bản chung quốc gia (cùng với hệ thống các môn học bắt buộc, các hoạt
động tự chọn) và được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động
ngoại khóa tuy khơng phải là một môn học đơn thuần nhưng vẫn nằm trong
khuôn khổ của chương trình giáo dục chung quốc gia và có vai trị quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học
trên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, được
thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng
tương lai với đầy đủ nhân cách và sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tích
cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm
tới mọi người xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang
tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực
giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân
trong tập thể.
Chương trình giáo dục trải nghiệm
sáng tạo gồm có 4 nhóm hoạt
động chính là hoạt động độc lập,
hoạt động câu lạc bộ, hoạt động
tình nguyện và hoạt động định
hướng. Về hoạt động cụ thể trong
từng nhóm, nhà trường có thể lựa
chọn và tổ chức thực hiện một
cách linh động sao cho phù hợp với
đặc điểm của học sinh, cấp học,
khối lớp, nhà trường và điều kiện xã
hội của địa phương. Các nhóm hoạt
động và nội dung được nói tới ở đây
chỉ mang tính chất tham khảo, các
trường có thể lựa chọn và tập trung
t
hực hiện các chương trình khác nếu
thấy chương trình đó giàu tính sáng tạo hơn chương trình này.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp tiểu học lấy trọng tâm là hình
4
thành những thói quen sinh hoạt cơ bản, ni dưỡng ý thức, tư duy tập thể
cho học sinh, đồng thời phát hiện những tố chất, cá tính của các em. Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo ở cấp THCS tập trung tạo dựng cho học sinh thái
độ biết chung sống hòa hợp với mọi người trong cộng đồng, biết suy nghĩ tới
hướng đi trong tương lai của bản thân, đồng thời biết tự phát hiện và khẳng
định bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở THPT lấy trọng tâm là giúp
định hướng các nhu cầu đa dạng của học sinh theo hướng lành mạnh, hình
thành mối quan hệ giữa người với người toàn diện hơn, biết tự lựa chọn
hướng đi cho bản thân và phát triển theo đúng bản chất của mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang
tính tự chủ của học sinh, vì vậy nên tổ chức cho học sinh và giáo viên cùng
tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân
chia công việc. Tuy nhiên, việc cân nhắc tới những đặc trưng về văn hóa, khí
hậu của nhà trường và địa phương để thực hiện một cách linh động, sáng tạo
và sử dụng có hiệu quả thời gian, các yếu tố nhân, vật lực cũng là rất quan
trọng.
c. Mục tiêu
Giúp học sinh tự nguyện tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân, nuôi
dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động quan tâm chia
sẻ tới những người xung quanh trên cở sở hiểu hơn về họ sẽ giúp định hướng,
hình thành cho các em ý thức cộng đồng và những phẩm chất cao đẹp mà
một người cơng dân thế giới cần có.
Học sinh tham gia vào
các hoạt động sáng tạo,
độc đáo, qua đó, ni
dưỡng năng lực ứng phó
một cách tích cực với mơi
trường đang dần biến đổi
và thực hiện vai trò của
một thành viên cấu
thành nên xã hội.
Học sinh tham gia một
cách tự nguyện, thường
xuyên vào các hoạt động
câu lạc bộ, qua đó, giúp
phát huy theo hướng sáng tạo sở
thích và năng lực đặc biệt của các em, đồng thời, nuôi dưỡng năng lực
hợp tác, đoàn kết trong học tập và xây dựng một tác phong ln tìm
tịi, sáng tạo.
Giúp các em biết quan tâm, chia sẻ với hàng xóm láng giềng và
những người những người xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạt
bảo vệ môi trường tự nhiên, và hơn thế nữa, giúp các em nhận ra giá trị
của cuộc sống.
Giúp các em phát hiện ra năng lực, tố chất và sở thích của bản thân,
từ đó xây dựng bản sắc, cá tính riêng của mình, giúp các em biết lập kế
hoạch và chuẩn bị cho hướng đi tương lai của bản thân.
d. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo được đề cập trong chương
trình quốc gia bao gồm: hoạt động tự chủ, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tình
5
nguyện, hoạt động định hướng. Trong mỗi hoạt động có đề cập đến tính chất và
các hoạt động nhỏ. Cụ thể như sau:
Nhóm hoạt
Tính chất
động
Hoạt động
Hoạt động tự Nhà trường đẩy mạnh
chủ
phát triển các hoạt động
tự chủ, lấy trung tâm là
các em học sinh; học sinh
hăng hái tham gia vào các
hoạt động giáo dục của
nhà trường.
Hoạt động thích ứng
Hoạt động tự quản.
Hoạt động tổ chức sự
kiện.
Hoạt động sáng tạo độc
đáo…vv
Hoạt
câu
lạc bộ
động Học sinh tự nguyện tham
gia vào các hoạt động
câu lạc bộ để bồi dưỡng
tinh thần đồn kết, hợp
tác; phát huy sở thích và
năng lực đặc biệt của bản
thân.
Hoạt động
Học sinh tham gia vào các
tình nguyện hoạt động chia sẻ quan
tâm tới hàng xóm láng
giềng và những người
xung quanh, hoạt động
bảo vệ môi trường.
Hoạt động học thuật
Hoạt động VHNT.
Hoạt động thể thao
Hoạt động thực tập
siêng năng.
Hoạt động đồn hội
thanh thiếu niên… vv
Hoạt động tình nguyện
trong trường.
Hoạt động tình nguyện
địa phương.
Hoạt động bảo vệ môi
trường tự nhiên.
Hoạt động chiến dịch…
vv
6
Nhóm hoạt
Tính chất
động
Hoạt động
định hướng
Hoạt động
Thơng qua các hoạt động
phát triển bản thân phù
hợp với năng lực, đặc
điểm và sở thích của
mình, học sinh sẽ tìm hiểu
và lên kế hoạch cho
hướng đi tương lai của
mình.
Hoạt động khám phá
bản thân
Hoạt động tìm hiểu
thơng tin về hướng phát
triển tương lai.
Hoạt động lập kế hoạch
cho định hướng tương lai
Hoạt động trải nghiệm…
vv
Hoạt động lập
kế hoạch cho
hướng đi tương
lai.
–
Hoạt động trả
Tuy nhiên, văn bản chương trình cũng nhấn mạnh những nội dung hoạt động
đưa ra trong chương trình đào tạo này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể
tùy vào mức độ tiến bộ của học sinh, đặc điểm khu vực và thực tiễn của nhà
trường vv… mà lựa chọn và thực hiện những nội dung thích hợp nhằm đạt
được mục tiêu.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
Thời lượng dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo cấp Tiểu học được
đề cập trong chương trình quốc gia như sau1
Lớp
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Lớp 6
Thời
lượng
(giờ*)
30
34
34
68
68
68
*: với quy ước mỗi giờ học ở Tiểu học tương đương với 40 phút
Phần tổ chức và hỗ trợ của chương trình quốc gia cũng đưa ra một số lưu
ý đối với thời lượng bài giảng cho các hoạt động ngoại khóa sáng tạo. Theo đó:
Thời lượng bài dạy dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
nhà trường phân chia theo nhóm các hoạt động và dựa trên xem xét các nhu
cầu của học sinh, đặc điểm của nhà trường và địa phương, tuy nhiên tùy theo
các giai đoạn phát triển của học sinh, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và
lĩnh vực hoạt động phân theo cấp học, năm học và tập trung vào thực hiện nội
dung đó.
Số giờ hoạt động ngoại khóa có thể được tăng lên nhiều hơn so với số
giờ tiêu chí tùy theo nhu cầu của nhà trường, đồng thời, việc quản lý thời
gian cũng được thực hiện một cách linh động bằng nhiều các phương thức như
tổng hợp, tập trung… vv
g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo
1
Nguồn: chương trình quốc gia năm 2007, Bộ giáo dục Hàn Quốc.
7
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện trực tiếp
bởi nhà trường. Dựa trên những định hướng từ chương trình quốc gia, nhu cầu
của học sinh, đặc điểm của nhà trường và địa phương, nhà trường xây dựng
một kế hoạch hoạt động ngoại khóa sáng tạo theo từng cấp học, năm học và
tập trung vào thực hiện nội dung đó.
Các sở giáo dục tỉnh, thành phố và địa phương sẽ hỗ trợ nguồn nhân lực
như người chỉ đạo, trợ lý… vv, cung cấp nguồn vật lực như tất cả các trang
thiết bị, tài liệu… vv, và các chương trình cần thiết cho việc tổ chức các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo (phát triển và phổ cập các tài liệu hướng dẫn và các
chương trình của hoạt động thực tế sáng tạo, cải thiện các khóa đào tạo hàng
năm, điều hành hoạt động của trường nghiên cứu… vv).
h. Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Được đề cập trong nội dung theo từng nhóm hoạt động trải nghiệm sáng
tạo. Nhìn chung, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức với các hình
thức đa đa dạng, phong phú, từ hoạt động thảo luận, tuyên truyền, trải nghiệm
thực tế, điều tra học thuật đến hội diễn khoa học, nghệ thuật… Cụ thể như sau:
Nhóm
hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động
động
Hoạt động tự
(1)Hoạt động thích nghi
chủ
Các hoạt động giúp các em thích nghi với môi
trường mới sau khi nhập học, lên lớp, chuyển
trường…
Các hoạt động giúp hình thành thói quen sinh
hoạt cơ bản như trật tự trên dưới, lễ nghi, phép
lịch sự, chúc mừng, tạo dựng mối quan hệ thân
mật, thầy trò đồng hành…vv
Các hoạt động tư vấn học tập, sức khỏe, tính
cách, bạn bè…
(2)Hoạt động tự quản
Các hoạt động phân chia mỗi người 1 vị trí, mỗi
người một bộ phận trong khoa, trong lớp.
Các hoạt động bàn bạc, chỉ đạo tổ chức, các
buổi thảo luận, các buổi hội ý…vv
(3)Hoạt động tổ chức sự kiện
Các sự kiện như lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt
nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng…vv
Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội diễn khoa
học, nghệ thuật, hội thi đấu, đại hội tranh tài…
Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể
hình, thể chất của cho học sinh, đại hội thể dục
thể thao, hội thi đấu giao hữu, rèn luyện một đời
sống sinh hoạt an toàn…vv
Các hoạt động huấn luyện, học tập thực tế, du
lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật, tìm
hiểu về di sản văn hóa, chuyến đi khám phá đất
nước, trải nghiệm văn hóa nước ngồi…vv
(4)Hoạt động sáng tạo độc đáo
Các hoạt động độc đáo, đặc trưng của từng học
sinh, từng lớp, từng khóa, từng trường và từng
địa phương… vv
8
Nhóm
động
hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động
Hoạt động câu
lạc bộ
Hoạt động tình
nguyện
Các hoạt động kế thừa, phát huy truyền thống
nhà trường… vv
(1)Hoạt động học thuật
Hội thoại bằng tiếng nước ngồi, nghiên cứu
khoa học, tìm hiểu, nghiên cứu xã hội, nghiên
cứu đa văn hóa… vv
Phát minh, sử dụng hiệu quả máy tính, internet,
báo chí… vv
(2)Hoạt động văn hóa nghệ thuật
Văn nghệ, sáng tác, hội họa, điêu khắc, thư
pháp, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật hiện
đại… vv
Thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, ô pê ra… vv
Diễn kịch, phim, phát thanh truyền hình, chụp
ảnh… vv
(3)Hoạt động thể dục, thể thao
Các mơn thể thao dùng bóng, điền kinh, bơi lội,
thể dục nhịp điệu, cầu lông, trượt băng, đi bộ,
cắm trại…vv
Các trị chơi dân gian, mơn vật, Taekwondo,
Taekkyon, võ thuật… vv
(4)Hoạt động thực tế siêng năng
Nấu ăn, thêu thùa, may vá, cắm hoa… vv
Chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh… vv
Thiết kế, làm mộc, chế tạo rơ bốt… vv
(5)Hoạt động đồn thể thanh niếu niên
Liên đoàn hướng đạo (scout), liên đoàn nữ
hướng đạo (girl scouts), đoàn thanh niên, hội
liên hiệp thanh niên chữ thập đỏ, hướng đạo
sinh thế giới, hướng đạo sinh hải dương… vv
(1) Hoạt động tình nguyện trong nhà trường
Giúp đỡ các bạn học kém, các bạn là người
khuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, các bạn học sinh
con em gia đình đa văn hóa… vv
(2)Hoạt động tình nguyện tại địa phương
Giúp đỡ cơng việc tại các cơng trình phúc lợi,
cơng trình cơng cộng, bệnh viện, nơng thơn,
làng chài,… vv
Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh,
làm các cơng việc mang tính chất động viên,
giúp đỡ tại các cơ nhi viện, viện dưỡng lão, bện
viện, doanh trại quân đội…vv
Cứu hộ thiên tai, hợp tác quốc tế cứu hộ dân tị
nạn… vv
Hoạt động bảo vệ môi trường.
Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tự
9
Nhóm
động
hoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt động
nhiên, hoạt động trồng cây gây rừng, tạo thói
quen sinh hoạt ít gây ô nhiễm môi trường….vv
Bảo vệ công trình công cộng, di sản văn hóa..vv
(3)Hoạt động chiến dịch
Các hoạt động chiến dịch về trật tự xã hội,
chiến dịch an toàn giao thông, chiến dịch làm
trong sạch môi trường xung quanh trường học,
chiến dịch bảo vệ môi trường, chiến dịch hiến
máu, chiến dịch khắc phục các định kiến…vv
Hoạt động định
(1)Hoạt động khám phá bản thân
hướng
Các hoạt động giúp hiểu về bản thân, bồi dưỡng,
phát triển tâm hồn, khám phá phong cách cá
tính riêng biệt của bản thân, hình thành giá trị
quan, và tìm hiểu các hướng đi khác nhau.
(2)Hoạt động tìm hiểu thơng tin cho hướng đi tương
lai
Hoạt động tìm hiểu thơng tin về học tập, thơng
tin thi đầu vào, tìm hiểu thơng tin, tới thăm quan
ngơi trường đang hướng tới… vv
Hoạt động tìm hiểu thơng tin về cơng việc, tư
cách và tiêu chí lựa chọn của cơng ty mà mình
hướng tới, đến thăm quan nơi làm việc, tìm hiểu
về đào tạo học việc và xin việc…
(3)Hoạt động lập kế hoạch cho hướng đi tương lai
Các hoạt động tư vấn, hướng dẫn hướng nghiệp,
lập kế hoạch cho hướng đi tương lai về học tập
hoặc công việc… vv
(4)Hoạt động trải nghiệm thực tế cơng việc
Hoạt động tìm hiểu về thế giới học tập và làm
việc, trải nghiêm thực tế công việc… vv
i. Đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Văn bản chương trình đề cập đến mục đích của hoạt động đánh giá và
quy trình giải thích kết quả và đánh giá. Cụ thể là:
a. Đánh giá để các hoạt động được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với
điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, và mục tiêu giáo dục.
b. Giải thích kết quả và đánh giá theo trình tự như sau: xây dựng mục tiêu,
lựa chọn khâu đánh giá, chế tạo dụng cụ, thực hiện đánh giá, xử lý kết
quả.
2. Trung Quốc
a. Tên gọi
Hoạt động thực tiễn tổng hợp
b. Vị trí của Hoạt động thực tiễn tổng hợp trong chương trình giáo dục
Sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hố Trung Quốc đang đòi hỏi giáo
dục phải đào tạo, bồi dưỡng một lớp người “có tình u Tổ quốc XHCN, có
năng lực thích ứng với đời sống xã hội, tham gia lao động xã hội và không
ngừng hấp thu tri thức mới; có chí tiến thủ, tinh thần sáng tạo cái mới, dũng
cảm phấn đấu gian khổ; có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và phẩm chất
tâm lí cá nhân tốt đẹp; có năng lực phân biệt phải trái, xấu đẹp, thiện ác,
10
chống lại tư tưởng sai lầm và phương thức sinh hoạt khơng tốt,…”. Để thực
hiện được mục tiêu đó thì phải bắt đầu từ việc tạo ra sự chuyển biến và đổi
mới tư tưởng, quan niệm giáo dục, khắc phục mơ thức giáo dục “ứng thí” đơn
thuần chạy theo việc lên lớp đang tồn tại trên thực tế, thực hiện giáo dục tố
chất. Tức là, phải kiên trì hướng tới toàn thể học sinh, làm cho mỗi học sinh
đều được phát triển; kiên trì phát triển tồn diện tố chất của học sinh, làm cho
học sinh phát triển về các mặt: đức, trí, thể, mĩ, lao động; kiên trì giáo dục kết
hợp chặt chẽ với thực tế phát triển kinh tế và xã hội, làm cho học sinh phát
triển theo hướng thích ứng với cơng cuộc xây dựng văn minh vật chất và văn
minh tinh thần; kiên trì dạy học theo năng lực, làm cho cá tính và sở trường
của học sinh phát triển lành mạnh; coi trọng địa vị chủ thể của học sinh trong
quá trình học tập, làm cho học sinh phát triển chủ động, linh hoạt và sinh
động. Mục tiêu và yêu cầu như vậy không chấp nhận cách dạy học phiến diện,
chỉ thiên về truyền thụ tri thức văn hoá, khoa học, kĩ thuật, trái lại, đòi hỏi
cách dạy học mới trên cơ sở xây dựng được một chương trình giáo dục qn
triệt tồn diện phương châm giáo dục học đi đôi với hành, nâng cao toàn diện
chất lượng giáo dục, đi sâu cải cách lĩnh vực giáo dục và dạy học. Vì vậy, bên
cạnh việc khơng ngừng hồn thiện chương trình mơn học theo hướng thúc đẩy
sự phát triển hài hoà của học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mĩ, Trung Quốc
cũng đã thực sự bắt tay vào việc xây dựng chương trình hoạt động, coi hoạt
động ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ của chương trình, chứ khơng chỉ đơn
thuần là hoạt động có tính chất phụ trợ, tự nguyện của học sinh.
c. Mục tiêu
Mục tiêu của hoạt động thực tiễn tổng hợp chú trọng tính đồng đều và
tính khác biệt về sự phát triển của học sinh. Chương trình hoạt động chú trọng
bồi dưỡng hứng thú, sở thích, năng lực sáng tạo và tài năng đặc biệt của học
sinh, vì vậy rất chú ý đến tính khác biệt trong sự phát triển của học sinh, cho
phép học sinh trong cùng một nhóm hứng thú, sở thích có sự khác biệt trong
sự phát triển năng lực.
Ví dụ: cùng là nhiệm vụ vẽ một bức tranh, nhưng dưới sự chỉ đạo của
giáo viên, học sinh giỏi có thể trong 2 giờ, học sinh khá có thể vẽ trong 3 giờ
và học sinh yếu hơn có thể vẽ trong 5 – 6 giờ. Điều này khác với chương trình
mơn học ở chỗ, chương trình mơn học rất coi trọng sự đồng đều, tính thống
nhất trong sự phát triển của học sinh.
d. Nội dung của chương trình hoạt động thực tiễn tổng hợp
Chương trình hoạt động được thiết kế dựa vào “Kế hoạch chương trình“
do Bộ Giáo dục xây dựng và quán triệt yêu cầu của mục tiêu đào tạo, thể hiện
hàm nghĩa bản chất và đặc điểm của chương trình hoạt động và phù hợp với
tình hình thực tế của từng trường của từng địa phương. Chương trình hoạt
động chủ yếu có hai loại chính, đó là chương trình hoạt động chung và chương
trình hoạt động theo hứng thú.
Chương trình hoạt động chung thể hiện yêu cầu chung của nhà nước và
xã hội đối với sự phát triển thể chất và tâm hồn của học sinh và bao gồm các
hình thức như sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, thực tiễn xã hội và rèn luyện
thể dục thường xuyên.
Chương trình hoạt động theo hứng thú được thiết kế nhằm thoả mãn
nhu cầu khác nhau của cá thể học sinh, bồi dưỡng sở thích và tài năng đặc
biệt của học sinh và bao gồm các hoạt động khoa học kĩ thuật, văn học, âm
nhạc, mĩ thuật, thể thao,… Học sinh có thể chọn một trong những hoạt động
đó.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
11
Thời lượng tổ chức hoạt động thực tiễn xã hội là 1 tuần trong tổng số 52
tuần học.
g. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Bao gồm 5 hình thức chính:
– Loại hình thao tác thực tế. Mục đích là thay đổi đối tượng hoạt động,
snág tạo thành quả vật chất, nâng cao năng lực thao tác thực tế của học sinh.
Để đạt mục đích này, phải áp dụng các biện pháp như: trồng trọt, nuôi trồng,
sửa chữa, chế tác, đan lát, thực nghiệm,… Phương pháp hướng dẫn của giáo
viên chủ yếu là hỗ trợ học sinh thiết kế phương án, bắt tay vào thực hiện,
hướng dẫn học sinh hiểu được đạo lí khoa học trong khi thao tác.
– Loại hình sáng tác văn nghệ. Mục đích là thơng qua việc sáng tác các
tác phẩm văn nghệ để biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình, nâng cao khả
năng sáng tác. Biện pháp chủ yếu là: vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, viết văn,…
Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là hướng dẫn học sinh quan sát,
phân tích, sắp xếp ý tứ và luyện bút.
– Loại hình vui chơi, biểu diễn. Mục đích là nâng cao năng lực biểu diễn
văn nghệ và kĩ thuật thi đấu thể thao, đạt được hiệu quả rèn luyện tình cảm,
tăng cường tài năng. Biện pháp chủ yếu là: vui chơi, ca hát, chơi đàn, nhảy
múa, ngâm thơ và biểu diễn, thi đấu thể dục thể thao. Phương pháp chỉ đạo
của giáo viên chủ yếu là chỉ ra các chỗ quan trọng nhất và biểu diễn luyện tập
thị phạm.
– Loại hình nghiên cứu, điều tra. Mục đích là hướng dẫn học sinh nhận
thức đúng đắn hiện tượng xã hội và hiện tượng tự nhiên, nâng cao năng lực
quan sát và phân tích vấn đề. Biện pháp chủ yếu là: quan sát, điều tra, tham
quan, đo đạc, tra cứu tư liệu, viết báo cáo điều tra, báo cáo nghiên cứu.
Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là hỗ trợ học sinh thu thập tư liệu
và phân tích vấn đề.
– Loại hình thảo luận, giao lưu. Mục đích là bồi dưỡng tinh thần phê phán
và năng lực tiếp thu, so sánh của học sinh. Biện pháp chủ yếu là: toạ đàm,
thuyết giảng, thảo luận, biện luận, bình luận điện ảnh, bình luận tác phẩm,…
Phương pháp chỉ đạo của giáo viên chủ yếu là giảng giải, tổ chức thảo luận.
3. Singapore
a. Tên gọi
– Hoạt động ngoại khóa (Co-curricular activities hoặc extracurricular activities)
– Chương trình học tập năng động (Programe for active learning) trong đó bao
gồm hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Hoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động được khẳng
định là một “thành phần cốt lõi của toàn bộ trải nghiệm ở nhà trường”2, cung
cấp một nền tảng xác thực cho việc học tập sẽ diễn ra.
2
Nguồn: http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdf
12
c. Mục tiêu
Chương trình mới của Sungapore được xây dựng theo định hướng phát
triển các năng lực thế kỉ 21 cho học sinh. Theo đó, mục tiêu của hoạt động
ngoại khóa và chương trình học tập năng động nhằm phát triển các năng lực
của học sinh, kết hợp cùng với việc giảng dạy các mơn học khác trong chương
trình quốc gia để học sinh đạt được những năng lực cốt lõi của thế kỉ 21. Cụ
thể là3:
– Rèn luyện thân thể và các môn thể thao – mang lại thân thể cường
tráng, rèn luyện tinh thần đồng đội và thi đấu công bằng cho học sinh.
– Truyền cho học sinh những cảm nhận về sự tinh tế và nhận thức về nền
văn hoá phong phú, các di sản của xã hội đa sắc tộc.
– Giúp học sinh trở thành những công dân tốt thông qua việc bồi dưỡng
cho học sinh niềm tin vào bản thân, tính kiên cường, tính kỷ luật và tinh thần
hỗ trợ lẫn nhau.
– Phát triển toàn diện các năng lực xã hội và ý thức công dân, khả năng
thích nghi với sự thay đổi của mơi trường.
d. Nội dung của hoạt động giáo dục
– Nội dung của hoạt động ngoại khóa bao gồm học tập và sinh hoạt theo những
giá trị đạo đức, tiếp thu và thực hành những kĩ năng mềm, hội nhập xã hội- chia
sẻ và phổ biến kinh nghiệm cho các đối tượng trẻ em khác nhau, nền tảng và
các nhóm dân tộc.
– Nội dung của chương trình học tập năng động sẽ cho học sinh cơ hội được trải
nghiệm: kinh nghiệm trong tự nhiên, học tập tổng hợp một cách sáng tạo; tạo
cơ hội cho trẻ em để tự tạo nên sản phẩm của mình; kết hợp các giá trị giáo
dục và học tập xã hội, cảm xúc; cung cấp cơ hội được thưởng thức và vui vẻ 4.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
Thời lượng cho hoạt động ngoại khóa khơng quy định theo giờ ở từng
năm học. Đối với cấp Tiểu học, hoạt động ngoại khóa chỉ dành cho đối tượng từ
lớp 3 đến lớp 6 (upper primary)
Chương trình học tập năng động dành cho đối tượng học sinh lớp 1 và 2
cấp Tiểu học Singapore lại phân bổ thời lượng theo tuần 5. Theo đó, các chủ đề
(module) được thiết kế trong chương trình này sẽ được tổ chức với thời lượng 7
đến 10 tuần, và mỗi tuần là hai giờ được thực hiện kèm với thời gian học tập
3
Nguồn: http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdf
Nguồn: http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdf
5
Nguồn: http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdf
4
13
chương trình mơn học: sẽ có 3-4 module được thực hiện ở ngoài trường dành
cho các hoạt động thể thao và trị chơi, giáo dục ngồi trời và triển lãm nghệ
thuật. Thời lượng cụ thể tùy thuộc vào điều kiện từng trường, từng năm học. Ví
dụ thời lượng giành cho chương trình học tập năng động ở trường Tiểu học Park
View năm 2013 như sau6
g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Có một Ủy ban phụ trách về hoạt động ngoại khóa trực thuộc Bộ giáo dục
Sungapore chịu trách nhiệm toàn bộ về việc chỉ đạo thực hiện hoạt động này ở
các nhà trường. Mỗi trường học lại có một hội đồng phụ trách để chỉ đạo, kiểm
tra việc thực hiện và đến các Câu lạc bộ, Hội, …
h. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Hoạt động ngoại khóa: giành cho đối tượng từ lớp 3 đến lớp 6. Các em được
tham gia vào hai hoạt động là Nhóm đồng phục và nhóm trình diễn nghệ tḥt
Nhóm hoạt động
Hoạt động
Nhóm đồng phục
Các em tham gia tích cực vào các sự kiện quốc
6
Nguồn: http://www.parkviewpri.moe.edu.sg/cos/o.x?c=/wbn/pagetree&func=view&rid=1057093
14
gia và thể hiện sự nhận thức cũng như trân
trọng với nền văn hóa của các quốc gia khác
thơng qua các cuộc thảo ḷn có giáo viên
hướng dẫn
Nhóm trình diễn nghệ Các em có thể đưa ra các đề xuất về chủ đề
thuật
hoặc nọi dung của tác phẩm nghệ thuật liên
quan đến các vấn đề toàn cầu và địa phương
Chương trình học tập năng động được thiết kế theo các module (nghệ
tḥt hình ảnh, hoạt động ngồi trời, trình diễn nghệ thuật, trò chơi và thể
thao); hoạt động trong từng module lại tùy thuộc vào chương trình nhà trường.
Ví dụ về hình thức tổ chức 4 module trên ở với trường Tiểu học Park View như
sau7:
Module
Hoạt động
Nghệ thuật hình ảnh
Học sinh Tiểu học 1 sẽ được giới thiệu về những điều
cơ bản của vẽ phác thảo, các loại mẫu vật; các kĩ
thuật chính xác của màu và màu sắc pha trộn. Các
em cũng sẽ được thực hành và thể hiện sự tự do
sáng tạo.
Học sinh Tiểu học 2 thì lại được thử thách trong việc
tưởng tượng và vẽ ra các động vật biển. Học sinh có
thể bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng của mình thơng qua
các hoạt động nhóm
Hoạt động ngoài trời
Học sinh sẽ tham gia hoạt động này qua 7 bài học
được thiết kết
1. Những cái gì đang sống trong khu vườn?
2. Em là cái cây đang lớn
3. Khu vườn của màu sắc
4. Gói gém đồ đạc cho dã ngoại
5. Hành trình tới khu vườn cộng đồng Pasir Ris.
6. Làm việc trong sự hịa hợp
7. hành trình tới cơng viên Hort
Trình diễn nghệ tḥt Tiểu học 1 học về bài trình diễn Rainbow
Tiểu học 2 học về bài trình diễn Big Band Swing
Trị chơi và thể thao
Các hoạt động thể thao và trò chơi như: cân bằng,
cuộn tròn, đá, ném, nhảy, trò chơi Fiesta
i. Đánh giá hoạt động giáo dục
Đối với Singapore, hoạt động đánh giá được định hướng khá cụ thể, chi
tiết. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa với học sinh thơng qua hệ
thống xếp loại8
7
8
Nguồn: http://www.parkviewpri.moe.edu.sg/cos/o.x?c=/wbn/pagetree&func=view&rid=1095977
Nguồn: gfbgfb
15
Xem thêm: Công Ty TNHH Công Nghệ Cao 3d Việt Nam
Tuy nhiên cấp Tiểu học thì chỉ đánh giá chứ khơng tính điểm sau khi kết
thúc cấp học.
4. Australia
a. Tên gọi
– Hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities)
– Hoạt động giáo dục ngồi trời (outdoor education)
b. Vị trí của hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục
Ở Australia, hoạt động giáo dục ngoài trời (outdoor education activities)
được coi là một mơn học trong chương trình giáo dục, thực hiện xun suốt từ
bậc mẫu giáo đến hết lớp 12. Hoạt động giáo dục ngoài trời kết hợp mục tiêu
học tập của các môn học khác như Giáo dục thể chất và sức khỏe, Địa lí, Lịch
sử, Khoa học, Tốn, Tiếng Anh và Nghệ thuật để học sinh được phát triển về
tinh thần tự lực, sự phụ thuộc lẫn nhau và sự lãnh đạo, sự phát triển của tinh
thần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí những rủi ro cá nhân, hành trình an tồn
trong tự nhiên,…
Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa (extracurricular activities) là hoạt
động được thực hiện song song với các mơn học trong nhà trường. Học sinh có
thể lựa chọn để tham gia vào một số hoạt động ngoài chương trình giảng dạy
bắt buộc. Chúng được thiết kế để hỗ trợ học tập và phát triển .
Tóm lại, hoạt động giáo dục có thể được coi là một mơn học hoặc là hoạt
động được thực hiện song song với chương trình mơn học ở nhà trường nhưng
ln có một vị trí quan trọng trong việc phát triển tồn diện học sinh.
c. Mục tiêu
Hoạt động giáo dục ngoài trời trong chương trình Australia 9 (outdoor
education) được hiểu là một mơn học nhà trường mà tập trung vào việc học tập
của cá nhân về bản thân, người khác và môi trường. Hoạt động giáo dục ngoài
trời kết hợp mục tiêu học tập của các môn học khác như Giáo dục thể chất và
sức khỏe, Địa lí, Lịch sử, Khoa học, Tốn, Tiếng Anh và Nghệ thuật.
Môn học này giảng dạy tốt nhất về tinh thần tự lực, sự phụ thuộc lẫn
nhau và sự lãnh đạo, sự phát triển của tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí
9
Nguồn: http://www.outdooreducationaustralia.org.au/oe_is.html
16
những rủi ro cá nhân, hành trình an tồn trong tự nhiên, giá trị của hoạt động
giải trí ngồi trời để thưởng thức, sức khỏe và hành phúc, hiểu biết về tự nhiên
thông qua những kinh nghiệm trực tiếp và học tập, và cho sự phát triển những
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách sâu sắc hơn.
Bên cạnh đó, việc giảng dạy hoạt động ngồi trời còn được coi là duy
nhất để cung cấp hàng loạt những mục tiêu học tập của Giáo dục sức khỏe và
thể chất bởi:
Cung cấp những liên hệ cá nhân trực tiếp với tự nhiên (ngoài trời) – theo
cách mà thúc đẩy việc thưởng thức những hoạt động ngoài trời và tự nhiên. Sự
thưởng thức này có thể là cơ sở cho hoạt động vui chơi giải trí ngồi trời thơng
qua tuổi thọ.
Phát triển năng lực và quản lí quan tồn ngoài trời – cho tất cả người dân
Úc và đặc biệt có thể liên quan đối với những người trong mơi trường đơ thị
hoặc sinh ra ở nước ngồi.
Tạo điều kiện cho quan điểm xã hội quan trọng dựa trên mối quan hệ con
người với tự nhiên – thông qua việc cung cấp những trải nghiệm sống ngoài trời
thay thế, giúp học sinh phản ánh lại trên các khía cạnh của cuộc sống hàng
ngày.
d. Nội dung của hoạt động giáo dục
Việc xác định nội dung của hoạt động giáo dục ngoài trời dựa trên cơ sở
đặc điểm của trẻ trong mối quan hệ với hoạt động ngoài trời. Nội dung chuỗi
hoạt động ngoài trời ở cấp Tiểu học Australia được đề cập như sau10:
– Các chủ đề thực hành: khám phá thông qua các chuyến thực tế
– Kiến thức và kĩ năng:
– Các kĩ năng động lực nhóm và lãnh đạo
– Các kiến thức và kĩ năng cho hoạt động ngoài trời.
– An toàn khi ở ngoài trời.
– Nhận thức về mơi trường
– Quản lí mơi trường, bảo tồn và văn hóa
– Các chủ đề chính về sinh thái
Những nội dung/ chủ đề học tập nêu trên là cơ sở nền tảng để đưa ra những
hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp.
e. Kế hoạch giáo dục (thời lượng)
Thời lượng cho hoạt động giáo dục ngoài trời được phân bổ linh động tùy
từng cơ sở giáo dục và dưới sự hướng dẫn của một giáo viên Hoạt động giáo
dục ngồi trời có kinh nghiệm và trình độ. Tại các cơ sở giáo dục được công
nhận ở Australia, thời lượng dành cho hoạt động này với cấp Tiểu học thường là
80 giờ/ năm11.
Việc phân bổ thời lượng cho hoạt động ngoại khóa ở các trường học tùy
thuốc vào hoàn cảnh, điều kiện và sự linh động của từng trường. Ví dụ ở trường
Goldfields Baptist College12, chương trình ngoại khóa giành riêng cho học sinh
Tiểu học có tên là “Hoạt động sau giờ học” cung cấp cho học sinh ở độ tuổi này
tiếp cận với những môn thể thao và hoạt động thể chất sau giờ học. Học sinh
có khoảng 1 giờ sau giờ học để tham gia hoạt động này trong mơi trường an
tồn và có hỗ trợ cả tiệc trà trước khi tham gia.
g. Phương thức thực hiện việc tổ chức các hoạt động giáo dục
Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài trời thuộc sự quản lí bởi Hội đồng
hoạt động giáo dục ngoài trời Australia. Hội đồng này bao gồm các tổ chức
10
Nguồn: http://www.outdooreducationaustralia.org.au/curric.html
Nguồn: http://www.outdooreducationaustralia.org.au/guidelines.html
12
Nguồn: http://www.gbc.wa.edu.au/learning-pathways/extra-curricular/
11
17
thành viên đến từ các bang và một tổ chức liên bang là Tổ chức giáo dục ngoài
trời Australia. Mỗi bang sẽ chịu trách nhiệm riêng trong việc xây dựng, hướng
dẫn và giám sát các trường thực hiện hoạt động giáo dục ngoài trời cho học
sinh
Hội đồng giáo dục
ngoài trời
Tổ…
chức hoạt
động giáo dục
ngoài trời
TrAustralia
ường học
Hiệp hội giáo dục
ngoài trời bang Nam
Australia
Trường học
Hiệp hội giáo dục
ngồi trời bang
Vicroria
Trường học
h. Hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục
Hình thức tổ chức các nội dung hoạt động giáo dục được gợi ý và thực
hiện bởi các hiệp hội giáo dục ngoài trời ở từng bang. Ví dụ hình thức tổ chức
các hoạt động ngoài trời do Tổ chức giáo dục ngoài trời Australia đưa ra như
sau13:
Lớp 1-2
Lớp 3-4
Lớp 5-6
Các chủ
thực hành
đề Khám phá thơng
qua các chuyến
thực tế
Ví
dụ:
những
buổi dã ngoại cả
ngày và ăn trưa ở
công viên quốc
gia hoặc những
khu vực hoang sơ
khác. Ngủ ngoài
trường học hoặc
những hoạt động
bảo tồn như trồng
cây.
Kiến thức và kĩ Giới thiệu về tinh
năng sinh hoạt thần tự lực và tác
ngồi trời
động tối thiểu.
Ví dụ: ch̉n bị
thức
ăn
trưa,
tham gia hoạt
động nhóm và
tn theo một lộ
trình cho hoạt
động ngồi trời.
Khám phá thơng
qua các chuyến
thực tế để phát
triển tính độc
lập
Ví dụ: cắm trại
qua đêm với các
vai trò và nhiệm
vụ bao hàm.
Hoạt động bảo
tồn như dọn cỏ
dại, loại bỏ rác.
Khám phá thơng
qua
các
hoạt
động ngồi trời.
Ví dụ: cắm trại
qua đêm với một
số đồ đạc có
trọng lượng nhẹ.
Giới thiệu về các
hoạt động thực tế
ngoài trời gắn với
nước và đất. Hoạt
động bảo tồn như
chăm sóc các loại
cây bản địa.
Giới thiệu về tinh
thần tự lực và tác
động tối thiểu cho
hoạt động cắm
trại gọn nhẹ.
Ví dụ: đóng gói
các trang bị cá
nhân cho việc
cắm trại dài ngày,
sống trong những
chỗ ở tạm thời
Giới thiệu về
tinh thần tự lực
và tác động tối
thiểu.
Ví dụ: hỗ trợ
việc chuẩn bị
thức ăn, sống
độc lập trong
khuôn khổ của
đợt cắm trại,
sinh hoạt ngoài
trời
Các kĩ năng Giới
thiệu
về Giới thiệu về các Giới thiệu về lãnh
động lực nhóm trách nhiệm cá hậu
quả
tự đạo
và lãnh đạo
nhân thông qua nhiên. Giới thiệu Ví dụ: các nhiệm
13
Nguồn: http://www.outdooreducationaustralia.org.au/curric.html
18
Các kiến thức
và kĩ năng cho
hoạt
động
ngoài trời
Lớp 1-2
Lớp 3-4
Lớp 5-6
các hoạt động
ngồi trời
Ví dụ: kiểm tra
những thứ cần
thiết để ăn và
thưởng thức hoạt
động ngoài trời,
trách nhiệm của
việc giao tiếp
về vai trị của
nhóm và trách
nhiệm
Ví dụ: Tác động
của việc ch̉n
bị tốt. Giới thiệu
về các vai trị
trong nhóm như
lãnh đạo (nhóm
trưởng);
người
tiền trạm, hoa
tiêu. Giới thiệu
về trách nhiệm
của các nhóm
như nhóm chuẩn
bị thức ăn.
Giới thiệu về
những tiện ích/
sự an ủi khi xa
nhà
Ví dụ: ngủ, vệ
sinh, lựa chọn
thực phẩm lành
mạnh cho cơ sở
cắm trại hoặc
các
kì nghỉ
ngồi trời qua
đêm.
Giới thiệu về
việc ra quyết
định tồn và
khám phá trong
mơi
trường
ngồi trời.
Ví dụ: bush an
tồn. Thời gian
với thiên nhiên
và cuộc sống, sự
phản hồi cảm
xúc
vụ lãnh đạo, vai
trò và phương
pháp hoạt động
nhóm có hiệu quả
trong suốt hoạt
động ngồi trời.
Giới thiệu về sự
tiện ích/ sự an ủi
khi hoạt động
ngồi trời
Ví dụ : ngày đi
bộ ăn trưa, các
nhu cầu về nước.
Đồ dùng hàng
ngày và các thiết
bị cần thiết.
An toàn khi ở Giới thiệu về mơi
ngồi trời
trường an tồn
trong mơi trường
ngồi trời.
Ví dụ: di chuyển
an tồn ra ngồi
trời. Mơi trường
nước khơng kiểm
sốt., hồ, sơng,
ao, đập nước.
Nhận thức về Sự phản ánh trên
mơi trường
kinh
nghiệm
ngồi trời. Cảm
xúc và sự phản
ứng
với
thiên
nhiên và trị chơi
ngồi trời.
Chiến lược ở
ngồi trời vào
ban đêm, những
phản ứng hay
những mối nguy
hiểm có thể cảm
nhận thực sự
Giới thiệu về sự tự
lực để cảm thấy
thoải mái khi ở
ngồi trời
Ví dụ: khu vui
chơi giải trí ở bãi
biển,
hồ
hoặc
sơng, tùy thuộc
vào địa điểm/ vị
trí của trường học.
Các kĩ năng hoạt
động liên quan.
Giới thiệu về đánh
giá các mối nguy
hiểm, và những
kiến thức về lợi
ích của thời gian
trong mơi trường
ngồi trời.
Ví dụ: an tồn ở
bãi biển, hồ và
sơng.
Sơ
cứu
ngồi trời và tự
quản lí. Vai trị
của người quản lí
đất đai trong sự
an toàn ngoài trời
Đọc về thời thiết
cho sự tiện lợi cá
nhân và thưởng
thức hoạt động
ngồi trời.
Ví dụ: điều tra
nhiệt
đơi
mơi
19
Lớp 1-2
Lớp 3-4
Ví dụ: quan sán Ví dụ: đi bộ lúc
thiên nhiên, khám hồng hơn, ban
phá với ranh giới. đêm, giới thiệu
về thiên văn
học, giới thiệu
về các mối nguy
hiểm trong mơi
trường tự nhiên
Quản lí mơi Tác động tối thiểu
trường, bảo tồn qua một chuyến
và văn hóa
tham quan đi bộ
và cải thiện mơi
trường
địa
phương
Ví dụ: giữ những
nhiệm vụ được
chỉ định, tham gia
làm
sạch
mơi
trường
địa
phương
Các chủ đề Tự nhiên như là
chính về sinh một người bạn
thái
Ví
dụ:
trải
nghiệm cảm giác
theo cách trải
nghiệm tự nhiên
của những người
thổ
dân
như
những
câu
chuyện
Tác
động
tối
thiểu qua hoạt
động cắm trại.
Nhận biết những
tác
động
và
chăm sóc các
lồi cây bụi khác
nhau
Ví dụ: tham gia
vào các dự án
bảo tồn tại khu
cắm trại
Con người là
một phần của tự
nhiên
Ví dụ: giới thiệu
về thức ăn và
nơi tạm trú. Giới
thiệu về sự thay
đổi hệ sinh thái
từ những hiện
tượng tự nhiên
và
không
tự
nhiên
Sức khỏe và Xác định không
hoạt
động gian mở và vui
ngồi trời
chơi
Ví dụ: chun
tham quan tới
vườn quốc gia lân
cận,
bãi
biển
hoặc rừng và xác
định các hoạt
động có thể tổ
chức ở đó
Tham gia vào
các hoạt động
giải trí ngồi trời
trong
khơng
gian mở
Ví dụ: giới thiệu
về
các
hoạt
động và trị chơi
địi hỏi ít hoặc
khơng
cần
những thiết bị
trong các khu
vực khơng gian
mở
Lớp 5-6
trường
địa
phương, gió và
lượng mưa cũng
như
lựa
chọn
quần áo và những
trang thiết bị phù
hợp. Quan sát
thực địa về thời
tiết và các dấu
hiệu của thời tiết
đã xảy ra
Tác động tối thiểu
vào các giống lồi
khơng thuộc bản
địa ở mơi trường
tự nhiên.
Ví dụ: dự án
khám phá những
tác động sinh thái
của thực và động
vật
được
giới
thiệu và cố gắng
để quản lí chúng
Con người và lịch
sử tự nhiên
Ví dụ: giới thiệu
về quan sát tự
nhiên và hệ sinh
thái như sử dụng
hướng dẫn khu
vực như những
nhà tự nhiên học.
Học tập cách của
thổ dân trong việc
chăm sóc tới tự
nhiên
Tìm hiểu về các
nguồn tài ngun
giải trí ngồi trời
Ví dụ: điều tra
cách để tham gia
vào các hoạt động
giải trí ngồi trời ở
địa phương và
những hỗ trợ cần
thiết như các câu
lạc bộ hoặc hoạt
động cộng đồng
20
Như vậy có thể nhận thấy nét chung trong hình thức tổ chức nội dung
hoạt động giáo dục ở các nước là được tổ chức dưới hình thức hoạt động của
các nhóm, câu lạc bộ, tham gia các hoạt động trải nghiệm, thực hành để phát
triển các kĩ năng cho học sinh, hình thành tính cách năng động, tích cực trong
các hoạt động tập thể, sinh hoạt hàng ngày. Những hình thức hoạt động trên
được thực hiện thơng qua phương pháp thực hành và trải nghiệm thực tế để
học sinh được tự mình khám phá, học hỏi bạn bè và phát triển cá nhân.
II. Vị trí, chức năng của h oạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương
trình giáo dục phổ thông mới
1. Hoạt động TNST thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo
dục (nghĩa hẹp)
Như chúng ta biết giáo dục phổ thông trang bị cho mỗi cá nhân sự đầy đủ
và toàn diện kiến thức của nhiều lĩnh vực và các kỹ năng thái độ sống cần có
để họ có thể bước vào cuộc sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục này
được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (nghĩa
hẹp). Gọi tên hai hoạt động nhưng thực chất chúng ln đi song song với nhau
bởi “trong dạy có giáo, trong giáo có dạy”, khơng có việc dạy học kiến thức nào
lại không đi với giáo dục phẩm chất con người; và cũng khơng có sự giáo dục
đạo đức con người nào lại khơng có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, đối với mỗi loại
nội dung tri thức và tùy theo mục tiêu giáo dục mà nội dung giáo dục được
chuyển tải nhiều hơn bằng con đường dạy học hay con đường giáo dục.
