Sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội – Tài liệu text
hội”.3 Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hóa càng
mở rộng hơn, đa dạng hơn.
•
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: là những người sản xuất
trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc
quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của
người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá. Trong lịch sử, sự tách biệt này
do chế độ tư hữu về tư hữu tư tiệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra
thuộc quyền sở hữu của họ.4
Hai điều kiện trên là điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng
hóa, nếu thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy,
khi xem xét thực trạng nền sản xuất hàng hóa, cần phải coi đây là nền tảng cơ sở để tìm
hiểu.
1.2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa5
1.2.1. Đặc trưng
Sản xuất hàng hóa có hai đặc trưng cơ bản sau:
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức
kinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong thời kì đầu của lịch sử loài người. Cụ thể,
trong sản xuất hàng hóa sản phẩm được tạo ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
khác, thông qua việc trao đổi, mua bán.
• Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội.
Tính chất tư nhân thể hiện ở việc đặc tính của sản phẩm được quyết định bởi cá nhân
người làm ra nó hoặc người trực tiếp sở hữu tư liệu sản xuất trên danh nghĩa. Tính chất xã
hội thể hiện qua việc sản phẩm tạo ra đáp ứng cho nhu cầu của những người khác trong
xã hội. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội. Đó
chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
•
1.2.2. Ưu thế
3 C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr72.
4 Wikipedia (2013). Sản xuất hàng hóa, http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h
%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.2014
5 Wikipedia (2013). Sản xuất hàng hóa, http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h
%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.2014
6
So với nền kinh tế tự cung tự cấp, nền sản xuất hàng hóa có rất nhiều ưu thế vượt trội
hơn hẳn:
• Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân
công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất vì thế, nó khai thác được những lợi thế về
tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, sự phát triển
của sản xuất hàng hóa lại tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động
xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng.
• Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất. Sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự cung tự cấp,
bảo thủ, lạc hậu của nền sản xuất tự cấp tự túc. Khai thác được lợi thế về tự nhiên, xã hội,
kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa phương, kích thích sự phát triển
về kinh tế của cả quốc gia.
• Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người
ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ có nhiều sự lựa
chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Góp phần cải thiện đời sống xã hội đồng thời làm
tăng khả năng lao động của xã hội.
Muốn phân tích mức độ phát triển của nền sản xuất hàng hóa, ta cần xem xét, đánh
giá thông qua sự biểu hiện của các ưu thế này.
1.3. Nền kinh tế sản xuất hàng hóa 6
Kinh tế hàng hóa là hình thái của nền sản xuất xã hội nối tiếp và cao hơn nền sản xuất
tự cung tự cấp. Trái với nền kinh tế tự cung tự cấp là tự sản xuất sản phẩm, tự tiêu dùng
thì nền kinh tế hàng hóa có sự phân công lao động vào trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa
những người này với người khác thông qua mua- bán trên thị trường.
Ở giai đoạn sơ khai, trao đổi hàng hóa mang hình thức trực tiếp, gọi là hàng đổi hàng.
Khi tiền xuất hiện, các cá nhân có thể sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Lúc này, nền
kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế tiền tệ. Khi cơ chế trao đổi dựa trên giá cả thị
trường, kinh tế hàng hóa cũng là kinh tế thị trường. Khi cơ chế trao đổi dựa trên những
sắp xếp quy hoạch từ một trung tâm, kinh tế hàng hóa đồng thời là kinh tế kế hoạch.
Kinh tế hàng hóa là một giai đoạn phát triển nhất định trong lịch sử phát triển của xã
hội theo trình tự: kinh tế tự nhiên- kinh tế hàng hóa- kinh tế sản phẩm. Trong bất kì chế
độ xã hội nào, sự tồn tại hình thái giá trị và thị trường luôn là đặc trưng chung của kinh tế
hàng hóa.
6 Wikipedia (2013). Sản xuất hàng hóa, http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BA%A3n_xu%E1%BA%A5t_h
%C3%A0ng_h%C3%B3a, trích dẫn ngày 05.05.2014
7
1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ nền sản xuất hàng hóa của Trung
Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Hai nước đều
từng muốn thực hiện theo mô hình kinh tế của Liên Xô (cũ) để tiến tới xã hội chủ nghĩa
nhưng không thành công, và hiện nay đều thực hiện thể chế kinh tế mới là kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở thời điểm đó, Trung Quốc là nước đi đầu trong
việc tháo gỡ cơ chế cũ, bứt phá thận trọng nhưng sáng tạo và mạnh bạo nhằm xây dựng
một nền kinh tế mới. Năm 1978, sau Hội nghị Trung ương khóa 3 khóa XI, Đảng Cộng
sản Trung Quốc đã quyết định chuyển trọng tâm của toàn Đảng sang xây dựng kinh tế và
cải cách mở cửa, đây là bước ngoặt vĩ đại có tính lịch sử mang lại những thành tựu to lớn
cho nền kinh tế Trung Quốc sau này. Do đó, những bước đi trước của Trung Quốc có tính
chất soi đường cho Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa.
Dưới đây là một số kinh nghiệm cho nước ta từ nền sản xuất hàng hóa của Trung
Quốc.
• Mở rộng thị trường ra thế giới bằng con đường xuất khẩu:
Trung Quốc đã thành công khi tận dụng lợi thế về lao động và sản xuất hàng hóa với
số lượng lớn và giá thành rẻ để xuất khẩu ra thế giới. Điều này giúp tăng nguồn thu nhập
ngoại tệ cho Trung Quốc một cách nhanh chóng, phát triển được nền sản xuất hàng hóa
trong nước và tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế thế giới. Dựa vào đặc
thù về nền kinh tế nước ta, đây hoàn toàn là hướng đi đúng đắn cần được khai thác và áp
dụng.
• Xây dựng thể chế kinh tế thị trường bền vững
Giúp chính phủ dễ dàng nắm bắt và kiểm soát các tình hình kinh tế. Từ đó nhanh
chóng đưa ra được các phương hướng giải quyết phù hợp. Đây là chính sách không chỉ
cần thiết với nước ta mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng cần học tập.
• Phát triển sở hữu nhiều thành phần trên cơ sở nền tảng là công hữu
Đây là một nét riêng trong phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc phát triển
nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trên cơ sở nền tảng là công hữu, nhưng không phủ
định tư hữu. Sự sáng tạo này của Trung Quốc khiến cho nền kinh tế thị trường vẫn phát
triển mà hướng tiến tới lại vẫn là chủ nghĩa xã hội chứ không phải chủ nghĩa tư bản.
• Xây dựng các đặc khu kinh tế
8
Tập dụng triệt để lợi thế từng vùng cho sản xuất, nâng cao trình độ sản xuất của các
vùng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhanh hơn. Đây là chính sách đã được nước ta áp
dụng và thu được rất nhiều kết quả đáng mừng.
• Tạo điều kiên thuân lợi cho doanh nghiệp ngoài nhà nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
Trung Quốc hiện đang là một trong những nước thu hút đầu tư nhiều nhất trên thế
giới. Những thể chế thị trường tự do và các chính sách kính thích phù hợp đã góp phần
không nhỏ cho điều này. Tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng
đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
Chương 2: NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM
2.1. Sơ lược về lịch sử phát nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
Từ nền sản xuất hàng hóa giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng hóa sau này,
nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã không ngừng biến đổi và phát triển.
Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động nước ta chưa cao, chính
sách bế quan ở một số triều đại kìm hãm sự lưu thông hàng hóa. Sở hữu về tư liệu lao
động nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp trên. Tóm lại, ở thời kì này, nền sản xuất
hàng hóa ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển.
Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh tế kế
hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển của nền
sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản
xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì
này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc không phanh. Từ năm
1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm 1977 tăng 2,8%,
năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ
tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình
quân đầu người bị sụt giảm 14%.7
Từ năm 1986, sau khi Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh tế sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất hàng hóa nước ta đã
có bước phát triển mạnh mẽ. Thời kì này có thể chia thành 3 giai đoạn:
7 Thời báo kinh tế (2006). Kinh tế Việt Nam 61 năm sau Cách mạng,
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30658&cn_id=43605, trích dẫn ngày
05.05.2014
9
• Giai đoạn 1986 – 2000: Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công nhận và bước đầu phát triển. Nền
kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với
phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước. Tuy nhiên, thời kì này nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại chưa giải
quyết được. Điều này khiến nền kinh tế chậm phát triển chiều sâu.
Thời gian
GDP
1986-1990
Riêng
KV I
KV II
KV III
4,4
2,7
4,7
5,7
1991-1995
8,2
4,1
12,0
8,6
1996-2000
7,0
4,4
10,6
5,7
Bảng 1: Tốc độ tăng GDP bình quân năm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1986-2000 (%)8
• Giai đoạn 2000 – 2007: đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước ta phát triển mạnh
mẽ. GDP liên tục tăng mạnh. “Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004 : 7,7% ; 2005 : 8,4% ; 2006 :
8,2%”9. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể từ năm 1997 đến nay. Việc gia
nhập WTO giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa dễ dàng hơn khi có cơ hội mở
rộng thị trường ra thế giới.
• Giai đoạn 2007 – nay: kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng GDP giảm
tốc và lạm phát kéo dài. Các chính sách đưa ra không đem lại hiệu quả.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2008-201310(%)
8 Tổng cục thống kê (2006). Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2006-2010 với tám điều lý giải về thời kỳ tăng trưởng kinh
tế cao nhất (1991-1995) trong 20 năm đổi mới, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=4699, trích
dẫn ngày 05.05.2014
9 Vietnamemb.se (2013). Một số nét kinh tế Việt Nam, http://www.vietnamemb.se/vi/index.php?
option=com_content&view=article&id=54&Itemid=39, trích dẫn ngày 05.05.2014
10 Tổng cục thống kê (2010). Kinh tế – xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu,
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=10879, trích dẫn ngày 05.05.2014
10
2.2. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay
Trong khoảng thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có xu hướng sụt
giảm. Tuy khủng hoảng trong thời gian dài nhưng năm 2013, nền kinh tế nước ta đã có
những dấu hiệu hồi phục.
Tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 6,24%, năm 2012 là 5,25% và năm 2013 là 5.42%. 11
Việc GDP năm 2013 có sự tăng nhẹ cho chúng ta niềm tin rằng: “Kinh tế Việt Nam đã
vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn,” Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát
triển Việt Nam (VDPF) 2013 tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội.12
Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ sau khi đổi mới tới nay đã có nhiều thay đổi đáng
mừng. Có sự chuyển đổi tích cực từ khu vực I (nông lâm nghiệp và thủy sản) sang khu
vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vưc III (dịch vụ).
11 Tổng cục thống kê (2014), Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế, < http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=14482>, trích dẫn ngày 05.08.2014
12 Trung Nghĩa (2013). Thủ tướng: GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,4% năm 2013, < http://ndh.vn/thu-tuong-gdpcua-viet-nam-tang-truong-5-4-nam-2013-20131205091619944p145c152.news>, trích dẫn 05.08.2014
11
Hình 1: Cơ cấu kinh tế từ năm 2009 đến nay (GDP theo giá thực tế)13(%)
Cơ cấu vùng kinh tế nước ta đã có sự thay đổi rõ rệt.
Năm
Tổng số
vùng kinh tế
trọng điểm
Vùng kinh
tế trọng
điểm Bắc
Bộ
Vùng kinh
tế trọng
điểm Trung
Bộ
Vùng kinh
tế trọng
điểm Nam
Bộ
Vùng kinh
tế trọng
điểm vùng
đồng bằng
sông Cửu
Long
1997
13
5
4
4
0
2004
20
8
5
7
0
2009
24
7
5
8
4
Bảng 2: Số vùng kinh tế trọng điểm nước ta trong năm 1997, 2004, 2009.14
Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta cũng đã có sự tiến bộ. Từ nền kinh tế mang
nặng tính công hữu, lấy kinh tế quốc doanh là hình thức cao nhất, đến nay, nước ta đã có
nền kinh tế nhiều thành phần với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của kinh tế ngoài Nhà
nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
13 Vietbao.vn (2013). Việt Nam lãng phí thị trường hàng xa xỉ,, trích dẫn ngày 05.05.2014
14 Chinhphu.vn (2014). Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm,
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungvungkinhtetrongdiemquocgia?articleId=10000721, trích dẫn
ngày 05.05.2014
12
Hình 2: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1995-2006
(Tỷ đồng)15
Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế hàng hóa Việt Nam
vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của mình. Bên cạnh đó là sự tồn
đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa nước ta cần được sớm giải quyết.
• Về thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Lực lượng sản xuất của Việt Nam dù đã có sự
phát triển lớn so với trước khi đổi mới, song hiện nay trình độ lao động của Việt Nam còn
kém. “Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt
Nam chỉ đạt mức 3,79 điểm (theo thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Á
tham gia xếp hạng”.16
• Về đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã hội ở Việt Nam còn
thấp. Việc xuất khẩu hàng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá thành cao, bị
kiện bán phá giá hay bị kiểm soát ở thị trường một số nước như Hoa Kì.
Hình 3: Năng suất lao động quốc tế năm 2012 (USD)17
• Về đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Nước ta đã đáp ứng khá tốt cả về mẫu mã và chất
lượng. Tuy nhiên sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị
trường ngày càng nhiều. Giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước liên tục tăng.
Chương 3: GIẢI PHÁP CHO NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY
15 N.Q.A (2010). Tập đoàn kinh tế nhà nước- cần một cái nhìn thực chất, http://www.boxitvn.net/bai/12314, trích
dẫn ngày 05.05.2014
16 HNM (2014). Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Ba “nhà” chưa chung một “mái”, http://baophutho.vn/giao-duc-daotao/201405/dao-tao-nhan-luc-chat-luong-cao-ba-nha-chua-chung-mot-mai-2325934/, trích dẫn ngày 05.05.2014
17Tuyết Mai (2013). Người Việt có lười lao động?, http://news.go.vn/xa-hoi/tin-1190576/nguoi-viet-co-luoi-laodong.htm, trích dẫn ngày 05.05.2014
13
Qua việc tìm hiểu về nền sản xuất hàng hóa của nước ta và kết hợp với những bài học
kinh nghiệm rút ra từ nền sản xuất hàng hóa của Trung Quốc, tiểu luận đưa ra một số giải
pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta.
•
Phát triển nền sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường:
Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương. Nguồn lao động dồi dào, giá
rẻ. Điều này cho thấy lực lượng lao động của nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện để sản
xuất hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cá tra, cá basa…
đang đóng góp một phần không nhỏ cho GDP nước ta.
•
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng công hữu:
Là một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên việc coi trọng công hữu là
không thể bỏ qua. Nhưng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền
tảng công hữu giúp chúng ta vừa phát triển được nền kinh tế thị trường vừa phát triển
được chính trị theo hướng xã hội chủ nghĩa.
• Hoàn thiện thể chế thị trường chặt chẽ và phù hợp:
Qua bài học từ Trung Quốc, chúng ta cần đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường chặt chẽ và phù hợp hơn với nền kinh tế trong nước để giúp nước ta dễ dàng
kiểm soát được tình hình, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ giúp nước ta kịp thời đưa ra
các cách giải quyết phù hợp để phát triển kinh tế. Đây là việc rất quan trọng trong quá
trình phát triển nền kinh tế hàng hóa.
• Tập trung đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao:
Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở Việt Nam rất cao nhưng lại không đủ số lao động có
trình độ lao động nên đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nước ta nên mở rộng đào
tạo lực lượng lao động có trình độ cao chuyên môn sâu, thu hẹp hệ thống đào tạo đạo học
cao đẳng kém chất lượng.
• Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm:
Việc xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm giúp ta tận dụng lợi thế từng vùng để phát
triển hợp lý. Hiện nay nước ta đã có tới 24 vùng kinh tế trọng điểm với các cách phát triển
kinh tế khác nhau. Đây là cách nhanh chóng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
của nước ta.
• Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển.
14
Công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển là những công tác đóng vai trò quan
trọng điều tiết nền kinh tế. Hoàn thiện những công tác này sẽ giúp nền kinh tế có một chỗ
dựa vững chắc, đẩy nhanh phát triển nền kinh tế hàng hóa.
