Lựa chọn câu trả lời | https://dvn.com.vn

Lựa chọn câu trả lời

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

Bạn rất bỡ ngỡ khi đứng trước các tình huống câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Không biết phải trả lời thế nào để có sự đồng nhất giữa câu trả lời của bạn và đáp án của nhà tuyển dụng. Hãy bỏ thời gian ra đọc thật kỹ những điều dưới đây. Đây là một số câu hỏi truyền thống trong mọi cuộc phỏng vấn được kèm theo bởi những câu trả lời thật ngốc nghếch, buồn cười mà bạn cần nên tránh. Những lời khuyên và những câu trả lời đúng mà bạn cần học hỏi.

Vì sao anh/chị muốn tìm kiếm một công việc mới?

Không nên: Ông chủ cũ của tôi là một người ngu xuẩn và khách hàng là những kẻ khó tính.

Lời khuyên: Không được nói xấu nơi làm việc cũ mà hãy nói về nguyện vọng của bản thân.

Nên: Tôi muốn được tiến xa hơn nữa điều mà tôi có khả năng làm được hơn những gì tôi đang có. Tôi muốn tìm kiếm những thách thức mới, điều mà sẽ cho tôi cơ hội để sử dụng những kỹ năng của mình giúp cho ông chủ tương lai của tôi phát triển hơn trong kinh doanh.

 

 

 

Vì sao anh/chị muốn làm việc cho chúng tôi?

Không nên: Tôi là một người đầy năng lực, không ai dể dàng tuyển được tôi.

Lời khuyên: Trước khi đến cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu thông tin Website của công ty đó nhiều hơn những gì bạn biết. Khi trả lời câu hỏi này, tập trung vào tâng bốc một hay hai điểm mạnh của công ty để giải thích cho lý do vì sao bạn muốn làm việc cho công ty đó.

Nên: Khi tôi đọc được những thông tin trên website của công ty ông tôi thực sự nảy ra nhiều sáng tạo. Tôi cũng được ấn tượng bởi những sự kiện nổi bật và  sự phát triển trong những năm qua của công ty ông. Những thành quả mà công ty ông đã đạt được, những sản phẩm của công ty ông chiếm đa số trên thị trường và rất được ưa chuộng. Đó thực sự là một điều rất đáng tự hào.

Vì sao anh/chị lại thay đổi nhiều công việc như vậy?

Không nên: Tôi rất nhanh chán việc.

Lời khuyên: Đưa ra những lý do hợp lý (thường xuyên di chuyển chỗ ở, thay đổi mục tiêu cá nhân…). Nhưng tập trung vào việc bạn đã tìm thấy một vị trí làm việc lâu dài ngay lúc này.

Nên: Khi tôi mới bắt đầu bước vào thị trường lao động, tôi quyết định sẽ làm nhiều công việc để trang bị thật kỹ những kỹ năng và kinh nghiệm cho một công việc theo đúng chuyên môn của mình. Theo cách đó, tôi đã làm nhiều công việc khác nhau, nhưng chúng đều liên quan với nhau, bổ xung cho nhau và nhắm tới nhiều lối đi. Đến nay tôi có thể chắc chắc rằng tôi đã tìm thấy lối đi đúng cho một tương lai lâu dài. Ngay lúc này tôi đã có được một nền tảng vững chắc về chuyên môn của mình, và đó chính là lý do vì sao tôi lại có mặt ở đây trong ngày hôm nay.

Đâu là thế mạnh của anh/chị?

Không nên: Tôi có thể làm được mọi điều ngay cả việc đóng một bộ mặt nghiêm túc trong lúc nói dối.

Lời khuyên: Đưa ra 3 hoặc 4 mặt tích cực của bạn. Kể cho họ nghe về những hiểu biết vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đưa ra vài ví dụ về những thành quả mà bạn đã đạt được.

Nên: Tôi có thể nhận biết được mọi khía cạnh của vấn đề dù là chi tiết nhất, tôi có thể nắm bắt kịp những vấn đề then chốt hay nhận ra những say lầm trước khi chúng xảy ra. Khi tôi còn làm việc cho công ty ABC, tôi đã giúp công ty họ ngăn ngừa được một số thảm họa thậm chí những vấn đề đó không phải là trách nhiệm của tôi. Tôi rất vui vì có thể áp dụng kỹ năng đó cho mọi phương cách mà tôi cảm thấy phù hợp cho công ty này.

Vì sao anh/chị muốn chúng tôi tuyển dụng anh/chị?

Không nên: Vì tôi cần tiền.

Lời khuyên: Câu hỏi này là cơ hội để bạn lặp lại những kỹ năng của bạn có thể phù hợp với vị trí mà họ đang đăng tuyển.

Nên: Khi tôi đọc mẫu tuyển dụng của ông trên báo, tôi không thể hình dung ra được rằng những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của tôi lại phù hợp với vị trí công việc mà bên ông đăng tuyển đến như vậy. Ngay lúc này tôi có thể nói với ông rằng, tôi đã được học rất nhiều về những điều mà bên ông cần, thậm chí tôi có thể chắc chắn rằng tôi rất phù hợp ví vị trí ấy. Tôi có thể đem đến những phương cách đúng đắn để đưa công ty ông tiến xa hơn nữa và vượt quá sự mong đợi của ông bởi tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc.

Đâu là những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu lâu dài của anh/chị?

Không nên: Cho đến lúc này tôi thấy buồn nôn cho tôi, những mục tiêu ngắn hạn của tôi là làm sao thành công trong cuộc phỏng vấn này. Còn mục tiêu lâu dài, tôi hy vọng tôi sẽ có được công việc làm ít nhất trong hai năm để không phải trở thành một người ăn bám.

Lời khuyên: Nhiều nhà tuyển dụng hay hỏi câu hỏi này vì họ muốn biết bạn có nhìn ra được những mục tiêu lâu dài của họ hay không hay đơn giản hơn là những mục tiêu ngắn hạn? Những nhà tuyển dụng khác muốn xem xét khả năng của bạn có thể vạch ra những kế hoạch trong tương lai hay không.

Nên: Đối với mục tiêu ngắn hạn, tôi muốn tìm kiếm một vị trí mà ở đâu tôi cũng có thể xây dựng một lượng khách hàng lớn, hay tiếp tục có cơ hội hợp tác lại với những khách hàng cũ mà tôi từng quen biết. Mục tiêu lớn của tôi là muốn xây dựng mối quan hệ với những khách hàng có thể hợp tác lâu dài, liên tục trong nhiều năm. Đối với mục tiêu dài hạn, tôi muốn tự mình đứng ra tổ chức các cuộc tập huấn nhiều hơn nữa cho công ty, bằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm và học vấn của tôi liên tục trong vài năm tới.

Và bây giờ bạn biết câu trả lời nào là đúng hay không đúng trong cuộc phỏng vấn rồi chứ, đừng ngạc nhiên nếu câu hỏi kế tiếp của nhà tuyển dụng hỏi bạn là “ Khi nào anh bắt đầu?” thì xin chúc mừng bạn.

HRvietnam

Source: https://dvn.com.vn
Category : Goldsun

Alternate Text Gọi ngay