Giáo dục và Dạy học
HOẠTĐỘNGTRẢI
NGHIỆM SÁNGTẠO
HĐ Giáo
dục (nghĩa
hẹp, bộ
phận)
Giáo dục
(nghĩa
rộng, tổng
quát)
HĐ Dạy
học
Hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động có chủ
đích, có kế hoạch, do nhà giáo dục định hướng, thiết kế, tổ chức trong và ngoài
giờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục theo
nghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay các năng lực tâm lý
xã hội…
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giáo dục
(nghĩa hẹp) thực hiện các mục tiêu giáo dục trong các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể, sinh hoạt Đồn Đội… Trong chương trình
giáo dục phổ thơng mới, các mục tiêu của hoạt động giáo dục được thực hiện
chỉ trong một dạng hoạt động, đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Như vậy, căn cứ vào định nghĩa về hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các
chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành của Việt Nam, của một số các nước
khác như Anh, Mỹ và Hàn Quốc…; căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục và mục
tiêu, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đưa ra
21
khái niệm như sau: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó,
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh
được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình
cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực và tích luỹ kinh
nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Khái niệm này khẳng định vai trò chủ đạo của nhà giáo dục đối với hoạt
động này; tính tham gia trực tiếp, chủ động tích cực của học sinh; phạm vi các
chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm
chất và tiềm năng sáng tạo; và hoạt động là phương thức cơ bản của sự hình
thành và phát triển nhân cách con người.
2. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm sáng tạo
a. Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng
tạo rất đa dạng và mang tính tích
hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng
của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực
học tập và giáo dục như: giáo dục
đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục
kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,
giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể
chất, giáo dục lao động, giáo dục an
tồn giao thơng, giáo dục mơi
trường, giáo dục phòng chống ma
túy, giáo dục phòng chống HIV/AIDS
và tệ nạn xã hội, giáo dục các phẩm
chất người lao động, nhà nghiên
cứu… Điều này giúp cho các nội dung
giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu
cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống
một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
b. Hình thức học qua hoạt động trải nghiệm rất đa dạng
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau
như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch,
thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ
chức các ngày hội, các cơng trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật… Mỗi một
hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục
nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục
học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn,
khơng gị bó và khơ cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu,
nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt
động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự
sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo
của các hình thức tổ chức hoạt động.
c. Học qua trải nghiệm là q trình học tích cực và hiệu quả
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích
cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy
động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt
động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt
động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho
các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và
lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự
22
đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của
bạn bè… Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các
năng lực cần thiết.
d. Học qua trải nghiệm đòi hỏi khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Khác với hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm
sáng tạo có khả năng thu hút sự tham gia, phối hợp,
liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ
mơn, cán bộ Đồn, tổng phụ trách Đội, ban giám
hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa
phương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đồn thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các
nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những
người lao động tiêu biểu ở địa phương, những tổ
chức kinh tế… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng,
thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt
động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể
là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ
trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về
chun mơn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi
với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều
kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa
dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
e. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà các hình thức
học tập khác không thực hiện được
Lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội loài
người và thế giới xung quanh bằng nhiều con
đường khác nhau để phát triển nhân cách mình
là mục tiêu quan trọng của hoạt động học tập.
Tuy nhiên có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh
hội thơng qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ,
phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơ
thể trong không gian, niềm vui sướng hạnh
phúc… những điều này chỉ thực sự có được khi
học sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạng
trong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinh
nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà
trường không thể cung cấp thông qua các cơng thức hay định ḷt, định lý…
Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp
hình thành năng lực cho trẻ. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện đối với bất cứ
lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội… Học từ trải nghiệm
cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của
nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động
giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm.
3. Vị trí của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thông
Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộc
dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giúp học sinh vận
dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những
kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
23
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được chia làm hai giai đoạn với hai nhóm
mục tiêu như sau:
Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng
tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những
thói quen, kỹ năng sống… Thơng qua hoạt động trải nghiệm học sinh
được bước vào cuộc sống xã hội, được tham gia các đề án, dự án, các
hoạt động thiện nguyện, hoạt động lao động… cũng như tham gia các
loại hình câu lạc bộ khác nhau… Bằng hoạt động trải nghiệm của bản
thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ
chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh khơng những biết
cách tích cực hóa bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân
mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm
việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học
sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường, và chuẩn bị một
số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người cơng dân có
trách nhiệm.
Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình hoạt động
trải ngiệm sáng tạo được tổ chức gắn với nghề nghiệp tương lai chặt
chẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp phát triển mạnh hơn. Học
sinh sẽ được đánh giá về năng lực, hứng thú… và được tư vấn để lựa
chọn và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn này, chương trình có
tính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với các
ngành nghề khác nhau dưới các hình thức khác nhau.
4. So sánh hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo
So sánh môn học và hoạt động dạy học và chủ đề giáo dục và hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện
trong bảng sau:
Môn học và hoạt Chủ đề giáo dục và Hoạt động
Đặc trưng
động dạy học
trải nghiệm sáng tạo
Hình thành và phát Hình thành và phát triển những
triển hệ thống tri thức phẩm chất,
Mục
đích
khoa học, năng lực
chính
nhận thức và hành
động của học sinh.
tư tưởng, ý
– Kiến thức khoa học, phần chương, bài, có
chí, tình
nội dung gắn với các mối liên hệ lôgic chặt chẽ.
cảm, giá trị,
lĩnh vực chuyên môn.
kỹ năng sống – Được thiết kế thành
và những
các
năng lực
chung cần có
ở con người
trong xã hội
hiện đại.Nội
dung
Hình thức tổ – Đa dạng, có quy trình – Đa dạng, phong phú, mềm dẻo,
chứccầu mối chặt chẽ, hạn chế về linh hoạt, mở về không gian, thời
liên hệ chặt không gian, thời gian, gian, quy mô, đối tượng và số
chẽ
giữa- quy mô và đối tượng lượng,…
Kiến
thức tham gia,…
– Học sinh có nhiều cơ hội trải
thực tiễn gắn – Học sinh ít cơ hội trải nghiệm.
24
bó với đời
sống,
địa
phương,
cộng
đồng,
đất
nước,
mang
tính
tổng
hợp
nhiều
lĩnh
vực giáo dục,
nhiều
mơn
học; dễ vận
dụng
vào
thực tế.
các
chủ
điểm
– Được thiết
kế thành các
chủ điểm
mang tính
mở, khơng
u
Tương tác,
phương pháp
phụ huynh,
nhà
hoạt
động xã
hội, chính
quyền,
doanh
nghiệp,…).
Đặc
điểm
trải nghiệmĐa chiều.
– Học sinh tự
hoạt
động,
trải nghiệm
là chính.
nghiệm.
– Có nhiều lực lượng tham gia chỉ
– Người chỉ đạo, tổ chức đạo, tổ chức các hoạt động trải
hoạt động học tập chủ nghiệm với các mức độ khác nhau
yếu là giáo viên.
(giáo viên
– Chủ yếu là thầy – trò.
– Thầy chỉ đạo, hướng
dẫn, trị hoạt động là
chính.
Trải nghiệm như là Trải nghiệm vừa là đặc điểm vừa là
phương pháp dạy học phương thức của hoạt động nhằm
nhằm phát triển chủ hình thành chủ yếu năng
yếu năng lực trí tuệ.
– Nhấn mạnh đến năng – Nhấn mạnh đến kinh nghiệm,
lực tâm lý xã
lực tư duy.
năng lực thực hiện, tính trải
hội và phẩm
– Theo chuẩn chung.
nghiệm.
chất
nhân
– Thường đánh giá kết – Theo những yêu cầu riêng, mang
cách.Kiểm
quả đạt được bằng tính cá biệt hố, phân hoá.
tra, đánh giá
điểm số.
– Thường đánh giá kết quả
đạt được bằng nhận xét.
25
Hoạt động 2H oạt động 3H oạt động 4M odule 2 : Mục tiêu, nội dung chương trình, chiêu thức vàhình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoHoạt động 1H oạt động 2H oạt động 3M odule 3 : Đánh giá trong hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoHoạt động 1H oạt động 2H oạt động 3M odule 4 : Hỗ trợ thông tin trực tuyến trong tổ chức triển khai hoạtđộng trải nghiệm sáng tạoPHỤ LỤCDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC TỪ VIẾT TẮTTT10111213TỪ / CỤM TỪCâu lạc bộCông nghệ thông tinGiáo dụcGiáo dục ngồi giờ lên lớpGiáo dục cơng dânGiáo viênHọc sinhThể dục thể thaoTiểu họcTrung học cơ sởTrung học phổ thôngTrải nghiệm sáng tạoXã hộiVIẾT TẮTCLBCNTTGDGDNGLLGDCDGVHSTDTTTHTHCSTHPTTNSTXHMODULE 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀHOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠOMục tiêu : Học xong bài này, người học : Rút ra được bài học kinh nghiệm từ điều tra và nghiên cứu chương trìnhHĐTNST của những nước trên quốc tế. Phân biệt rõ trải nghiệm trong hoạt động giải trí dạyhọc và hoạt động giải trí giáo dục và những kiểu “ học điđôi với hành ” để thực thi tốt tiềm năng giáodục. Phân tích được thực chất của sáng tạo và pháttriển sự sáng tạo trong hoạt động giải trí trải nghiệmPhân tích được thực chất của năng lượng và cấutrúc của năng lượng, vai trò của hoạt động giải trí trongphát triển năng lượng. HOẠT ĐỘNG 1T ÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAMMục tiêu : – Học viên hiểu thêm về HĐTNST trong những chương trình GD của cácnước trên quốc tế từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Nước Ta. – Hiểu được vị trí của HĐTNST trong chương trình GD phổ thơng mới. Thời gian : 30 phútPhương pháp : Hoạt động bàn luận nhómDụng cụ : Giấy A4, bút dạ. Tiến hànhBước 1 : Đặt câu hỏi thảo luậnCâu hỏi 1 : Hoạt động TNST được tiến hành ở một số ít nước có gì chung và khácbiệt ? Câu hỏi 2 : Bạn học tập được gì từ việc điều tra và nghiên cứu những chương trình HĐTNSTnày ? Câu hỏi 3 : Vị trí và vai trị của HĐTNST trong chương trình phổ thơng mới nhưthế nào ? ——————————————————————————————— Bước 2 : Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng trách nhiệm ( 2 câuhỏi trên ). Chuẩn bị phương tiện đi lại thao tác nhóm. ———————————————————————————————- Bước 3 : Các nhóm thảo ḷn, san sẻ và trình diễn loại sản phẩm nhóm. ——————————————————————————————— Bước 4 : Một nhóm trình diễn loại sản phẩm. Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ trợ hoặc trình diễn những ý kiếnkhác biệt. ——————————————————————————————— Bước 5 : Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết hiệu quả làm việcTHÔNG TIN NGUỒNI. Hoạt động TNST trong chương trình giáo dục phổ thơng của một sốnước trên thế giới1. Hàn QuốcChương trình hoạt động giải trí giáo dục được đề cập trong chương trình quốcgia của Nước Hàn với tên gọi Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nội dung chươngtrình đề cập đến đặc thù, tiềm năng, nội dung và chiêu thức giảng dạy vàhọc tập. a. Tên gọiHoạt động trải nghiệm sáng tạo ( creative experiential activities ) b. Vị trí của hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình giáo dụcHoạt động trải nghiệm sáng tạo là một thành tố cấu thành nên chươngtrình cơ bản chung vương quốc ( cùng với mạng lưới hệ thống những môn học bắt buộc, những hoạtđộng tự chọn ) và được triển khai xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt độngngoại khóa tuy khơng phải là một môn học đơn thuần nhưng vẫn nằm trongkhuôn khổ của chương trình giáo dục chung vương quốc và có vai trị quan trọngtrong việc thực thi tiềm năng giáo dục. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giải trí ngoại khóa sau những giờ họctrên lớp, có mối quan hệ bổ trợ, tương hỗ cho hoạt động giải trí giảng dạy, đượcthực hiện nhằm mục đích tiềm năng giảng dạy ra những thế hệ nhân tài có định hướngtương lai với vừa đủ nhân cách và sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tíchcực những kỹ năng và kiến thức đã học vào trong thực tiễn, đồng thời biết san sẻ và quan tâmtới mọi người xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mangtính chất là những hoạt động giải trí tập thể trên niềm tin tự chủ cá thể, với sự nỗ lựcgiáo dục nhằm mục đích tăng trưởng năng lực sáng tạo và đậm cá tính riêng của mỗi cá nhântrong tập thể. Chương trình giáo dục trải nghiệmsáng tạo gồm có 4 nhóm hoạtđộng chính là hoạt động giải trí độc lập, hoạt động giải trí câu lạc bộ, hoạt độngtình nguyện và hoạt động giải trí địnhhướng. Về hoạt động giải trí đơn cử trongtừng nhóm, nhà trường hoàn toàn có thể lựachọn và tổ chức triển khai triển khai mộtcách linh động sao cho tương thích vớiđặc điểm của học viên, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện kèm theo xãhội của địa phương. Các nhóm hoạtđộng và nội dung được nói tới ở đâychỉ mang đặc thù tìm hiểu thêm, cáctrường hoàn toàn có thể lựa chọn và tập trunghực hiện những chương trình khác nếuthấy chương trình đó giàu tính sáng tạo hơn chương trình này. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở cấp tiểu học lấy trọng tâm là hìnhthành những thói quen hoạt động và sinh hoạt cơ bản, ni dưỡng ý thức, tư duy tập thểcho học viên, đồng thời phát hiện những năng lực, đậm cá tính của những em. Hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo ở cấp trung học cơ sở tập trung chuyên sâu tạo dựng cho học viên tháiđộ biết chung sống hòa hợp với mọi người trong hội đồng, biết tâm lý tớihướng đi trong tương lai của bản thân, đồng thời biết tự phát hiện và khẳngđịnh bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trung học phổ thông lấy trọng tâm là giúpđịnh hướng những nhu yếu phong phú của học viên theo hướng lành mạnh, hìnhthành mối quan hệ giữa người với người tổng lực hơn, biết tự lựa chọnhướng đi cho bản thân và tăng trưởng theo đúng thực chất của mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng những hoạt động giải trí thực tiễn mangtính tự chủ của học viên, vì thế nên tổ chức triển khai cho học viên và giáo viên cùngtham gia đàm đạo, nêu quan điểm hoặc tự học viên thiết kế xây dựng kế hoạch và phânchia việc làm. Tuy nhiên, việc xem xét tới những đặc trưng về văn hóa truyền thống, khíhậu của nhà trường và địa phương để triển khai một cách linh động, sáng tạovà sử dụng có hiệu suất cao thời hạn, những yếu tố nhân, vật lực cũng là rất quantrọng. c. Mục tiêuGiúp học viên tự nguyện tham gia vào những hoạt động giải trí trải nghiệm sángtạo nhằm mục đích tăng trưởng, nâng cao những năng lực và tiềm năng của bản thân, nuôidưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia những hoạt động giải trí chăm sóc chiasẻ tới những người xung quanh trên cở sở hiểu hơn về họ sẽ giúp khuynh hướng, hình thành cho những em ý thức hội đồng và những phẩm chất cao đẹp màmột người cơng dân quốc tế cần có. Học sinh tham gia vàocác hoạt động giải trí sáng tạo, độc lạ, qua đó, nidưỡng năng lượng ứng phómột cách tích cực với mơitrường đang dần biến đổivà thực thi vai trò củamột thành viên cấuthành nên xã hội. Học sinh tham gia mộtcách tự nguyện, thườngxuyên vào những hoạt độngcâu lạc bộ, qua đó, giúpphát huy theo hướng sáng tạo sởthích và năng lượng đặc biệt quan trọng của những em, đồng thời, nuôi dưỡng năng lựchợp tác, đoàn kết trong học tập và kiến thiết xây dựng một tác phong ln tìmtịi, sáng tạo. Giúp những em biết chăm sóc, san sẻ với hàng xóm láng giềng vànhững người những người xung quanh, hình thành thói quen sinh hoạtbảo vệ môi trường tự nhiên tự nhiên, và hơn thế nữa, giúp những em nhận ra giá trịcủa đời sống. Giúp những em phát hiện ra năng lượng, năng lực và sở trường thích nghi của bản thân, từ đó kiến thiết xây dựng truyền thống, cá tính riêng của mình, giúp những em biết lập kếhoạch và chuẩn bị sẵn sàng cho hướng đi tương lai của bản thân. d. Nội dung của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoNội dung của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo được đề cập trong chươngtrình vương quốc gồm có : hoạt động giải trí tự chủ, hoạt động giải trí câu lạc bộ, hoạt động giải trí tìnhnguyện, hoạt động giải trí khuynh hướng. Trong mỗi hoạt động giải trí có đề cập đến đặc thù vàcác hoạt động giải trí nhỏ. Cụ thể như sau : Nhóm hoạtTính chấtđộngHoạt độngHoạt động tự Nhà trường đẩy mạnhchủphát triển những hoạt độngtự chủ, lấy TT làcác em học viên ; học sinhhăng hái tham gia vào cáchoạt động giáo dục củanhà trường. Hoạt động thích ứng Hoạt động tự quản. Hoạt động tổ chức triển khai sựkiện. Hoạt động sáng tạo độcđáo … vvHoạtcâulạc bộđộng Học sinh tự nguyện thamgia vào những hoạt độngcâu lạc bộ để bồi dưỡngtinh thần đồn kết, hợptác ; phát huy sở trường thích nghi vànăng lực đặc biệt quan trọng của bảnthân. Hoạt độngHọc sinh tham gia vào cáctình nguyện hoạt động giải trí san sẻ quantâm tới hàng xóm lánggiềng và những ngườixung quanh, hoạt độngbảo vệ môi trường tự nhiên. Hoạt động học thuậtHoạt động VHNT.Hoạt động thể thaoHoạt động thực tậpsiêng năng. Hoạt động đồn hộithanh thiếu niên … vv Hoạt động tình nguyệntrong trường. Hoạt động tình nguyệnđịa phương. Hoạt động bảo vệ môitrường tự nhiên. Hoạt động chiến dịch … vvNhóm hoạtTính chấtđộngHoạt độngđịnh hướngHoạt độngThơng qua những hoạt độngphát triển bản thân phùhợp với năng lượng, đặcđiểm và sở trường thích nghi củamình, học viên sẽ tìm hiểuvà lên kế hoạch chohướng đi tương lai củamình. Hoạt động khám phábản thân Hoạt động tìm hiểuthơng tin về hướng pháttriển tương lai. Hoạt động lập kế hoạchcho xu thế tương lai Hoạt động trải nghiệm … vvHoạt động lậpkế hoạch chohướng đi tươnglai. Hoạt động trảTuy nhiên, văn bản chương trình cũng nhấn mạnh vấn đề những nội dung hoạt độngđưa ra trong chương trình đào tạo và giảng dạy này chỉ mang đặc thù tìm hiểu thêm, có thểtùy vào mức độ văn minh của học viên, đặc thù khu vực và thực tiễn của nhàtrường vv … mà lựa chọn và thực thi những nội dung thích hợp nhằm mục đích đạtđược tiềm năng. e. Kế hoạch giáo dục ( thời lượng ) Thời lượng dành cho hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo cấp Tiểu học đượcđề cập trong chương trình vương quốc như sau1LớpLớp 1L ớp 2L ớp 3L ớp 4L ớp 5L ớp 6T hờilượng ( giờ * ) 303434686868 * : với quy ước mỗi giờ học ở Tiểu học tương tự với 40 phútPhần tổ chức triển khai và tương hỗ của chương trình vương quốc cũng đưa ra 1 số ít lưuý so với thời lượng bài giảng cho những hoạt động giải trí ngoại khóa sáng tạo. Theo đó : Thời lượng bài dạy dành cho những hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo đượcnhà trường phân loại theo nhóm những hoạt động giải trí và dựa trên xem xét những nhucầu của học viên, đặc thù của nhà trường và địa phương, tuy nhiên tùy theocác tiến trình tăng trưởng của học viên, nhà trường hoàn toàn có thể lựa chọn nội dung vàlĩnh vực hoạt động giải trí phân theo cấp học, năm học và tập trung chuyên sâu vào triển khai nộidung đó. Số giờ hoạt động giải trí ngoại khóa hoàn toàn có thể được tăng lên nhiều hơn so với sốgiờ tiêu chuẩn tùy theo nhu yếu của nhà trường, đồng thời, việc quản trị thờigian cũng được triển khai một cách linh động bằng nhiều những phương pháp nhưtổng hợp, tập trung chuyên sâu … vvg. Phương thức thực thi việc tổ chức triển khai những hoạt động giải trí trải nghiệm sángtạoNguồn : chương trình vương quốc năm 2007, Bộ giáo dục Nước Hàn. Việc tổ chức triển khai những hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo được triển khai trực tiếpbởi nhà trường. Dựa trên những khuynh hướng từ chương trình vương quốc, nhu cầucủa học viên, đặc thù của nhà trường và địa phương, nhà trường xây dựngmột kế hoạch hoạt động giải trí ngoại khóa sáng tạo theo từng cấp học, năm học vàtập trung vào thực thi nội dung đó. Các sở giáo dục tỉnh, thành phố và địa phương sẽ tương hỗ nguồn nhân lựcnhư người chỉ huy, trợ lý … vv, cung ứng nguồn vật lực như tổng thể những trangthiết bị, tài liệu … vv, và những chương trình thiết yếu cho việc tổ chức triển khai những hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo ( tăng trưởng và phổ cập những tài liệu hướng dẫn và cácchương trình của hoạt động giải trí trong thực tiễn sáng tạo, cải tổ những khóa đào tạo và giảng dạy hàngnăm, quản lý và điều hành hoạt động giải trí của trường điều tra và nghiên cứu … vv ). h. Hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoĐược đề cập trong nội dung theo từng nhóm hoạt động giải trí trải nghiệm sángtạo. Nhìn chung, những hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo được tổ chức triển khai với những hìnhthức đa phong phú, nhiều mẫu mã, từ hoạt động giải trí tranh luận, tuyên truyền, trải nghiệmthực tế, tìm hiểu học thuật đến hội diễn khoa học, thẩm mỹ và nghệ thuật … Cụ thể như sau : Nhómhoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt độngđộngHoạt động tự ( 1 ) Hoạt động thích nghichủ Các hoạt động giải trí giúp những em thích nghi với môitrường mới sau khi nhập học, lên lớp, chuyểntrường … Các hoạt động giải trí giúp hình thành thói quen sinhhoạt cơ bản như trật tự xấp xỉ, lễ nghi, phéplịch sự, chúc mừng, tạo dựng mối quan hệ thânmật, thầy trò sát cánh … vv Các hoạt động giải trí tư vấn học tập, sức khỏe thể chất, tínhcách, bạn hữu … ( 2 ) Hoạt động tự quản Các hoạt động giải trí phân loại mỗi người 1 vị trí, mỗingười một bộ phận trong khoa, trong lớp. Các hoạt động giải trí bàn luận, chỉ huy tổ chức triển khai, cácbuổi đàm đạo, những buổi hội ý … vv ( 3 ) Hoạt động tổ chức triển khai sự kiện Các sự kiện như lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốtnghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng … vv Các buổi triển lãm, buổi trình làng, hội diễn khoahọc, nghệ thuật và thẩm mỹ, hội tranh tài, đại hội tranh tài … Các hoạt động giải trí nhìn nhận thể lực, kiểm tra thểhình, sức khỏe thể chất của cho học viên, đại hội thể dụcthể thao, hội tranh tài giao hữu, rèn luyện một đờisống hoạt động và sinh hoạt bảo đảm an toàn … vv Các hoạt động giải trí giảng dạy, học tập trong thực tiễn, dulịch khảo sát thực tiễn, tìm hiểu học thuật, tìmhiểu về di sản văn hóa truyền thống, chuyến đi mày mò đấtnước, trải nghiệm văn hóa truyền thống nước ngồi … vv ( 4 ) Hoạt động sáng tạo độc lạ Các hoạt động giải trí độc lạ, đặc trưng của từng họcsinh, từng lớp, từng khóa, từng trường và từngđịa phương … vvNhómđộnghoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt độngHoạt động câulạc bộHoạt động tìnhnguyệnCác hoạt động giải trí thừa kế, phát huy truyền thốngnhà trường … vv ( 1 ) Hoạt động học thuật Hội thoại bằng tiếng nước ngồi, nghiên cứukhoa học, tìm hiểu và khám phá, nghiên cứu và điều tra xã hội, nghiêncứu đa văn hóa … vv Phát minh, sử dụng hiệu suất cao máy tính, internet, báo chí truyền thông … vv ( 2 ) Hoạt động văn hóa truyền thống nghệ thuật và thẩm mỹ Văn nghệ, sáng tác, hội họa, điêu khắc, thưpháp, thẩm mỹ và nghệ thuật truyền thống cuội nguồn, nghệ thuật và thẩm mỹ hiệnđại … vv Thanh nhạc, nhạc cụ, nhạc kịch, ô pê ra … vv Diễn kịch, phim, phát thanh truyền hình, chụpảnh … vv ( 3 ) Hoạt động thể dục, thể thao Các mơn thể thao dùng bóng, điền kinh, lượn lờ bơi lội, thể dục nhịp điệu, cầu lông, trượt băng, đi bộ, cắm trại … vv Các trị chơi dân gian, mơn vật, Taekwondo, Taekkyon, võ thuật … vv ( 4 ) Hoạt động trong thực tiễn siêng năng Nấu ăn, thêu thùa, may vá, cắm hoa … vv Chăn nuôi, trồng trọt, tạo cảnh … vv Thiết kế, làm mộc, sản xuất rơ bốt … vv ( 5 ) Hoạt động đồn thể thanh niếu niên Liên đoàn hướng đạo ( scout ), liên đoàn nữhướng đạo ( girl scouts ), đoàn người trẻ tuổi, hộiliên hiệp người trẻ tuổi chữ thập đỏ, hướng đạosinh quốc tế, hướng đạo sinh hải dương … vv ( 1 ) Hoạt động tình nguyện trong nhà trường Giúp đỡ những bạn học kém, những bạn là ngườikhuyết tật, ốm yếu, bệnh tật, những bạn học sinhcon em mái ấm gia đình đa văn hóa … vv ( 2 ) Hoạt động tình nguyện tại địa phương Giúp đỡ cơng việc tại những cơng trình phúc lợi, cơng trình cơng cộng, bệnh viện, nơng thơn, làng chài, … vv Giúp đỡ những người nghèo khó xung quanh, làm những cơng việc mang đặc thù động viên, giúp sức tại những cơ nhi viện, viện dưỡng lão, bệnviện, doanh trại quân đội … vv Cứu hộ thiên tai, hợp tác quốc tế cứu hộ cứu nạn dân tịnạn … vv Hoạt động bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Tạo thiên nhiên và môi trường xanh, sạch, đẹp, bảo vệ tựNhómđộnghoạt Nội dung theo từng nhóm hoạt độngnhiên, hoạt động giải trí trồng cây gây rừng, tạo thóiquen hoạt động và sinh hoạt ít gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường …. vv Bảo vệ khu công trình công cộng, di sản văn hóa truyền thống .. vv ( 3 ) Hoạt động chiến dịch Các hoạt động giải trí chiến dịch về trật tự xã hội, chiến dịch bảo đảm an toàn giao thông vận tải, chiến dịch làmtrong sạch môi trường tự nhiên xung quanh trường học, chiến dịch bảo vệ thiên nhiên và môi trường, chiến dịch hiếnmáu, chiến dịch khắc phục những định kiến … vvHoạt động định ( 1 ) Hoạt động tò mò bản thânhướng Các hoạt động giải trí giúp hiểu về bản thân, tu dưỡng, tăng trưởng tâm hồn, mày mò phong thái cátính riêng không liên quan gì đến nhau của bản thân, hình thành giá trịquan, và tìm hiểu và khám phá những hướng đi khác nhau. ( 2 ) Hoạt động khám phá thơng tin cho hướng đi tươnglai Hoạt động tìm hiểu và khám phá thơng tin về học tập, thơngtin thi nguồn vào, khám phá thơng tin, tới thăm quanngơi trường đang hướng tới … vv Hoạt động khám phá thơng tin về cơng việc, tưcách và tiêu chuẩn lựa chọn của cơng ty mà mìnhhướng tới, đến thăm quan nơi thao tác, tìm hiểuvề đào tạo và giảng dạy học việc và xin việc … ( 3 ) Hoạt động lập kế hoạch cho hướng đi tương lai Các hoạt động giải trí tư vấn, hướng dẫn hướng nghiệp, lập kế hoạch cho hướng đi tương lai về học tậphoặc việc làm … vv ( 4 ) Hoạt động trải nghiệm thực tiễn cơng việc Hoạt động khám phá về quốc tế học tập và làmviệc, trải nghiêm trong thực tiễn việc làm … vvi. Đánh giá hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoVăn bản chương trình đề cập đến mục tiêu của hoạt động giải trí nhìn nhận vàquy trình lý giải tác dụng và nhìn nhận. Cụ thể là : a. Đánh giá để những hoạt động giải trí được tổ chức triển khai một cách hài hòa và hợp lý, tương thích vớiđiều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương, và tiềm năng giáo dục. b. Giải thích tác dụng và nhìn nhận theo trình tự như sau : thiết kế xây dựng tiềm năng, lựa chọn khâu nhìn nhận, sản xuất dụng cụ, triển khai nhìn nhận, giải quyết và xử lý kếtquả. 2. Trung Quốca. Tên gọiHoạt động thực tiễn tổng hợpb. Vị trí của Hoạt động thực tiễn tổng hợp trong chương trình giáo dụcSự nghiệp cơng nghiệp hố và văn minh hố Trung Quốc đang yên cầu giáodục phải đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng một lớp người “ có tình u Tổ quốc XHCN, cónăng lực thích ứng với đời sống xã hội, tham gia lao động xã hội và khôngngừng hấp thu tri thức mới ; có chí tiến thủ, ý thức sáng tạo cái mới, dũngcảm phấn đấu khó khăn ; có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm so với xã hội và phẩm chấttâm lí cá thể tốt đẹp ; có năng lượng phân biệt phải trái, xấu đẹp, thiện ác, 10 chống lại tư tưởng sai lầm đáng tiếc và phương pháp hoạt động và sinh hoạt khơng tốt, … ”. Để thựchiện được tiềm năng đó thì phải mở màn từ việc tạo ra sự chuyển biến và đổimới tư tưởng, ý niệm giáo dục, khắc phục mơ thức giáo dục “ ứng thí ” đơnthuần chạy theo việc lên lớp đang sống sót trên thực tiễn, triển khai giáo dục tốchất. Tức là, phải kiên trì hướng tới toàn thể học viên, làm cho mỗi học sinhđều được tăng trưởng ; kiên trì tăng trưởng tồn diện năng lực của học viên, làm chohọc sinh tăng trưởng về những mặt : đức, trí, thể, mĩ, lao động ; kiên trì giáo dục kếthợp ngặt nghèo với trong thực tiễn tăng trưởng kinh tế tài chính và xã hội, làm cho học viên pháttriển theo hướng thích ứng với cơng cuộc thiết kế xây dựng văn minh vật chất và vănminh niềm tin ; kiên trì dạy học theo năng lượng, làm cho đậm chất ngầu và sở trườngcủa học viên tăng trưởng lành mạnh ; coi trọng địa vị chủ thể của học viên trongquá trình học tập, làm cho học viên tăng trưởng dữ thế chủ động, linh động và sinhđộng. Mục tiêu và nhu yếu như vậy không đồng ý cách dạy học phiến diện, chỉ thiên về truyền thụ tri thức văn hoá, khoa học, kĩ thuật, trái lại, đòi hỏicách dạy học mới trên cơ sở thiết kế xây dựng được một chương trình giáo dục qntriệt tồn diện mục tiêu giáo dục học song song với hành, nâng cao toàn diệnchất lượng giáo dục, đi sâu cải cách nghành nghề dịch vụ giáo dục và dạy học. Vì vậy, bêncạnh việc khơng ngừng hồn thiện chương trình mơn học theo hướng thúc đẩysự tăng trưởng hài hoà của học viên về những mặt : đức, trí, thể, mĩ, Trung Quốccũng đã thực sự bắt tay vào việc kiến thiết xây dựng chương trình hoạt động giải trí, coi hoạtđộng ngoài giờ lên lớp là bộ phận hữu cơ của chương trình, chứ khơng chỉ đơnthuần là hoạt động giải trí có đặc thù phụ trợ, tự nguyện của học viên. c. Mục tiêuMục tiêu của hoạt động giải trí thực tiễn tổng hợp chú trọng tính đồng đều vàtính độc lạ về sự tăng trưởng của học viên. Chương trình hoạt động giải trí chú trọngbồi dưỡng hứng thú, sở trường thích nghi, năng lượng sáng tạo và năng lực đặc biệt quan trọng của họcsinh, thế cho nên rất chú ý quan tâm đến tính độc lạ trong sự tăng trưởng của học viên, chophép học viên trong cùng một nhóm hứng thú, sở trường thích nghi có sự độc lạ trongsự tăng trưởng năng lượng. Ví dụ : cùng là trách nhiệm vẽ một bức tranh, nhưng dưới sự chỉ huy củagiáo viên, học viên giỏi hoàn toàn có thể trong 2 giờ, học viên khá hoàn toàn có thể vẽ trong 3 giờvà học viên yếu hơn hoàn toàn có thể vẽ trong 5 – 6 giờ. Điều này khác với chương trìnhmơn học ở chỗ, chương trình mơn học rất coi trọng sự đồng đều, tính thốngnhất trong sự tăng trưởng của học viên. d. Nội dung của chương trình hoạt động giải trí thực tiễn tổng hợpChương trình hoạt động giải trí được phong cách thiết kế dựa vào “ Kế hoạch chương trình “ do Bộ Giáo dục đào tạo thiết kế xây dựng và không cho nhu yếu của tiềm năng huấn luyện và đào tạo, thể hiệnhàm nghĩa thực chất và đặc thù của chương trình hoạt động giải trí và tương thích vớitình hình thực tiễn của từng trường của từng địa phương. Chương trình hoạtđộng hầu hết có hai loại chính, đó là chương trình hoạt động giải trí chung và chươngtrình hoạt động giải trí theo hứng thú. Chương trình hoạt động giải trí chung biểu lộ nhu yếu chung của nhà nước vàxã hội so với sự tăng trưởng sức khỏe thể chất và tâm hồn của học viên và gồm có cáchình thức như hoạt động và sinh hoạt lớp, hoạt động và sinh hoạt trường, thực tiễn xã hội và rèn luyệnthể dục liên tục. Chương trình hoạt động giải trí theo hứng thú được phong cách thiết kế nhằm mục đích thoả mãnnhu cầu khác nhau của thành viên học viên, tu dưỡng sở trường thích nghi và kĩ năng đặcbiệt của học viên và gồm có những hoạt động giải trí khoa học kĩ thuật, văn học, âmnhạc, mĩ thuật, thể thao, … Học sinh hoàn toàn có thể chọn một trong những hoạt độngđó. e. Kế hoạch giáo dục ( thời lượng ) 11T hời lượng tổ chức triển khai hoạt động giải trí thực tiễn xã hội là 1 tuần trong tổng số 52 tuần học. g. Hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dụcBao gồm 5 hình thức chính : – Loại hình thao tác trong thực tiễn. Mục đích là đổi khác đối tượng người dùng hoạt động giải trí, snág tạo thành quả vật chất, nâng cao năng lượng thao tác thực tiễn của học viên. Để đạt mục tiêu này, phải vận dụng những giải pháp như : trồng trọt, nuôi trồng, thay thế sửa chữa, chế tác, đan lát, thực nghiệm, … Phương pháp hướng dẫn của giáoviên đa phần là tương hỗ học viên phong cách thiết kế giải pháp, bắt tay vào triển khai, hướng dẫn học viên hiểu được đạo lí khoa học trong khi thao tác. – Loại hình sáng tác văn nghệ. Mục đích là thơng qua việc sáng tác cáctác phẩm văn nghệ để miêu tả tư tưởng, tình cảm của mình, nâng cao khảnăng sáng tác. Biện pháp hầu hết là : vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh, viết văn, … Phương pháp chỉ huy của giáo viên đa phần là hướng dẫn học viên quan sát, nghiên cứu và phân tích, sắp xếp ý tứ và luyện bút. – Loại hình đi dạo, màn biểu diễn. Mục đích là nâng cao năng lượng biểu diễnvăn nghệ và kĩ thuật tranh tài thể thao, đạt được hiệu suất cao rèn luyện tình cảm, tăng cường kĩ năng. Biện pháp đa phần là : đi dạo, ca hát, chơi đàn, nhảymúa, ngâm thơ và trình diễn, tranh tài thể dục thể thao. Phương pháp chỉ đạocủa giáo viên đa phần là chỉ ra những chỗ quan trọng nhất và màn biểu diễn luyện tậpthị phạm. – Loại hình nghiên cứu và điều tra, tìm hiểu. Mục đích là hướng dẫn học viên nhậnthức đúng đắn hiện tượng kỳ lạ xã hội và hiện tượng kỳ lạ tự nhiên, nâng cao năng lựcquan sát và nghiên cứu và phân tích yếu tố. Biện pháp hầu hết là : quan sát, tìm hiểu, thamquan, đo đạc, tra cứu tư liệu, viết báo cáo giải trình tìm hiểu, báo cáo giải trình nghiên cứu và điều tra. Phương pháp chỉ huy của giáo viên đa phần là tương hỗ học viên tích lũy tư liệuvà nghiên cứu và phân tích yếu tố. – Loại hình luận bàn, giao lưu. Mục đích là tu dưỡng niềm tin phê phánvà năng lượng tiếp thu, so sánh của học viên. Biện pháp đa phần là : toạ đàm, thuyết giảng, đàm đạo, biện luận, phản hồi điện ảnh, phản hồi tác phẩm, … Phương pháp chỉ huy của giáo viên hầu hết là giảng giải, tổ chức triển khai tranh luận. 3. Singaporea. Tên gọi – Hoạt động ngoại khóa ( Co-curricular activities hoặc extracurricular activities ) – Chương trình học tập năng động ( Programe for active learning ) trong đó baogồm hoạt động giải trí giáo dục ngoài trời ( outdoor education ) b. Vị trí của hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình giáo dụcHoạt động ngoại khóa và chương trình học tập năng động được khẳngđịnh là một “ thành phần cốt lõi của hàng loạt trải nghiệm ở nhà trường ” 2, cungcấp một nền tảng xác nhận cho việc học tập sẽ diễn ra. Nguồn : http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdf12c. Mục tiêuChương trình mới của Sungapore được thiết kế xây dựng theo xu thế pháttriển những năng lượng thế kỉ 21 cho học viên. Theo đó, tiềm năng của hoạt độngngoại khóa và chương trình học tập năng động nhằm mục đích tăng trưởng những năng lựccủa học viên, tích hợp cùng với việc giảng dạy những mơn học khác trong chươngtrình vương quốc để học viên đạt được những năng lượng cốt lõi của thế kỉ 21. Cụthể là3 : – Rèn luyện thân thể và những môn thể thao – mang lại thân thể cườngtráng, rèn luyện tinh thần đồng đội và tranh tài công minh cho học viên. – Truyền cho học viên những cảm nhận về sự tinh xảo và nhận thức về nềnvăn hoá phong phú và đa dạng, những di sản của xã hội đa sắc tộc. – Giúp học viên trở thành những công dân tốt trải qua việc bồi dưỡngcho học viên niềm tin vào bản thân, tính kiên cường, tính kỷ luật và tinh thầnhỗ trợ lẫn nhau. – Phát triển tổng lực những năng lượng xã hội và ý thức công dân, khả năngthích nghi với sự biến hóa của mơi trường. d. Nội dung của hoạt động giải trí giáo dục – Nội dung của hoạt động giải trí ngoại khóa gồm có học tập và hoạt động và sinh hoạt theo nhữnggiá trị đạo đức, tiếp thu và thực hành thực tế những kĩ năng mềm, hội nhập xã hội – chiasẻ và thông dụng kinh nghiệm tay nghề cho những đối tượng người dùng trẻ nhỏ khác nhau, nền tảng vàcác nhóm dân tộc bản địa. – Nội dung của chương trình học tập năng động sẽ cho học viên thời cơ được trảinghiệm : kinh nghiệm tay nghề trong tự nhiên, học tập tổng hợp một cách sáng tạo ; tạocơ hội cho trẻ nhỏ để tự tạo nên mẫu sản phẩm của mình ; phối hợp những giá trị giáodục và học tập xã hội, cảm hứng ; cung ứng thời cơ được chiêm ngưỡng và thưởng thức và vui tươi 4. e. Kế hoạch giáo dục ( thời lượng ) Thời lượng cho hoạt động giải trí ngoại khóa khơng pháp luật theo giờ ở từngnăm học. Đối với cấp Tiểu học, hoạt động giải trí ngoại khóa chỉ dành cho đối tượng người dùng từlớp 3 đến lớp 6 ( upper primary ) Chương trình học tập năng động dành cho đối tượng người tiêu dùng học viên lớp 1 và 2 cấp Tiểu học Nước Singapore lại phân chia thời lượng theo tuần 5. Theo đó, những chủ đề ( module ) được phong cách thiết kế trong chương trình này sẽ được tổ chức triển khai với thời lượng 7 đến 10 tuần, và mỗi tuần là hai giờ được thực thi kèm với thời hạn học tậpNguồn : http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdfNguồn : http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdfNguồn : http://www.nie.edu.sg/files/EPD%20Presentation%20@%20TE21%20Summit_%28final%29.pdf13chương trình mơn học : sẽ có 3-4 module được thực thi ở ngoài trường dànhcho những hoạt động giải trí thể thao và trị chơi, giáo dục ngồi trời và triển lãm nghệthuật. Thời lượng đơn cử tùy thuộc vào điều kiện kèm theo từng trường, từng năm học. Vídụ thời lượng giành cho chương trình học tập năng động ở trường Tiểu học ParkView năm 2013 như sau6g. Phương thức thực thi việc tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dụcCó một Ủy ban đảm nhiệm về hoạt động giải trí ngoại khóa thường trực Bộ giáo dụcSungapore chịu nghĩa vụ và trách nhiệm hàng loạt về việc chỉ huy triển khai hoạt động giải trí này ởcác nhà trường. Mỗi trường học lại có một hội đồng đảm nhiệm để chỉ huy, kiểmtra việc thực thi và đến những Câu lạc bộ, Hội, … h. Hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dụcHoạt động ngoại khóa : giành cho đối tượng người dùng từ lớp 3 đến lớp 6. Các em đượctham gia vào hai hoạt động giải trí là Nhóm đồng phục và nhóm trình diễn nghệ tḥtNhóm hoạt độngHoạt độngNhóm đồng phụcCác em tham gia tích cực vào những sự kiện quốcNguồn : http://www.parkviewpri.moe.edu.sg/cos/o.x?c=/wbn/pagetree&func=view&rid=105709314gia và biểu lộ sự nhận thức cũng như trântrọng với nền văn hóa truyền thống của những vương quốc khácthơng qua những cuộc thảo ḷn có giáo viênhướng dẫnNhóm trình diễn nghệ Các em hoàn toàn có thể đưa ra những yêu cầu về chủ đềthuậthoặc nọi dung của tác phẩm nghệ thuật và thẩm mỹ liênquan đến những yếu tố toàn thế giới và địa phươngChương trình học tập năng động được phong cách thiết kế theo những module ( nghệtḥt hình ảnh, hoạt động giải trí ngồi trời, trình diễn nghệ thuật và thẩm mỹ, game show và thểthao ) ; hoạt động giải trí trong từng module lại tùy thuộc vào chương trình nhà trường. Ví dụ về hình thức tổ chức triển khai 4 module trên ở với trường Tiểu học Park View nhưsau7 : ModuleHoạt độngNghệ thuật hình ảnhHọc sinh Tiểu học 1 sẽ được ra mắt về những điềucơ bản của vẽ phác thảo, những loại vật mẫu ; những kĩthuật đúng mực của màu và sắc tố trộn lẫn. Cácem cũng sẽ được thực hành thực tế và bộc lộ sự tự dosáng tạo. Học sinh Tiểu học 2 thì lại được thử thách trong việctưởng tượng và vẽ ra những động vật hoang dã biển. Học sinh cóthể bày tỏ tâm lý và sáng tạo độc đáo của mình thơng quacác hoạt động giải trí nhómHoạt động ngoài trờiHọc sinh sẽ tham gia hoạt động giải trí này qua 7 bài họcđược thiết kết1. Những cái gì đang sống trong khu vườn ? 2. Em là cái cây đang lớn3. Khu vườn của màu sắc4. Gói gém đồ vật cho dã ngoại5. Hành trình tới khu vườn hội đồng Pasir Ris. 6. Làm việc trong sự hịa hợp7. hành trình dài tới cơng viên HortTrình diễn nghệ tḥt Tiểu học 1 học về bài trình diễn RainbowTiểu học 2 học về bài trình diễn Big Band SwingTrị chơi và thể thaoCác hoạt động giải trí thể thao và game show như : cân đối, cuộn tròn, đá, ném, nhảy, game show Fiestai. Đánh giá hoạt động giải trí giáo dụcĐối với Nước Singapore, hoạt động giải trí nhìn nhận được khuynh hướng khá đơn cử, chitiết. Đánh giá hiệu suất cao của hoạt động giải trí ngoại khóa với học viên thơng qua hệthống xếp loại8Nguồn : http://www.parkviewpri.moe.edu.sg/cos/o.x?c=/wbn/pagetree&func=view&rid=1095977Nguồn : gfbgfb15Tuy nhiên cấp Tiểu học thì chỉ nhìn nhận chứ khơng tính điểm sau khi kếtthúc cấp học. 4. Australiaa. Tên gọi – Hoạt động ngoại khóa ( extracurricular activities ) – Hoạt động giáo dục ngồi trời ( outdoor education ) b. Vị trí của hoạt động giải trí giáo dục trong chương trình giáo dụcỞ nước Australia, hoạt động giải trí giáo dục ngoài trời ( outdoor education activities ) được coi là một mơn học trong chương trình giáo dục, triển khai xun suốt từbậc mẫu giáo đến hết lớp 12. Hoạt động giáo dục ngoài trời phối hợp mục tiêuhọc tập của những môn học khác như Giáo dục đào tạo sức khỏe thể chất và sức khỏe thể chất, Địa lí, Lịchsử, Khoa học, Tốn, Tiếng Anh và Nghệ thuật để học viên được tăng trưởng vềtinh thần tự lực, sự phụ thuộc vào lẫn nhau và sự chỉ huy, sự tăng trưởng của tinhthần phiêu lưu mạo hiểm, quản lí những rủi ro đáng tiếc cá thể, hành trình dài an tồntrong tự nhiên, … Bên cạnh đó, hoạt động giải trí ngoại khóa ( extracurricular activities ) là hoạtđộng được triển khai song song với những mơn học trong nhà trường. Học sinh cóthể lựa chọn để tham gia vào 1 số ít hoạt động giải trí ngoài chương trình giảng dạybắt buộc. Chúng được phong cách thiết kế để tương hỗ học tập và tăng trưởng. Tóm lại, hoạt động giải trí giáo dục hoàn toàn có thể được coi là một mơn học hoặc là hoạtđộng được thực thi song song với chương trình mơn học ở nhà trường nhưngln có một vị trí quan trọng trong việc tăng trưởng tồn diện học viên. c. Mục tiêuHoạt động giáo dục ngoài trời trong chương trình Australia 9 ( outdooreducation ) được hiểu là một mơn học nhà trường mà tập trung chuyên sâu vào việc học tậpcủa cá thể về bản thân, người khác và môi trường tự nhiên. Hoạt động giáo dục ngoàitrời tích hợp tiềm năng học tập của những môn học khác như Giáo dục đào tạo sức khỏe thể chất vàsức khỏe, Địa lí, Lịch sử, Khoa học, Tốn, Tiếng Anh và Nghệ thuật. Môn học này giảng dạy tốt nhất về niềm tin tự lực, sự nhờ vào lẫnnhau và sự chỉ huy, sự tăng trưởng của niềm tin phiêu lưu mạo hiểm, quản líNguồn : http://www.outdooreducationaustralia.org.au/oe_is.html16những rủi ro đáng tiếc cá thể, hành trình dài an tồn trong tự nhiên, giá trị của hoạt độnggiải trí ngồi trời để chiêm ngưỡng và thưởng thức, sức khỏe thể chất và hành phúc, hiểu biết về tự nhiênthông qua những kinh nghiệm tay nghề trực tiếp và học tập, và cho sự tăng trưởng nhữngmối quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách thâm thúy hơn. Bên cạnh đó, việc giảng dạy hoạt động giải trí ngồi trời còn được coi là duynhất để phân phối hàng loạt những tiềm năng học tập của Giáo dục đào tạo sức khỏe thể chất vàthể chất bởi : Cung cấp những liên hệ cá thể trực tiếp với tự nhiên ( ngoài trời ) – theocách mà thôi thúc việc chiêm ngưỡng và thưởng thức những hoạt động giải trí ngoài trời và tự nhiên. Sựthưởng thức này hoàn toàn có thể là cơ sở cho hoạt động giải trí đi dạo vui chơi ngồi trời thơngqua tuổi thọ. Phát triển năng lượng và quản lí quan tồn ngoài trời – cho toàn bộ người dânÚc và đặc biệt quan trọng hoàn toàn có thể tương quan so với những người trong mơi trường đơ thịhoặc sinh ra ở nước ngồi. Tạo điều kiện kèm theo cho quan điểm xã hội quan trọng dựa trên mối quan hệ conngười với tự nhiên – trải qua việc phân phối những trải nghiệm sống ngoài trờithay thế, giúp học viên phản ánh lại trên những góc nhìn của đời sống hàngngày. d. Nội dung của hoạt động giải trí giáo dụcViệc xác lập nội dung của hoạt động giải trí giáo dục ngoài trời dựa trên cơ sởđặc điểm của trẻ trong mối quan hệ với hoạt động giải trí ngoài trời. Nội dung chuỗihoạt động ngoài trời ở cấp Tiểu học nước Australia được đề cập như sau10 : – Các chủ đề thực hành thực tế : mày mò trải qua những chuyến trong thực tiễn – Kiến thức và kĩ năng : – Các kĩ năng động lực nhóm và chỉ huy – Các kỹ năng và kiến thức và kĩ năng cho hoạt động giải trí ngoài trời. – An toàn khi ở ngoài trời. – Nhận thức về mơi trường – Quản lí mơi trường, bảo tồn và văn hóa truyền thống – Các chủ đề chính về sinh tháiNhững nội dung / chủ đề học tập nêu trên là cơ sở nền tảng để đưa ra nhữnghình thức và giải pháp tổ chức triển khai hoạt động giải trí giáo dục cho tương thích. e. Kế hoạch giáo dục ( thời lượng ) Thời lượng cho hoạt động giải trí giáo dục ngoài trời được phân chia linh động tùytừng cơ sở giáo dục và dưới sự hướng dẫn của một giáo viên Hoạt động giáodục ngồi trời có kinh nghiệm tay nghề và trình độ. Tại những cơ sở giáo dục được côngnhận ở nước Australia, thời lượng dành cho hoạt động giải trí này với cấp Tiểu học thường là80 giờ / năm11. Việc phân chia thời lượng cho hoạt động giải trí ngoại khóa ở những trường học tùythuốc vào thực trạng, điều kiện kèm theo và sự linh động của từng trường. Ví dụ ở trườngGoldfields Baptist College12, chương trình ngoại khóa giành riêng cho học sinhTiểu học có tên là “ Hoạt động sau giờ học ” cung ứng cho học viên ở độ tuổi nàytiếp cận với những môn thể thao và hoạt động giải trí sức khỏe thể chất sau giờ học. Học sinhcó khoảng chừng 1 giờ sau giờ học để tham gia hoạt động giải trí này trong mơi trường antồn và có tương hỗ cả tiệc trà trước khi tham gia. g. Phương thức triển khai việc tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dụcViệc thực thi hoạt động giải trí giáo dục ngoài trời thuộc sự quản lí bởi Hội đồnghoạt động giáo dục ngoài trời nước Australia. Hội đồng này gồm có những tổ chức10Nguồn : http://www.outdooreducationaustralia.org.au/curric.htmlNguồn : http://www.outdooreducationaustralia.org.au/guidelines.html12Nguồn : http://www.gbc.wa.edu.au/learning-pathways/extra-curricular/1117thành viên đến từ những bang và một tổ chức triển khai liên bang là Tổ chức giáo dục ngoàitrời nước Australia. Mỗi bang sẽ chịu nghĩa vụ và trách nhiệm riêng trong việc thiết kế xây dựng, hướngdẫn và giám sát những trường thực thi hoạt động giải trí giáo dục ngoài trời cho họcsinhHội đồng giáo dụcngoài trờiTổ … chức hoạtđộng giáo dụcngoài trờiTrAustraliaường họcHiệp hội giáo dụcngoài trời bang NamAustraliaTrường họcHiệp hội giáo dụcngồi trời bangVicroriaTrường họch. Hình thức tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dụcHình thức tổ chức triển khai những nội dung hoạt động giải trí giáo dục được gợi ý và thựchiện bởi những hiệp hội giáo dục ngoài trời ở từng bang. Ví dụ hình thức tổ chứccác hoạt động giải trí ngoài trời do Tổ chức giáo dục ngoài trời nước Australia đưa ra nhưsau13 : Lớp 1-2 Lớp 3-4 Lớp 5-6 Các chủthực hànhđề Khám phá thơngqua những chuyếnthực tếVídụ : nhữngbuổi dã ngoại cảngày và ăn trưa ởcông viên quốcgia hoặc nhữngkhu vực hoang sơkhác. Ngủ ngoàitrường học hoặcnhững hoạt độngbảo tồn như trồngcây. Kiến thức và kĩ Giới thiệu về tinhnăng hoạt động và sinh hoạt thần tự lực và tácngồi trờiđộng tối thiểu. Ví dụ : ch ̉ n bịthứcăntrưa, tham gia hoạtđộng nhóm vàtn theo một lộtrình cho hoạtđộng ngồi trời. Khám phá thơngqua những chuyếnthực tế để pháttriển tính độclậpVí dụ : cắm trạiqua đêm với cácvai trò và nhiệmvụ bao hàm. Hoạt động bảotồn như dọn cỏdại, vô hiệu rác. Khám phá thơngquacáchoạtđộng ngồi trời. Ví dụ : cắm trạiqua đêm với mộtsố đồ vật cótrọng lượng nhẹ. Giới thiệu về cáchoạt động thực tếngoài trời gắn vớinước và đất. Hoạtđộng bảo tồn nhưchăm sóc những loạicây địa phương. Giới thiệu về tinhthần tự lực và tácđộng tối thiểu chohoạt động cắmtrại gọn nhẹ. Ví dụ : đóng góicác trang bị cánhân cho việccắm trại dài ngày, sống trong nhữngchỗ ở tạm thờiGiới thiệu vềtinh thần tự lựcvà tác động ảnh hưởng tốithiểu. Ví dụ : hỗ trợviệc chuẩn bịthức ăn, sốngđộc lập trongkhuôn khổ củađợt cắm trại, hoạt động và sinh hoạt ngoàitrờiCác kĩ năng Giớithiệuvề Giới thiệu về những Giới thiệu về lãnhđộng lực nhóm nghĩa vụ và trách nhiệm cá hậuquảtự đạovà lãnh đạonhân trải qua nhiên. Giới thiệu Ví dụ : những nhiệm13Nguồn : http://www.outdooreducationaustralia.org.au/curric.html18Các kiến thứcvà kĩ năng chohoạtđộngngoài trờiLớp 1-2 Lớp 3-4 Lớp 5-6 những hoạt độngngồi trờiVí dụ : kiểm tranhững thứ cầnthiết để ăn vàthưởng thức hoạtđộng ngoài trời, nghĩa vụ và trách nhiệm củaviệc giao tiếpvề vai trị củanhóm và tráchnhiệmVí dụ : Tác độngcủa việc ch ̉ nbị tốt. Giới thiệuvề những vai trịtrong nhóm nhưlãnh đạo ( nhómtrưởng ) ; ngườitiền trạm, hoatiêu. Giới thiệuvề trách nhiệmcủa những nhómnhư nhóm chuẩnbị thức ăn. Giới thiệu vềnhững tiện ích / sự an ủi khi xanhàVí dụ : ngủ, vệsinh, lựa chọnthực phẩm lànhmạnh cho cơ sởcắm trại hoặccáckì nghỉngồi trời quađêm. Giới thiệu vềviệc ra quyếtđịnh tồn vàkhám phá trongmơitrườngngồi trời. Ví dụ : bush antồn. Thời gianvới thiên nhiênvà đời sống, sựphản hồi cảmxúcvụ chỉ huy, vaitrò và phươngpháp hoạt độngnhóm có hiệu quảtrong suốt hoạtđộng ngồi trời. Giới thiệu về sựtiện ích / sự an ủikhi hoạt độngngồi trờiVí dụ : ngày đibộ ăn trưa, cácnhu cầu về nước. Đồ dùng hàngngày và những thiếtbị thiết yếu. An toàn khi ở Giới thiệu về mơingồi trờitrường an tồntrong mơi trườngngồi trời. Ví dụ : di chuyểnan tồn ra ngồitrời. Mơi trườngnước khơng kiểmsốt., hồ, sơng, ao, đập nước. Nhận thức về Sự phản ánh trênmơi trườngkinhnghiệmngồi trời. Cảmxúc và sự phảnứngvớithiênnhiên và trị chơingồi trời. Chiến lược ởngồi trời vàoban đêm, nhữngphản ứng haynhững mối nguyhiểm hoàn toàn có thể cảmnhận thực sựGiới thiệu về sự tựlực để cảm thấythoải mái khi ởngồi trờiVí dụ : khu vuichơi vui chơi ở bãibiển, hồhoặcsơng, tùy thuộcvào khu vực / vịtrí của trường học. Các kĩ năng hoạtđộng tương quan. Giới thiệu về đánhgiá những mối nguyhiểm, và nhữngkiến thức về lợiích của thời giantrong mơi trườngngồi trời. Ví dụ : an tồn ởbãi biển, hồ vàsơng. Sơcứungồi trời và tựquản lí. Vai trịcủa người quản líđất đai trong sựan toàn ngoài trờiĐọc về thời thiếtcho sự tiện nghi cánhân và thưởngthức hoạt độngngồi trời. Ví dụ : điều tranhiệtđơimơi19Lớp 1-2 Lớp 3-4 Ví dụ : quan sán Ví dụ : đi bộ lúcthiên nhiên, khám hồng hơn, banphá với ranh giới. đêm, giới thiệuvề thiên vănhọc, giới thiệuvề những mối nguyhiểm trong mơitrường tự nhiênQuản lí mơi Tác động tối thiểutrường, bảo tồn qua một chuyếnvà văn hóatham quan đi bộvà cải tổ mơitrườngđịaphươngVí dụ : giữ nhữngnhiệm vụ đượcchỉ định, tham gialàmsạchmơitrườngđịaphươngCác chủ đề Tự nhiên như làchính về sinh một người bạntháiVídụ : trảinghiệm cảm giáctheo cách trảinghiệm tự nhiêncủa những ngườithổdânnhưnhữngcâuchuyệnTácđộngtốithiểu qua hoạtđộng cắm trại. Nhận biết nhữngtácđộngvàchăm sóc cáclồi cây bụi khácnhauVí dụ : tham giavào những dự ánbảo sống sót khucắm trạiCon người làmột phần của tựnhiênVí dụ : giới thiệuvề thức ăn vànơi tạm trú. Giớithiệu về sự thayđổi hệ sinh tháitừ những hiệntượng tự nhiênvàkhôngtựnhiênSức khỏe và Xác định khônghoạtđộng gian mở và vuingồi trờichơiVí dụ : chuntham quan tớivườn vương quốc lâncận, bãibiểnhoặc rừng và xácđịnh những hoạtđộng hoàn toàn có thể tổchức ở đóTham gia vàocác hoạt độnggiải trí ngồi trờitrongkhơnggian mởVí dụ : giới thiệuvềcáchoạtđộng và trị chơiđịi hỏi ít hoặckhơngcầnnhững thiết bịtrong những khuvực khơng gianmởLớp 5-6 trườngđịaphương, gió vàlượng mưa cũngnhưlựachọnquần áo và nhữngtrang thiết bị phùhợp. Quan sátthực địa về thờitiết và những dấuhiệu của thời tiếtđã xảy raTác động tối thiểuvào những giống lồikhơng thuộc bảnđịa ở mơi trườngtự nhiên. Ví dụ : dự ánkhám phá nhữngtác động sinh tháicủa thực và độngvậtđượcgiớithiệu và cố gắngđể quản lí chúngCon người và lịchsử tự nhiênVí dụ : giới thiệuvề quan sát tựnhiên và hệ sinhthái như sử dụnghướng dẫn khuvực như nhữngnhà tự nhiên học. Học tập cách củathổ dân trong việcchăm sóc tới tựnhiênTìm hiểu về cácnguồn tài ngungiải trí ngồi trờiVí dụ : điều tracách để tham giavào những hoạt độnggiải trí ngồi trời ởđịa phương vànhững tương hỗ cầnthiết như những câulạc bộ hoặc hoạtđộng cộng đồng20Như vậy hoàn toàn có thể nhận thấy nét chung trong hình thức tổ chức triển khai nội dunghoạt động giáo dục ở những nước là được tổ chức triển khai dưới hình thức hoạt động giải trí củacác nhóm, câu lạc bộ, tham gia những hoạt động giải trí trải nghiệm, thực hành thực tế để pháttriển những kĩ năng cho học viên, hình thành tính cách năng động, tích cực trongcác hoạt động giải trí tập thể, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Những hình thức hoạt động giải trí trênđược thực thi thơng qua chiêu thức thực hành thực tế và trải nghiệm thực tiễn đểhọc sinh được tự mình tò mò, học hỏi bè bạn và tăng trưởng cá thể. II. Vị trí, công dụng của h oạt động trải nghiệm sáng tạo trong chươngtrình giáo dục phổ thông mới1. Hoạt động TNST triển khai những tiềm năng của hoạt động giải trí giáodục ( nghĩa hẹp ) Như tất cả chúng ta biết giáo dục phổ thông trang bị cho mỗi cá nhân sự đầy đủvà tổng lực kỹ năng và kiến thức của nhiều nghành nghề dịch vụ và những kỹ năng và kiến thức thái độ sống cần cóđể họ hoàn toàn có thể bước vào đời sống xã hội sau này. Những nội dung giáo dục nàyđược thực thi trải qua những hoạt động giải trí dạy học và hoạt động giải trí giáo dục ( nghĩahẹp ). Gọi tên hai hoạt động giải trí nhưng thực ra chúng ln đi song song với nhaubởi “ trong dạy có giáo, trong giáo có dạy ”, khơng có việc dạy học kỹ năng và kiến thức nàolại không đi với giáo dục phẩm chất con người ; và cũng khơng có sự giáo dụcđạo đức con người nào lại khơng có sự dạy trong đó. Tuy nhiên, so với mỗi loạinội dung tri thức và tùy theo tiềm năng giáo dục mà nội dung giáo dục đượcchuyển tải nhiều hơn bằng con đường dạy học hay con đường giáo dục. Giáo dục và Dạy họcHOẠTĐỘNGTRẢINGHIỆM SÁNGTẠOHĐ Giáodục ( nghĩahẹp, bộphận ) Giáo dục đào tạo ( nghĩarộng, tổngquát ) HĐ DạyhọcHoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp được hiểu là những hoạt động giải trí có chủđích, có kế hoạch, do nhà giáo dục xu thế, phong cách thiết kế, tổ chức triển khai trong và ngoàigiờ học, trong và ngoài nhà trường nhằm mục đích triển khai tiềm năng giáo dục theonghĩa hẹp, hình thành ý thức, phẩm chất, giá trị sống, hay những năng lượng tâm lýxã hội … Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, hoạt động giải trí giáo dục ( nghĩa hẹp ) triển khai những tiềm năng giáo dục trong những hoạt động giải trí giáo dụcngoài giờ lên lớp, hoạt động giải trí tập thể, hoạt động và sinh hoạt Đồn Đội … Trong chương trìnhgiáo dục phổ thơng mới, những tiềm năng của hoạt động giải trí giáo dục được thực hiệnchỉ trong một dạng hoạt động giải trí, đó là hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo. Như vậy, địa thế căn cứ vào định nghĩa về hoạt động giải trí ngoài giờ lên lớp trong cácchương trình giáo dục phổ thơng hiện hành của Nước Ta, của một số ít những nướckhác như Anh, Mỹ và Nước Hàn … ; địa thế căn cứ vào nhu yếu thay đổi giáo dục và mụctiêu, tính năng trách nhiệm của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo, chúng tôi đưa ra21khái niệm như sau : Hoạt động TNST là hoạt động giải trí giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức triển khai của nhà giáo dục, từng cá thể học sinhđược trực tiếp hoạt động giải trí thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hộidưới sự hướng dẫn và tổ chức triển khai của nhà giáo dục, qua đó tăng trưởng tìnhcảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, những năng lượng và tích luỹ kinhnghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá thể. Khái niệm này khẳng định chắc chắn vai trò chủ yếu của nhà giáo dục so với hoạtđộng này ; tính tham gia trực tiếp, dữ thế chủ động tích cực của học viên ; khoanh vùng phạm vi cácchủ đề hay nội dung hoạt động giải trí và tác dụng đầu ra là năng lượng thực tiễn, phẩmchất và tiềm năng sáng tạo ; và hoạt động giải trí là phương pháp cơ bản của sự hìnhthành và tăng trưởng nhân cách con người. 2. Đặc điểm của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoa. Nội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợpNội dung hoạt động giải trí trải nghiệm sángtạo rất phong phú và mang tính tíchhợp, tổng hợp kiến thức và kỹ năng, kĩ năngcủa nhiều môn học, nhiều lĩnh vựchọc tập và giáo dục như : giáo dụcđạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dụckĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thểchất, giáo dục lao động, giáo dục antồn giao thơng, giáo dục mơitrường, giáo dục phòng chống matúy, giáo dục phòng chống HIV / AIDSvà tệ nạn xã hội, giáo dục những phẩmchất người lao động, nhà nghiêncứu … Điều này giúp cho những nội dunggiáo dục thiết thực hơn, thân mật với đời sống trong thực tiễn hơn, cung ứng được nhucầu hoạt động giải trí của HS, giúp những em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sốngmột cách thuận tiện, thuận tiện hơn. b. Hình thức học qua hoạt động giải trí trải nghiệm rất đa dạngHoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức khác nhaunhư game show, hội thi, forum, giao lưu, du lịch thăm quan du lịch, sân khấu hóa ( kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia, … ), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổchức những ngày hội, những cơng trình nghiên cứu và điều tra khoa học kỹ thuật … Mỗi mộthình thức hoạt động giải trí trên đều tiềm tàng trong nó những năng lực giáo dụcnhất định. Nhờ những hình thức tổ chức triển khai phong phú, đa dạng và phong phú mà việc giáo dụchọc sinh được thực thi một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, mê hoặc, khơng gị bó và khơ cứng, tương thích với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu yếu, nguyện vọng của học viên. Trong quy trình phong cách thiết kế, tổ chức triển khai, nhìn nhận những hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học viên đều có thời cơ biểu lộ sựsáng tạo, dữ thế chủ động, linh động của mình, làm tăng thêm tính mê hoặc, độc đáocủa những hình thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí. c. Học qua trải nghiệm là q trình học tích cực và hiệu quảHoạt động trải nghiệm sáng tạo tạo thời cơ cho học viên phát huy tính tíchcực, dữ thế chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học viên. Nó có năng lực huyđộng sự tham gia tích cực của học viên vào tổng thể những khâu của quy trình hoạtđộng : từ phong cách thiết kế hoạt động giải trí đến chuẩn bị sẵn sàng, triển khai và nhìn nhận hiệu quả hoạtđộng tương thích với đặc thù lứa tuổi và năng lực của bản thân ; tạo thời cơ chocác em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo ; được nhìn nhận vàlựa chọn ý tưởng sáng tạo hoạt động giải trí, được bộc lộ, tự chứng minh và khẳng định bản thân, được tự22đánh giá và nhìn nhận hiệu quả hoạt động giải trí của bản thân, của nhóm mình và củabạn bè … Từ đó hình thành và tăng trưởng cho những em những giá trị sống và cácnăng lực thiết yếu. d. Học qua trải nghiệm yên cầu năng lực phối hợp, link nhiều lựclượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngKhác với hoạt động giải trí dạy học, hoạt động giải trí trải nghiệmsáng tạo có năng lực lôi cuốn sự tham gia, phối hợp, link nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường như : Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộmơn, cán bộ Đồn, tổng đảm nhiệm Đội, ban giámhiệu nhà trường, cha mẹ học viên, chính quyền sở tại địaphương, hội khuyến học, hội phụ nữ, đồn thanhniên cộng sản Hồ Chí Minh, hội cựu chiến binh, cáccơ quan, tổ chức triển khai, doanh nghiệp ở địa phương, cácnhà hoạt động giải trí xã hội, những nghệ nhân, nhữngngười lao động tiêu biểu vượt trội ở địa phương, những tổchức kinh tế tài chính … Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, đặc thù từng hoạtđộng mà sự tham gia của những lực lượng hoàn toàn có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp ; có thểlà chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp ; hoàn toàn có thể về những mặt khác nhau ( hoàn toàn có thể hỗtrợ về kinh phí đầu tư, phương tiện đi lại, khu vực tổ chức triển khai hoạt động giải trí hoặc góp phần vềchun mơn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về ý thức ). Do vậy, hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo tạo điều kiện kèm theo cho học viên được học tập, tiếp xúc rộng rãivới nhiều lực lượng giáo dục ; được lĩnh hội những nội dung giáo dục qua nhiềukênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đadạng, mê hoặc và chất lượng, hiệu suất cao của hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạo. e. Học qua trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm tay nghề mà những hình thứchọc tập khác không thực thi đượcLĩnh hội kinh nghiệm tay nghề lịch sử dân tộc xã hội loàingười và quốc tế xung quanh bằng nhiều conđường khác nhau để tăng trưởng nhân cách mìnhlà tiềm năng quan trọng của hoạt động giải trí học tập. Tuy nhiên có những kinh nghiệm tay nghề chỉ hoàn toàn có thể lĩnhhội thơng qua trải nghiệm thực tiễn. Thí dụ, phân biệt mùi vị, cảm thụ âm nhạc, tư thế cơthể trong khoảng trống, niềm vui sướng hạnhphúc … những điều này chỉ thực sự có được khihọc sinh được trải nghiệm với chúng. Sự đa dạngtrong trải nghiệm sẽ mang lại cho học sinhnhiều vốn sống kinh nghiệm tay nghề đa dạng chủng loại mà nhàtrường không hề cung ứng trải qua những cơng thức hay định ḷt, định lý … Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương pháp học hiệu quả, nó giúphình thành năng lượng cho trẻ. Học từ trải nghiệm hoàn toàn có thể thực thi so với bất cứlĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế tài chính, xã hội … Học từ trải nghiệmcũng cần được thực thi có tổ chức triển khai, có hướng dẫn theo tiến trình nhất định củanhà giáo dục thì hiệu suất cao của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt độnggiáo dục nhân cách học viên chỉ hoàn toàn có thể tổ chức triển khai qua trải nghiệm. 3. Vị trí của HĐTNST trong chương trình giáo dục phổ thôngHoạt động Trải nghiệm sáng tạo được xếp vào nội dung tự chọn bắt buộcdành cho toàn bộ học viên từ lớp 1 đến lớp 12, là hoạt động giải trí giúp học viên vậndụng những tri thức, kiến thức và kỹ năng, kĩ năng, thái độ đã học từ nhà trường và nhữngkinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn đời sống một cách sáng tạo. 23H oạt động trải nghiệm sáng tạo được chia làm hai quy trình tiến độ với hai nhómmục tiêu như sau : Ở quá trình giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động giải trí trải nghiệm sángtạo tập trung chuyên sâu vào việc hình thành những phẩm chất nhân cách, nhữngthói quen, kỹ năng và kiến thức sống … Thơng qua hoạt động giải trí trải nghiệm học sinhđược bước vào đời sống xã hội, được tham gia những đề án, dự án Bất Động Sản, cáchoạt động thiện nguyện, hoạt động giải trí lao động … cũng như tham gia cácloại hình câu lạc bộ khác nhau … Bằng hoạt động giải trí trải nghiệm của bảnthân, mỗi học viên vừa là người tham gia, vừa là người thiết kế và tổchức những hoạt động giải trí cho chính mình nên học viên khơng những biếtcách tích cực hóa bản thân, mày mò bản thân, kiểm soát và điều chỉnh bản thânmà còn biết cách tổ chức triển khai hoạt động giải trí, tổ chức triển khai đời sống và biết làmviệc có kế hoạch, có nghĩa vụ và trách nhiệm. Đặc biệt, ở quá trình này, mỗi họcsinh cũng khởi đầu xác lập được năng lượng, sở trường, và sẵn sàng chuẩn bị mộtsố năng lượng cơ bản cho người lao động tương lai và người cơng dân cótrách nhiệm. Ở quá trình giáo dục xu thế nghề nghiệp, chương trình hoạt độngtrải ngiệm sáng tạo được tổ chức triển khai gắn với nghề nghiệp tương lai chặtchẽ hơn, hình thức câu lạc bộ nghề nghiệp tăng trưởng mạnh hơn. Họcsinh sẽ được nhìn nhận về năng lượng, hứng thú … và được tư vấn để lựachọn và xu thế nghề nghiệp. Ở quy trình tiến độ này, chương trình cótính phân hóa và tự chọn cao. Học sinh được trải nghiệm với cácngành nghề khác nhau dưới những hình thức khác nhau. 4. So sánh hoạt động giải trí dạy học và hoạt động giải trí trải nghiệm sáng tạoSo sánh môn học và hoạt động giải trí dạy học và chủ đề giáo dục và hoạt động giải trí trảinghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiệntrong bảng sau : Môn học và hoạt Chủ đề giáo dục và Hoạt độngĐặc trưngđộng dạy họctrải nghiệm sáng tạoHình thành và phát Hình thành và tăng trưởng nhữngtriển mạng lưới hệ thống tri thức phẩm chất, Mụcđíchkhoa học, năng lựcchínhnhận thức và hànhđộng của học viên. tư tưởng, ý – Kiến thức khoa học, phần chương, bài, cóchí, tìnhnội dung gắn với những mối liên hệ lôgic ngặt nghèo. cảm, giá trị, nghành trình độ. kỹ năng và kiến thức sống – Được phong cách thiết kế thànhvà nhữngcácnăng lựcchung cần cóở con ngườitrong xã hộihiện đại. NộidungHình thức tổ – Đa dạng, có quá trình – Đa dạng, phong phú và đa dạng, mềm dẻo, chứccầu mối ngặt nghèo, hạn chế về linh động, mở về khoảng trống, thờiliên hệ chặt khoảng trống, thời hạn, gian, quy mô, đối tượng người tiêu dùng và sốchẽgiữa – quy mô và đối tượng người dùng lượng, … Kiếnthức tham gia, … – Học sinh có nhiều thời cơ trảithực tiễn gắn – Học sinh ít thời cơ trải nghiệm. 24 bó với đờisống, địaphương, cộngđồng, đấtnước, mangtínhtổnghợpnhiềulĩnhvực giáo dục, nhiềumơnhọc ; dễ vậndụngvàothực tế. cácchủđiểm – Được thiếtkế thành cácchủ điểmmang tínhmở, khơngTương tác, phương phápphụ huynh, nhàhoạtđộng xãhội, chínhquyền, doanhnghiệp, … ). Đặcđiểmtrải nghiệmĐa chiều. – Học sinh tựhoạtđộng, trải nghiệmlà chính. nghiệm. – Có nhiều lực lượng tham gia chỉ – Người chỉ huy, tổ chức triển khai đạo, tổ chức triển khai những hoạt động giải trí trảihoạt động học tập chủ nghiệm với những mức độ khác nhauyếu là giáo viên. ( giáo viên – Chủ yếu là thầy – trò. – Thầy chỉ huy, hướngdẫn, trị hoạt động giải trí làchính. Trải nghiệm như thể Trải nghiệm vừa là đặc thù vừa làphương pháp dạy học phương pháp của hoạt động giải trí nhằmnhằm tăng trưởng chủ hình thành đa phần năngyếu năng lượng trí tuệ. – Nhấn mạnh đến năng – Nhấn mạnh đến kinh nghiệm tay nghề, lực tâm ý xãlực tư duy. năng lượng thực thi, tính trảihội và phẩm – Theo chuẩn chung. nghiệm. chấtnhân – Thường nhìn nhận kết – Theo những nhu yếu riêng, mangcách. Kiểmquả đạt được bằng tính riêng biệt hố, phân hoá. tra, đánh giáđiểm số. – Thường nhìn nhận kết quảđạt được bằng nhận xét. 25
Source: https://dvn.com.vn
Category: Công Nghệ