• Kiểm soát lạm phát và giá cả
Việc giá cả leo thang và lạm phát kéo dài ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và cuộc sống
hàng ngày của người lao động. Nhà nước cần kiểm soát tình hình này. Đồng thời, áp giá
sản cho các sản phẩm nông sản mua tại vườn, tại ruộng để bảo vệ quyền lợi cho nông dân,
tránh tình trạng rớt giá xuống quá thấp khiến nhà nông khốn đốn trong thời gian qua.
• Giải quyết vấn đề tiền lương
Vấn đề tiền lương một khi chưa được giải quyết sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm
trọng cho nền kinh tế. Giải quyết vấn đề tiền lương hợp lý sẽ giúp tăng sức lao động và
kích cầu khiến nền kinh tế hàng hóa phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHÁO
1.
2.
C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.23, tr72.
Chinhphu.vn (2014). Tổng quan về quá trình hình thành các vùng kinh tế trọng điểm,
http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungvungkinhtetrongdiemquocgia?
articleId=10000721, trích dẫn ngày 05.05.2014
15
3.
4.
G.A. Cô-dơ-lốp và S.P. Pê-rơ-vu-sin (1976), Từ điển kinh tế, NXB. Sự thật, Hà Nội.
HNM (2014). Đào tạo nhân lực chất lượng cao: Ba “nhà” chưa chung một “mái”,
http://baophutho.vn/giao-duc-dao-tao/201405/dao-tao-nhan-luc-chat-luong-cao-ba-nhachua-chung-mot-mai-2325934/, trích dẫn ngày 05.05.2014
5. Lê Minh (2013). Kinh tế Trung Quốc bước vào thời kỳ mới, http://cafef.vn/tai-chinhquoc-te/kinh-te-trung-quoc-buoc-vao-thoi-ky-moi-201303211126350237ca32.chn ,
trích dẫn ngày 05.05.2014
6.
N.Q.A (2010). Tập đoàn kinh tế nhà nước- cần một cái nhìn thực chất,
http://www.boxitvn.net/bai/12314, trích dẫn ngày 05.05.2014
Như Trang (2002). Trình độ lao động trẻ ở VN còn thấp, http://vietbao.vn/Xahoi/Trinh-do-lao-dong-tre-cua-VN-con-thap/10792100/157/, trích dẫn ngày
05.05.2014
8. Tinkinhte (2013). Sức nặng của kinh tế Trung Quốc ngày một lớn?,
http://www.tinkinhte.com/the-gioi/chau-a/suc-nang-cua-kinh-te-trung-quoc-ngaymot-lon.nd5-dt.154969.102104.html, trích dẫn ngày 05.05.2014
9. Tổng cục thống kê (2010). Kinh tế – xã hội thời kỳ 2006-2010 qua số liệu một số chỉ
tiêu thống kê chủ yếu, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?
tabid=418&ItemID=10879, trích dẫn ngày 05.05.2014
10. Tổng cục thống kê (2006). Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2006-2010 với tám điều lý
giải về thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao nhất (1991-1995) trong 20 năm đổi mới,
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=4699, trích dẫn ngày
05.05.2014
11. Tổng cục thống kê (2014), Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 2010 phân
theo khu vực kinh tế, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?
tabid=388&idmid=3&ItemID=14482, trích dẫn ngày 05.08.2014
7.
12. Tuyết Mai (2013). Người Việt có lười lao động?, http://news.go.vn/xa-hoi/tin1190576/nguoi-viet-co-luoi-lao-dong.htm, trích dẫn ngày 05.05.2014
13. Thời báo kinh tế (2006). Kinh tế Việt Nam 61 năm sau Cách mạng,
http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?
co_id=30658&cn_id=43605, trích dẫn ngày 05.05.2014
14. Trần Đình Thảo (2010), Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
15. Trung Nghĩa (2013). Thủ tướng: GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,4% năm 2013,
http://ndh.vn/thu-tuong-gdp-cua-viet-nam-tang-truong-5-4-nam-201320131205091619944p145c152.news
16.
Vietbao.vn (2013). Việt Nam lãng phí thị trường hàng xa xỉ,, trích dẫn ngày
05.05.2014
16
Xem thêm: Mỹ Latinh – Wikipedia tiếng Việt
Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp