CAC VAN DE XUNG QUANH HNO3 – Tài liệu text
Mục Lục
CÁC VẤN ĐỀ XUNG QUANH HNO3
Bạn đang đọc: CAC VAN DE XUNG QUANH HNO3 – Tài liệu text
—Các bạn và các em học sinh thân mến. Nếu phải kể ra tên một axit quan
trọng nhất trong chương trình hóa học phổ thơng thì chắc chắn khơng
thể khơng nhắc tới axit nitric HNO
3
. Đây là một trong những axit mạnh
nhất và quan trọng nhất hay gặp trong các kì thi Đại học – Cao đẳng. Axit
nitric như chúng ta đã biết có tính axit và tính oxi hóa rất mạnh, nó khơng
những tác dụng với kim loại, phi kim mà cả các hợp chất,… vì sao lại như
vậy thì các bạn cũng đã được tìm hiểu trong sách giáo khoa và được học
ở trên lớp. Trong bài viết này tôi xin giải đáp rõ hơn một số tính chất đặc
biệt của axit nitric.
1. Hỏi: Dung dịch HNO3 lỗng hay đặc có tính oxi hóa mạnh hơn? Vì sao?
Đáp:
Dung dịch HNO3 đặc có tính oxi hóa mạnh hơn dung dịch HNO3 lỗng vì tốc độ phản
ứng ở đây phụ thuộc vào nồng độ.
Khi nói phản ứng xảy ra mạnh hay yếu tức là nói về tốc độ phản ứng còn việc HNO3 bị
khử từ N+5 đến N
2O (+1), NO (+2), NO2 (+4) hay NH4NO3 (-3) không liên quan đến độ
mạnh yếu của phản ứng.
2. Hỏi: Vì sao bình đựng dung dịch HNO3 để lâu có màu vàng?
Đáp:
HNO3 kém bền, ngay ở nhiệt độ thường khi có ánh sáng
4HNO3 → 4NO2↑ + O2 ↑ + 2H2O
Khí NO2 màu nâu đỏ tan vào dung dịch axit làm cho dung dịch này có màu vàng.
3. Hỏi: Vì sao HNO3 đặc ăn mịn kim loại khó khăn hơn HNO3 lỗng?
Đáp:
Vì muối nitrat tạo ra rất ít tan trong axit nitric HNO3 đặc, cản trở phản ứng.
4. Hỏi: Vì sao khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 thường thu được
hỗn hợp các sản phẩm như NO2, NO, N2O, N2,…( Ví dụ: Al(dư) + HNO3 (đặc)).
Đáp:
Vì nồng độ HNO3 giảm dần trong quá trình phản ứng nên thường tạo ra hỗn hợp sản
phẩm, do sản phẩm của quá trình oxi hóa phụ thuộc vào nồng độ HNO3.
5. Hỏi: Giải thích vì sao cùng một kim loại phản ứng với HNO3 đặc thì cho
NO2 cịn với HNO3lỗng thì cho NO?
Đáp:
Sản phẩm chủ yếu lúc đầu của quá trình kim loại khử HNO3 là axit nitrơ HNO2. Axit
này không bền, phân hủy thành NO và NO2. NO2 tác dụng với H2O của dung dịch
loãng tạo ra HNO3 và NO.
2HNO2 → NO + NO2 + H2O
3NO2 + H2O ↔ 2HNO3 + NO (*)
Khi nồng độ axit tăng lên, cân bằng (*) sẽ chuyển dịch về phía tạo thành NO2. Khi
nồng độ axit giảm (HNO3 loãng) cần bằng (*) chuyển dịch về phía tạo thành NO.
6. Hỏi: Tại sao một số kim loại như Au, Pt không tan trong axit nitric nhưng tan
trong dung dịch nước cường toan “3V(HClđặc)+ 1V(HNO3 đặc)”.
Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp