Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam – Tài liệu text

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.78 KB, 36 trang )

Bạn đang đọc: Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam – Tài liệu text

Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trên đà phát triển, nền kinh tế dựa
vào nông nghiệp là chủ yếu, do đó thế mạnh của Việt Nam là sản xuất và xuất
khẩu các mặt hàng nông sản và cà phê là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng
ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới. Ngành
cà phê ngày càng có những đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước, góp phần
tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.
Sau hơn 5 năm hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt
được nhiều thành công lớn, trong đó không thể không kể tới ngành cà phê. Từ
một nước xuất khẩu cà phê nhỏ, từ năm 2010 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2
trên thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất
khẩu, Việt Nam còn đứng trên cả Brazil và trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế
giới. Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng thuận
lợi, những vùng cao nguyên đất đỏ Bazan nước ta trồng được nhiều loại cây công
nghiệp dài ngày trong đó có cà phê, một mặt hàng nông sản có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay cà phê Việt nam được xuất sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với
thị phần lớn, chiếm tới 18% số lượng cà phê buôn bán toàn thị trường thế giới.
Khu vực các tỉnh Tây Nguyên là “thủ phủ” cà phê Việt Nam. Bạn bè thế giới
đã biết đến những cao nguyên trồng cà phê của Việt Nam_nguồn cung cấp khối
lượng lớn cà phê ra thế giới. Nhiều năm qua diện tích trồng cà phê ở Việt Nam
liên tục tăng kéo theo sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch xuất khẩu. Theo
ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) “Việc
xúc tiến thương mại để đưa cà phê Việt Nam vào các thị trường mới như Trung
Quốc, Hàn Quốc, các nước trong khối ASEAN đang được đánh giá là rất tiềm
năng do sức tiêu thụ của các thị trường này là khá lớn và mức thuế nhập khẩu lại
ưu đãi”, Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức đối với ngành cà phê như: phân
bón, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc vườn cây chưa được người dân quan tâm
đúng mức đồng thời tình hình tiêu thụ của ngành cà phê trong thời gian qua
đang là một vấn đề mà chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này lo

lắng bởi giá trị của hạt cà phê mang lại luôn bấp bênh. Giá của cà phê Việt Nam
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 1
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
vẫn thấp hơn thế giới, bởi những vấn đề về chất lượng do chủ yếu là chế biến thô.
Đồng thời quy mô và thị phần xuất khẩu của Việt Nam còn nhỏ so với các nước
khác và tỷ lệ cà phê chè xuất khẩu còn thấp chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân.
Vì vậy vấn đề đẩy mạnh sản xuất cũng như tiêu thụ là mối quan tâm của
chính phủ cũng như của các doanh nghiệp. Do đó, em chọn đề tài “ Phân tích
tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam ” để hiểu rõ hơn về tình hình
sản xuất và sự biến động của việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhằm đề xuất
một số giải pháp giúp ổn định tình hình sản xuất, xuất khẩu để có thể phát huy
hết tiềm năng và thế mạnh tạo nên một thương hiệu cà phê lớn và vững vàng
trước những biến động không ngừng của thị trường thế giới.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp nhằm ổn định ngành cà phê giúp nâng cao sản lượng sản xuất và tiêu
thụ một cách bền vững.
2.1 Mục tiêu cụ thể:
2.2.1 Phân tích tổng quan về ngành cà phê Việt Nam.
2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và tiêu thụ cà
phê ở Việt Nam
2.2.4 Đề xuất một số giải pháp giúp ổn định sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ cà
phê Việt Nam.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn như:
+ Sách, báo, tạp chí, Internet

+ Tổng cục thống kê
+ Hiệp hội cà phê – Ca Cao Việt Nam
+ Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan: Tạp chí kinh
tế và dự báo, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam
+ Các wedsite: vicofa.org.vn, vnepress.net, vneconomy.com.vn.
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 2
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
3.2 Phương pháp phân tích số liệu:
 Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích tổng quan
về ngành cà phê Việt Nam
 Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ các số liệu thu thập
được nhằm mô tả thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức đối với ngành sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam
 Mục tiêu 4: Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp suy luận để
đề xuất các giải pháp giúp việc sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam đạt kết
quả tốt hơn.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Phạm vi về nội dung:
– Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Viêt Nam
4.2 Phạm vi về không gian:
– Đề tài được nghiên cứu tại Việt Nam.
4.3 Phạm vi về thời gian:
– Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu các năm 2004 đến tháng 5/2012
– Đề tài được thực hiện từ ngày 24/05/2012 đến ngày 20/06/2012.
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 3
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
1.1.1 Vài nét về mặt hàng cà phê
Cà phê (có nguồn gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu
đen có chứa chất caffein. Sản xuất từ những hạt cà phê rang lên và được sử dụng
rộng rãi. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê
(Rubiaceae). Cà phê được khám phá ra từ vùng cao nguyên Ethiopia và được sử
dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ IX. Từ đó, nó lan rộng ra các nước khác như: Ai
Cập và Yemen và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía
bắc Châu Phi. Ở Việt Nam cây cà phê xuất hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ XIX ở
vùng Di Linh, Bảo Lộc.
Ngày nay, cà phê được xem là một trong những thức uống được ưa chuộng
trên toàn thế giới và được trồng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới nhưng trong đó
chỉ có một số nước xuất khẩu cà phê. Ba dòng cây cà phê chính là Coffea
arabica (Cà phê Arabica) – cà phê chè, Coffea canephora (Robusta) hay còn gọi
là cà phê vối và cà phê mít – Coffea Excelsa với nhiều loại khác nhau. Hạt cà phê
Arabica được trồng ở châu Mỹ La tinh, Đông Phi, châu Á. Hạt cà phê Robusta
được trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần lớn Đông Nam Á Cà phê Robusta
được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng và giá cả thấp
hơn. Hạt cà phê từ các quốc gia và khu vực khác nhau có thể phân biệt được
bằng sự khác biệt trong hương vị, mùi thơm, tính axit. Sự khác biệt về hương vị
phụ thuộc vào khu vực trồng cà phê, các giống cà phê và cách chế biến. Có một
loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới mà giá mỗi cân cà phê loại này khoảng
20 triệu VND (1300 USD) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thị
trường thế giới đó là Kopi Luwak (“cà phê chồn”) của Việt Nam và Indonesia.
Đây không phải là một giống cà phê mà là một cách chế biến cà phê bằng cách
dùng bộ tiêu hóa của loài cầy.
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 4

Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
1.1.2 Đặc điểm chung của mặt hàng cà phê
Việt Nam có 2 vùng đất tiềm năng với khí hậu phù hợp cho sản xuất cà phê.
Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng cà
phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao (khoảng 1000-1500 m) phù hợp với cà
phê chè.
Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối và cà phê chè, trong đó,
diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 90% tổng diện tích gieo trồng. Cà phê chè chủ
yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích cà phê tập
trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia
Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và chủ yếu là cà phê vối. Diện tích cà phê của khu vực
này chiếm tới 72% tổng diện tích cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng 92%
tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ, vùng
núi phía Bắc do các vùng này ở vùng cao hơn, nhưng dòng cà phê này chiếm
diện tích và sản lượng không cao khi trồng ở Việt nam do những vùng chuyên
canh cà phê ở Việt Nam như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng…
đều chỉ có độ cao từ 500-1000m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâu
bệnh hại nên không kinh tế bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chất lượng của cà phê vối Việt Nam chưa cao do yếu kém về
khâu thu hái (hái lẫn quả xanh đỏ), công nghệ chế biến lạc hậu (chủ yếu là chế
biến khô, tự phơi sấy trong khi thời tiết ẩm ướt nên xuất hiện nhiều nấm mốc, hạt
đen, cà phê mất mùi, lẫn tạp chất, chất lượng giảm sút). Có khoảng 65% cà phê
Việt Nam thuộc loại II, với 5% hạt đen, vỡ và độ ẩm 13%.Ở Việt Nam có tới
90% diện tích trồng cà phê cần tưới nước, vì vậy lượng mưa và hệ thống thuỷ lợi
đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất cà phê. Mặc dù phụ thuộc nhiều vào
nước tưới nhưng hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất cà phê chưa được đầu tư
nhiều. Phần lớn hộ sản xuất cà phê nhỏ ở Đắk Lắk sử dụng hệ thống giếng khoan
để lấy nước chăm sóc cà phê.
1.1.3 Giống
Có 3 loại cà phê chính là cà phê Chè (coffea arabica), cà phê Vối (coffea

robusta) và cà phê Mít (coffea Excelsas). Hiện nay có 2 loại cà phê được trồng
phổ biến ở nước ta là cà phê Vối và cà phê Chè.
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 5
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
 Cà phê Vối: Cà phê Rubusta có đặc tính mọc khoẻ, dễ trồng ít bị bệnh rỉ
sắt và sâu đục thân. Năng suất cao (2 – 3 tân/ha). Tuy nhiên, phẩm chất trái thuộc
loại trung bình, không có mùi thơm đặc trưng, hàm lượng cafein (2,2 – 2,4 %), có
vị chát. Rubusta thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng ở vùng đất đỏ bazan –
Tây Nguyên tiềm năng với độ cao trên 500m so với mặt nước biển. Giống cà phê
này hiện đang được trồng nhiều ở ĐắkLắk, Gia Lai – Kon Tum, Lâm Đồng, chủ
yếu là dùng công việc chế biến các loại cà phê hỗn hợp và cà phê hoà tan.
 Cà phê Chè: Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người ta
thường trồng nó ở độ cao từ 1000-1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, lá
hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã có
thể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Rất được ưa
chuộng vì có phẩm chất thơn ngon, mùi thơm rất đặc biệt, cho trái sớm – 2 năm
sau khi trồng. Tuy nhiên, giống cà phê này không thích hợp với điều kiện nhiệt
độ cao và cho năng suất thấp (trung bình 0,5 – 1 tấn/ha). Cà phê Chè hiện được
trồng nhiều ở Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La, Ở Việt Nam có giống cà phê
Chè nổi tíêng là cà phê Moka, giống cà phê này được trồng nhiều ở Tây Nguyên,
nhưng bị bệnh rỉ sắt rất nặng, hiện nay còn rất ít.
 Cà phê Mít: Đây là giống cà phê sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, không
kén chọn đất, thích hợp với điều kiện ít chăm sóc, chịu khô hạn và nhiệt độ tương
đối khá. Tuy nhiên, phẩm chất cà phê Mít rất kém, vị chua, không có mùi thơm,
hàm lượng cafein 1,4 – 1,6 %. Cây chậm cho trái (4 – 5 năm) sau khi trồng, năng
suất thấp (1 tấn / ha). Cà phê Mít có thể ra nhiều lần trên một đoạn cành (hiện
tượng lại hoa) nhưng cà phê Chè và cà phê Vối thì không. Nhưng Sản lượng của
cà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng đó cũng chính là lý do Đắk Lắk
và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít

diện tích trồng loại cà phê này, chỉ chiếm khoảng 1% diện tích gieo trồng.
1.1.4 Vùng sản xuất trọng điểm
Tây Nguyên được xem là vùng chuyên môn hóa cây công nghiệp lâu năm,
đặc biệt là cây cà phê. Với 60 vạn ha đất đỏ Bazan, chiếm 40% tiềm năng phát
triển cây công nghiệp dài ngày của cả nước Việt Nam. Theo số liệu thống kê,
trong vòng 3 năm trở lại đây, chỉ có năm 2009 diện tích cà phê giảm 474 ha,
nhưng sang năm 2010 diện tích lại tăng lên 8.805 ha, sản lượng trung bình
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 6
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
400.000 tấn/năm chiếm hơn 80% diện tích và sản lượng cà phê cả nước. Cà phê
Tây Nguyên đã góp phần đưa nước ta chiếm vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu cà
phê Robusta. Tây Nguyên, vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả nước với 2 loại cà
phê xuất khẩu chính là Rubusta va Arabica
ĐăkLăk được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Tây Nguyên và của cả nước
– Cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được
trên cao nguyên đất đỏ bazan này. Nếu năm 2009, diện tích cà phê của Đăk
Lăk là 182.000ha thì đến năm 2010 lên 190.765ha, tăng gần 8.800ha và đến cuối
năm 2011, diện tích cà phê của tỉnh tới 195.000ha, chủ yếu là cà phê Vối
(robusta), chiếm 85% là diện tích do dân tự trồng và quản lý, số còn lại tập trung
trong các công ty, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó diện tích già cỗi cần thanh
lý khoảng 28.000 ha, tái canh và trồng mới 14.200 ha. Sản lượng thu hoạch hàng
năm đạt 420.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cà phê của cả nước. Kim ngạch xuất
khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk hàng năm đạt trên 600 triệu USD chiếm trên 80%
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả
nước, thị trường xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Cây cà phê là cây chủ lực trong cơ cấu kinh tế nông lâm công nghiệp của
Đak Lak. Tham gia sản xuất cà phê có khoảng 216.000 hộ gia đình với 1.180.000
nhân khẩu. Đa số người dân có cuộc sống ổn định, xây dựng được cơ ngơi khang
trang hiện đại, mua sắm đầy đủ máy móc trang thiết bị phục vụ cho sản xuất của

gia đình, gắn bó lâu dài với loại cây công nghiệp này. Một số đã trở nên khá giá
nhờ vào cây cà phê.
Ngoài vùng đất tiềm năng ĐăkLăk cung cấp một lượng lớn cà phê cho cả
nước thì vùng đất Lâm Đồng được cho là vùng có diện tích trồng cà phê chè
nhiều nhất. Toàn tỉnh hiện có khoảng 142.900 ha cà phê, sản lượng cà phê hàng
năm của tỉnh Lâm Đồng đạt trên 320.000 tấn, sản lượng nhân là 111.000 tấn.
Theo cơ cấu sản lượng thu hoạch thì Lâm Đồng hiện nay có hơn 10.000 tấn
arabica mỗi năm, chiếm hơn 50% sản lượng Arabica cả nước. Theo thống kê của
Hiệp hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam (Vicofa), diện tích trồng cà phê Arabica hiện
nay khoảng 35.000 ha chiếm khoảng 6% tổng diện tích cà phê của cả nước., tập
trung nhiều nhất ở Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và một số địa phương khác ở
phía Bắc. Chủ trương của tỉnh là duy trì ổn định diện tích cà phê hiện có, tập
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 7
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
trung chỉ đạo thâm canh để tăng năng suất và chất lượng cà phê nhân. Khâu yếu
nhất hiện nay là công nghệ sơ chế và bảo quản sau thu hoạch. Tỉnh hiện đang
thiếu cơ sở chế biến cà phê thành phẩm, đó là lĩnh vực hứa hẹn đối với các nhà
đầu tư.Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, đến cuối tháng
2/2012, toàn tỉnh có 23.454ha cà phê được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn
4C (Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê) và tiêu chuẩn UTZ (Chương
trình chứng nhận toàn cầu về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp có
trách nhiệm). Đây là những chứng nhận quốc tế rất quan trọng để càphê Việt
Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Hàng năm ngành cà phê đem lại cho đất nước một khối lượng kim ngạch
đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ
gia đình ở các khu vực miền núi và Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng
định vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước.

Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là một trong số ít những mặt
hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Hằng năm, cà phê đóng góp tới 10%
vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phê
được xếp vào danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được
chọn là một trong những mặt hàng trọng điểm cần phát huy trong giai đoạn 2005
– 2010. Xuất khẩu cà phê góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển… tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất
ổn định và kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo điều kiện mở rộng
khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Đồng thời tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu và phục vụ công nghiệp hóa đất
nước. Xuất khẩu làm tăng GDP,đóng góp 2% vào GDP cả nước và tạo công ăn
việc làm cho trên 1 triệu người., làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có
tác động làm tăng tiêu dùng nội địa – nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng
là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thông qua cạnh
tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản
xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, tối thiểu hóa chi
phí, tối đa hóa sản lượng.
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 8
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ
Trong 20 năm trở lại đây ngành cà phê Việt Nam phát triển vượt bậc, sản
lượng tăng hàng chục lần, là mặt hàng xuất khẩu đứng vị trí thứ hai, sau gạo
trong danh mục hàng nông sản xuất khẩu, với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD. Trên
thế giới, cà phê Việt Nam đứng vị trí số 2 về khối lượng, sau Brazil. Ngành cà
phê đã thu hút trên 300.000 hộ gia đình, với trên 700.000 lao động chuyên
nghiệp.

Diện tích trồng cà phê của nước ta ở đầu thế kỷ XXI có xu hướng giảm dần
do ảnh hưởng của giá cà phê trên thị trường thế giới, nông dân ở một số vùng họ
chặt cà phê do nợ nhiều, không có khả năng đầu tư nhiều phục vụ cho sản xuất.
Mặt khác, chính phủ cũng khuyến khích giảm diện tích trồng cà phê ở những khu
vực có điều kiện không thuận lợi. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong vòng
5 năm (2000 đến 2005), diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã giảm khoảng 70
nghìn ha và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm ở những khu vực có điều kiện không
thuận lợi. Đồng thời sản lượng cà phê trong 5 năm này cũng giảm khoảng 35
nghìn tấn
Hiện nay, theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì
cả nước có trên 550 ngàn ha cà phê trong đó hơn 90% diện tích và 92% sản
lượng cà phê được trồng tại bốn tỉnh khu vực Tây Nguyên với năng suất gần 1,7
tấn/ha, sản lượng bình quân mỗi năm trên 1 triệu tấn. Nhờ diện tích không ngừng
tăng, sản lượng cà phê nhân cả nước đã vượt con số hơn 1,1 triệu tấn năm 2008.
Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan.
Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của cả nước. Tuy nhiên sản xuất cà phê
của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ. Phát triển có tính tự phát, phân tán,
không có quy hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn, 80% sản lượng là của hộ gia
đình, 10% là của chủ trang trại và 10% của các nông trường quốc doanh. Số cà
phê trong nước được sản suất bởi những hộ gia đình với diện tích gieo trồng
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 9
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
khoảng 2-5 hecta/hộ. Các công ty Nhà nước chiếm khoảng 15% và cà phê được
trồng trong những nông trại lớn hơn, mỗi trang trại 30-50ha.
Mặc dù chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để duy trì diện tích trồng cà
phê ở mức 500.000 ha nhưng theo báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam,
diện tích trồng cà phê vẫn tăng lên khoảng 10% và mức 550.000 ha trong vòng 5
năm qua.
BẢNG 1: SẢN LUỢNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM THEO NĂM (TÍNH TỪ

THÁNG 10 ĐẾN THÁNG 9)
2008/2009 2009/2010
2010/2011
Thời gian bắt đầu niên vụ 10/2008 10/2009 10/2010
Sản lượng (hạt cà phê xanh,
nghìn tấn)
1.080 1.050 1.12
Sản lượng trung bình (tấn/ha) 2,16 2,09 2,11
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNN)
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)
Hình 1: Sản lượng cà phê Việt Nam theo tỉnh thành
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 10
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cà phê vối nhưng trên thị trường thế giới cà
phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có hương vị thơm ngon và chứa ít
hàm lượng caffein. Chính Phủ đang lên kế họach thay thế việc gieo trồng
Robusta bằng Arabica ở những vùng thích hợp. Tuy dòng cà phê Arabica cho sản
lượng thấp hơn nhưng nếu tính cùng số lượng thì lợi nhuận thu được gấp đôi so
với Robusta. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, mùa vụ
2011/2012 sản lượng cà phê Arabica ước tính đạt 750.000 bao, tăng 25% so với
năm ngoái. Sản lượng cà phê Arabica chỉ chiếm 3% trong tổng sản lượng cà phê
của Việt Nam. Việc sản xuất sẽ được tập trung ở hai tỉnh là Sơn La và Lâm
Đồng. Mặc dù diện tích đất trồng và sản lượng của cà phê Arabica đang tăng
nhưng dự đoán sản lượng của loại cà phê này rất khó có thể vượt qua con số 5%
tổng sản lượng trong vòng 5 năm tới.
Ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó chủ tịch Vicofa, cho rằng cách phát triển cà phê
bền vững cho Việt Nam là tăng diện tích trồng cà phê arabica trong năm năm tới
lên gấp năm lần hiện nay, đạt ít nhất 100.000 héc ta với sản lượng 150.000-
200.000 tấn mỗi năm để đa dạng thêm mặt hàng cà phê xuất khẩu, tránh phụ

thuộc quá nhiều vào cà phê robusta. Đồng thời giảm dần diện tích trồng cà phê
robusta từ gần 500.000 héc ta hiện nay xuống mức 400.000 héc ta trong 5 năm
tới.
2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ
2.2.1 Thị trường trong nước
Mặc dù Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 trên thế giới (sau
Brazil) và những quán cà phê cũng mọc lên như nấm trên khắp các nẻo đường ở
Việt Nam, nhưng lượng tiêu thụ cà phê của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với
các nước trên thế giới. Một thực tế cho thấy đa số các vùng ở Việt Nam, trừ các
thành phố lớn đang phát triển, trà xanh vẫn là lựa chọn hàng đầu. Hơn thế nữa
nhiều nông hộ chuyên sản xuất kinh doanh cà phê trên vùng cao nguyên đất đỏ
bazan Đắk Lắk, nơi được mệnh danh là “Vương quốc cà phê”, chiếm 50% trong
tổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nước và chiếm 60% tỷ trọng GDP của tỉnh
này vẫn không thích uống cà phê. Đơn giản là tập quán uống cà phê vẫn chưa
thay thế được thức uống hàng ngày truyền thống của bà con là trà, chè xanh hoặc
nước trắng. Làm cà phê chỉ để xuất khẩu, còn đối với phần lớn người tiêu dùng
trong nước họ xem đây là loại thực phẩm “xa xỉ”.
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 11
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê- Ca cao Việt Nam cho biết, bình quân các
nước thành viên của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) tiêu thụ nội địa mỗi năm lên
đến 25,16% sản lượng, trong khi Việt Nam (là thành viên của Tổ chức) hiện nay
chỉ mới đạt 5% sản lượng thu hoạch. Thực tế cho thấy, mỗi năm nước ta sản xuất
được trên 1 triệu tấn cà phê, trong khi mức tiêu dùng cà phê của cả nước chỉ
khoảng 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6% trong tổng sản lượng cà phê làm ra.
Trong khi bình quân mỗi người ở các nước khu vực Bắc Âu tiêu dùng 10 kg cà
phê nhân mỗi năm, khu vực Tây Âu từ 5-6 kg cà phê/năm, Việt Nam chỉ đạt 0,64
kg mỗi năm. Chưa tính chung trên cả thế giới, chỉ tính riêng trong các nước sản
xuất cà phê thì mức tiêu thụ nội địa của Việt Nam đứng thứ 19. Trong tình hình

giá cà phê giao dịch giảm mạnh như hiện nay thì giải pháp tối ưu lúc này là Việt
Nam cần đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Mức tăng trưởng hợp lý trong 5 năm tới là
nâng mức tiêu thụ cà phê của cả nước lên từ 6% đến 10% sản lượng cà phê mỗi
năm.
Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường tiêu thụ cà phê nội địa ở nước ta là
sản lượng tiêu thụ nội địa đang dần tăng lên qua các năm. Tiêu thụ cà phê ở thị
trường nội địa Việt Nam niên vụ 2008/09 đạt 1,06 triệu bao, tương đương 64
nghìn tấn hạt xanh, chiếm chỉ 5,9% tổng sản lượng của cả nước. Trong niên vụ
2009/10, tiêu thụ tăng lên mức 1,1 – 1,2 triệu bao, tương đương 72 nghìn tấn hạt,
cao hơn 13% so với vụ trước, và chiếm 6,7% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra.
Trong mùa vụ 2010/2011, sức tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam đạt 1,3 triệu
bao tương đương với 80.000 tấn hạt cà phê xanh. Dự báo mùa vụ 2011/2012, con
số này sẽ vào khoảng 1,5 triệu bao tương đương 90.000 tấn hạt cà phê xanh,
chiếm khoảng 7% tổng sản lượng. Mức tiêu thụ cà phê của người dân Việt Nam
tăng lên khoảng 0,92kg/ 1 người/1 năm. Tuy nhiên, con số này vẫn được coi là
thấp so với các nước sản xuất cà phê khác. Trong vài năm gần đây, sức tiêu thụ
cà phê của người dân Việt Nam tăng lên đáng kể. Rất nhiều quán nhãn hiệu cà
phê đã được hình thành bao gồm cả phong cách phương tây và phong cách Việt.
Rất nhiều quán cà phê Internet, cà phê đọc sách, các quán cà phê kiểu mới đã
được mở và trở nên phổ biến với những thanh niên và giới doanh nhân, cung cấp
nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau. Dân số tăng lên
khoảng 1% tương đương với khoảng 1 triệu người cũng góp phần vào việc tăng
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 12
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam. Tiêu thụ cà phê trong nước tăng chủ yếu là do
kết quả tích cực của các chiến lược marketing của các thương hiệu cà phê có
phong cách châu Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, The Coffee Bean, Tea
Leaf, và Illy. Nhiều người tiêu dùng trung lưu phản ứng tích cực với các nỗ lực
marketing của ngành cũng giúp cho xu hướng mua cà phê sử dụng tại nhà phát

triển mạnh.
Như vậy, để đẩy mạnh tiêu thụ cà phê trong nước thì cần có một chiến lược
kích cầu mang tầm quốc gia và được tổ chức một cách đồng bộ các khâu truyền
thông, lễ hội, cải tiến chất lượng… Trong đó, cần tập trung nghiên cứu thị hiếu
tiêu dùng cà phê của người Việt Nam thật chi tiết, bởi mỗi vùng, miền đều có văn
hóa tiêu dùng cà phê riêng của mình như người miền Nam thì thích thưởng thức
cà phê ngoài quán với hàm lượng vừa phải trong khi người miền Bắc lại thích ở
nhà thưởng thức với một ly cà phê có nồng độ đậm đặc. Trong nhiều năm qua,
Đắk Lắk là tỉnh đi đầu trong cả nước về tổ chức những sự kiện kích cầu tiêu dùng
cà phê nội địa bằng cách tổ chức nhiều hoạt động như Lễ hội cà phê được tổ chức
(2 năm một lần), tuần lễ cà phê và lồng ghép hoạt động kích cầu cà phê trong
nhiều hoạt động văn hóa, du lịch khác.
2.2.2 Thị trường nước ngoài
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 2004, cà phê được xuất
khẩu nông nghiệp tại 12 nước và vào năm 2005, nó xuất khẩu nông nghiệp hợp
pháp thứ 7 trên thế giới tính theo giá trị. Ngày nay, trồng và chế biến cà phê đã
trở thành một ngành công nghiệp trên toàn cầu đã tạo công ăn việc làm cho hơn
20 triệu người. Giá trị thương mại toàn cầu của cà phê chỉ đứng thứ hai sau dầu
lửa. Với lượng tiêu thụ ước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được công
nhận là đồ uống thông dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay cà phê Việt
nam được xuất sang trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với thị phần lớn, chiếm tới
18% số lượng cà phê buôn bán toàn thị trường thế giới.
Theo thống kê của Tổng cục hải quan, tính đến hết tháng 3/2010 lượng cà
phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 345 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ
năm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8%, tương ứng giảm 186 triệu USD;
Trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảm
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 13
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
do giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của Việt

Nam trong trong quý I/2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây.
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), từ đầu năm 2010 giá cà
phê xuất khẩu đã thấp hơn khoảng 140 USD/tấn so với cùng thời điểm 2009, giá
xuất khẩu trong nước (FOB) chỉ đạt 1.100 USD/tấn và tại sàn giao dịch Life
(London) chỉ đạt 1.225 USD/tấn (giảm hơn 100 USD/tấn so với trước Tết). Nhìn
chung, xuất khẩu cà phê năm 2010 dù không đạt được tăng trưởng về lượng
nhưng được lợi về giá đã giúp cà phê đạt được kết quả khá bất ngờ mang về kim
ngạch đạt 1,763 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2009, sản lượng đạt khoảng 1,17
triệu tấn cà phê, giảm 0,9% so với năm 2009. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt
1.462 USD/tấn. Riêng tháng 12/2010, xuất khẩu cà phê ước giảm 10,3% so với
cùng kỳ năm 2009 xuống còn 2,2 triệu bao. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau
Braxin với tỷ trọng chiếm gần 1/4 lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong
nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất
của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng 22% tổng lượng cà phê xuất khẩu
của Việt Nam. Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong quý I/2010
giảm mạnh nhưng vẫn có 4/10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt
Nam đạt tốc độ tăng trưởng dương về lượng là Anh đạt 11.657 tấn, Nga đạt 9.906
tấn, Indonesia đạt 9.565 tấn và Algerin đạt 7.736 tấn.
Giá cà phê đang liên tục tăng cao trong những ngày cuối năm 2010, đặc biệt
là trong những ngày của năm 2011 là tin vui đối với bà con nông dân trồng cà
phê. Cụ thể, trên thị trường thế giới, sau khi bất ngờ tăng tới 70 USD/tấn vào
ngày cuối năm 2010, thì giá cà phê đã liên tục tăng, hiện ở mức hơn 2.099
USD/tấn. Đây thực sự là tin vui vào những ngày đầu năm 2011 cho nông dân
trồng cà phê ở Tây Nguyên là dấu hiệu khởi sắc cho thị trường cà phê trong năm
mới.
Tính hết quý 1/2011, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 520 nghìn tấn, trị
giá trên 1 tỷ USD, tăng 49,4% về lượng và tăng tới 122,3% về trị giá so với cùng
kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.080 USD/tấn, tăng rất mạnh 48,5%
so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, chỉ tính hết tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê
của cả nước đã hoàn thành được 43,3% kế hoạch đặt ra trong năm nay. Chỉ tính

riêng tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê của cả nước đã đạt tới 160,5 nghìn tấn, trị
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 14
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
giá 365 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và tăng 20,4% về trị giá so với cùng kỳ
năm 2010, giá xuất khẩu trung bình trong tháng đạt 2.273 USD/tấn, tăng 8% so
với tháng 2/2011. Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu cà phê tới hầu hết các thị
trường chính trong quý 1/2011 đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2010.
Đứng đầu là Bỉ với lượng xuất khẩu lên tới 58 nghìn tấn, trị giá 119 triệu USD,
tăng kỷ lục từ trước tới nay; đứng sau đó là Mỹ đạt 57 nghìn tấn, trị giá 133,1
triệu USD, tăng 44% về lượng và 120% về trị giá; Đức đứng vị trí thứ 3, tuy
nhiên mức tăng trưởng đạt không cao (2% về lượng, 55% về trị giá) tương đương
49 nghìn tấn, trị giá 105,7 triệu USD. Trái lại, lượng xuất khẩu tới một số thị
trường như Nhật Bản, Anh, Nga, ấn Độ… lại giảm so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung hạn chế do giá cao trong giữa vụ cà phê 2010/2011 đã làm cho
khối lượng xuất khẩu cà phê của nước ta trong những tháng gần đây (cuối vụ)
luôn ở mức thấp. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởng
cao so với năm trước do giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao. Giá xuất khẩu
bình quân 10 tháng đầu năm 2011 đạt mức 2.210 đô la/tấn, tăng 51,5% so với
mức giá xuất khẩu bình quân cùng kỳ năm ngoái.
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiến thương mại – Đầu tư – Du lịch Dak Lak; Vicofa và
Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột)
Hình 2: Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Việt Nam mùa vụ 2009-2010 và
2010-2011
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 15
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
Theo số liệu TCHQ, tính đến tháng 11 năm 2011 cả nước đã xuất khẩu 1,1
triệu tấn cà phê, thu về 2,4 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 55,6% về trị giá
so với cùng kỳ năm trước, đạt 91,7% kế hoạch năm. Tính riêng tháng 11, Việt

Nam đã xuất khẩu 71,5 nghìn tấn, trị giá 152,5 triệu USD, tăng 123,06% về
lượng và tăng 110,47% về trị giá so với tháng trước đó. Sản lượng cà phê xuất
khẩu liên tục tăng đến cuối năm 2011 cả nước xuất khẩu được 1,2 triệu tấn cà
phê các loại (920 triệu tấn cà phê nhân, Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 2 tỉ đô-la
Mỹ và 1.127 triệu tấn cà phê thô, tăng 6% so với niên vụ trước…), đạt mức kỷ
lục là 2,7 tỉ đô-la Mỹ. So với mùa vụ 2009/2010 sản lượng đã tăng 6% và giá trị
đã tăng 56%. Đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay của ngành cà phê, một phần
là nhờ vào giá cà phê thế giới tăng cao. Theo VICOFA, giá FOB (HCM) của hạt
cà phê Robusta thô chưa phân loại là 2.570$/tấn (tháng 5). Đây là mức giá cao
nhất trong vòng 16 năm trở lại đây.
BẢNG 2: GIÁ XUẤT KHẨU TRUNG BÌNH CÀ PHÊ THÔ VIỆT NAM
NIÊN VỤ 2010/11
Giá FOB (HCM) của
hạt cà phê thường chưa
phân loại
(USD/tấn)
T10 T11 T12 T01 T02 T03 T04
Giá
trung
bình
của 7
tháng
Niên vụ 2009/10 $1.357$1.278$1.277$1.297$1.218$1.198$1.271 $1.271
*Niên vụ 2010/11 $1.552$1.806$1.821$1.910$2.093$2.281$2.283 $1.964
% thay đổi của niên vụ
2010/11 so với niên vụ
2009/10
14% 41% 43% 47% 72% 90% 80% 55%
(Nguồn: Trung tâm Xúc tiên thương – Đầu tư – Du lịch Dak Lak, *VICOFA)
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa

Trang 16
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
BẢNG 3: XUÁT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM MÙA VỤ 2010/11
Tháng
2010/2011
(Bắt đầu: Tháng 10 năm 2010)
% thay đổi mùa vụ 2010/11
so với mùa vụ 2009/10
Lượng
(nghìn tấn)
Giá trị (triệu
USD)
Lượng Giá trị
T10 49 85 -6% 15%
T11 62 109 -11% 9%
T12 113 203 0% 27%
T01 136 267 21% 69%
T02 94 197 47% 114%
T03 147 333 41% 135%
T4 100 240 -2% 75%
T5 77 188 -1% 69%
T6 53 124 -33% 9%
T7 40 95 -51% -23%
T8 31 71 -55% -35%
T9 18 41 -72% -61%
Tổng cộng 920 1.953 -7% 37%
(Nguồn: Global Trade Atlas; *Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11
tháng đầu năm 2011 với thị phần chiếm 11,74% trong tổng giá trị xuất. Tiếp theo
là một số thị trường thuộc khối EU như Đức (10,1%), Bỉ (8,2%), Italia ( 6,6%),

Tây Ban Nha (5%), đặc biệt là thị trường Bỉ với mức nhập khẩu tăng gần gấp đôi
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 17
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
về lượng và gấp 3 về giá trị so với 11 tháng đầu năm trước. Bên cạnh các thị
trường truyền thống như Mỹ, Đức, Bỉ… thì năm nay, Trung Quốc đã trở thành
quốc gia thứ 10 trong hàng ngũ 10 nước nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt
Nam với lượng nhập đạt đến 28.349 tấn.
BẢNG 4: THỊ TRƯỜNG CHỦ CHỐT XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THÔ
CỦA VIỆT NAM, NỬA ĐẦU NIÊN VỤ 2010/11
STT
Thị trường
XK
Niên vụ 2010/11
(T10/10–T3/11)
% thay đổi của niên
vụ 2010/11 so với niên
vụ 2009/10

Khối lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
(nghìn
USD)
Khối lượng Giá trị
1 Hoa Kỳ 97 208.803 31% 79%
2 Đức 74 151.440 -9% 31%
3 Bỉ 74 143.267 196% 316%
4 Ý 57 109.283 68% 131%
5 Tây Ban Nha 42 81.150 24% 76%

6 Hà Lan 25 48.803 178% 277%
7 Nhật Bản 22 51.133 -12% 31%
8 Hàn Quốc 18 32.699 20% 56%
9 Singapore 16 30.472 433% 616%
10 Thuỵ Sĩ 15 30.475 -17% 31%
11 Vương Quốc Anh 15 30.955 -21% 26%
12 Nga 14 25.925 -7% 32%
13 Trung Quốc 13 23.968 44% 92%
14 Algeria 13 24.643 8% 46%
15 Pháp 12 22.395 71% 132%
16 Nước khác 94 178.772 -30% -2%
Tổng cộng 601 1.194.183 17% 65%
(Nguồn: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam)
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 18
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Hình 3: 10 nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam mùa vụ 2010/11
(đơn vị: tấn)
Theo dự báo của Bộ NN&PTNN, lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2012
dự kiến sẽ thấp hơn 100.000 tấn và kim ngạch giảm khoảng 700 triệu USD so với
năm 2011. Với khối lượng xuất khẩu cà phê ước đạt gần 1,1 triệu tấn với trị giá
hơn 2 tỷ USD. Theo ICO dự báo, trong niên vụ 2011 -2012 sản lượng cà phê của
nước ta sẽ chỉ đạt 18,5 triệu bao (tương đương 1,11 triệu tấn), giảm 5% so với
sản lượng của niên vụ trước. Tỷ lệ này cho thấy, sản lượng cà phê nước ta giảm
mạnh hơn so với sản lượng chung của cà phê thế giới. Thực tế cho thấy Theo báo
cáo mới nhất của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), Việt Nam đứng đầu thế giới về
xuất khẩu cà phê tháng 3 với 2,6 triệu bao. So với nước đứng thứ 2 là Brazil, sản
lượng cà phê Việt Nam tháng 3 cao hơn 18,2%. Trong tháng 3, Brazil xuất khẩu
gần 2,2 triệu bao Cũng theo ICO, sản lượng cà phê toàn thế giới trong tháng 3 đạt

9,88 triệu bao. Trong đó cà phê robusta, loại Việt Nam xuất khẩu chủ yếu, đạt
khoảng 4,13 triệu bao, chiếm 41,8% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới.
Tính đến hết quí I/2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 500.462 tấn, trị
giá 1.066.230.036 USD, giảm 3,7% về lượng và giảm 1,43% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước. Trong quí I/2012 này thị trường Đức đã vượt qua thị trường
Hoa Kỳ vươn lên vị trí dẫn đầu về xuất khẩu cà phê của Việt Nam, với 78.898
tấn, trị giá 161.845.013 USD, tăng 60,2% về lượng và 53,11% về trị giá so với
cùng kỳ năm trước, chiếm 15,7% về lượng và chiếm 15,1% về trị giá tổng xuất
khẩu. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, trị giá 140.403.987 USD, tương đương
60.328 tấn cà phê, tăng 5,71% về lượng và 5,45% về trị giá. Italia đứng vị trí thứ
3, với 34.626 tấn, thu về 70.650.719 USD, giảm 17,63% về lượng và 16,11% về
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 19
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
trị giá so với cùng kỳ năm trước. Ba thị trường trên chiếm 34,9% tổng trị giá xuất
khẩu cà phê của Việt Nam trong quí I/2012.
BẢNG 5: MUỜI THỊ TRUỜNG LỚN NHẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦA
VIỆT NAM QUÍ I/2012
Thị
trường
XK
ĐVTQuí I/2011 Quí I/2012
%tăng, giảm quí
I/2012 so với quí
I/2011
Lượng Trị giá
(USD)
Lượng Trị giá
(USD)
Lượng

(%)
Trị giá
(%)
Đức Tấn 49.249 105.707.420 78.898 161.845.013 60.2 53.11
Hoa Kỳ Tấn 57.072 133.149.923 60.328 140.403.987 5.71 5.45
Italia Tấn 42.037 84.215.522 34.626 70.650.719 -17.63 -16.11
Tây Ban
Nha
Tấn 29.102 60.217.886 28.947 58.862.309 -0.53 -2.25
Indonesia
Tấn 3.667 7.723.530 26.931 52.854.083 634.42 584.33
Nhật Bản Tấn 13.990 35.229.432 23.406 52.147.260 67.31 48.02
Bỉ Tấn 58.005 119.112.529 20.969 41.945.588 -63.85 -64.78
Angieri Tấn 16.085 32.199.178
Mêhicô Tấn 4.175 8.755.341 12.803 25.000.306 206.66 185.54
Anh Tấn 11.347 24.801.711 11.591 23.127.278 2.15 -6.75
(Nguồn:http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-
viet-nam.gplist.294.gpopen.201402.gpside.1.gpnewtitle.qui-i-2012-xuat-khau-ca-
phe-giam-nhe.asmx)
Theo số liệu mới công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam, xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đạt 860 nghìn tấn, tăng 7,8% về lượng
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 20
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
và 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Riêng tháng 5/2012, Việt Nam xuát
khẩu được 160.000 tấn cà phê với trị giá 334 triệu USD, nâng tổng sản lượng
xuất khẩu từ đầu niên vụ 2011 – 2012 đến nay đạt 860.000 tấn với kim ngạch 1,8
tỷ USD (tăng 7,8% về lượng và 3% về giá trị so với cùng kỳ). Giá cà phê xuất
khẩu bình quân 5 tháng là 2.087 USD/tấn, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 63
USD/tấn (khoảng 3%). Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam là

Đức và Hoa Kỳ, chiếm tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị, chiếm lần lượt
13,9% và 12,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đáng chú ý nhất là thị
trường Inđônêxia, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2011.
CHƯƠNG 3
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM
3.1 THUẬN LỢI (Điểm mạnh)
3.1.1 Về mặt sản xuất cà phê
Việt nam với những cao nguyên trồng cà phê trù phú và đầy tiềm năng. Bạn
bè thế giới đã biết đến những cao nguyên trồng cà phê của Việt Nam_nguồn
cung cấp khối lượng lớn cà phê ra thế giới. Ngày nay cà phê Việt Nam ngày càng
khẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê thế giới, ngày càng vương lên
mạnh mẽ hơn. Nhưng đâu là yếu tố giúp cây cà phê của Việt Nam có sự vươn lên
mạnh mẽ như vậy? Có nhiều yếu tố, trước tiên là thổ nhưỡng khí hậu phù hợp
với cây cà phê. Nhất là cà phê Robusta. Nói đến đây thì chúng ta không thể
không nhắc đến ĐắkLắk, ĐắkLắk được biết đến như thủ phủ của cây cà phê Việt
Nam và trở thành thương hiệu cà phê nổi tiếng là nhờ vào điều kiện tự nhiên
mang lại. Thuận lợi đầu tiên là do điều kiện đất đai và khí hậu. Nằm ở độ cao
bình quân 500m so với mực nước biển, tầng đất đỏ bazan màu mỡ và tương đối
bằng phẳng nhất Tây nguyên, thời tiết phân làm hai mùa mưa nắng rõ rệt nên
ĐắkLắk rất thích hợp với cây cà phê Vối (robusta). Thuận lợi tiếp theo là trong
thời kỳ chiến tranh tuy sản lượng còn thấp nhưng Việt Nam đã có một số thương
hiệu cà phê được biết đến ở Đông Nam Á như Cầu Đất, Di Linh, Mô-ka Đà Lạt,
Buôn Hồ, Ban Mê Thuộc… trong đó có hai thương hiệu Buôn Mê Thuộc và
Buôn Hồ cho sản lượng nhiều nhất được xuất sang tận châu Âu. Một thuận lợi
quan trọng khác của ngành cà phê là phải nói đến người nông dân Việt Nam lam
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 21
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
lũ, cần cù. Có nhiều người cho rằng đó là phóng đại nhưng thực tế so sánh thì

trong 3 nước Đông Dương, nông dân Việt Nam là chịu khó nhất. Ngay như đối
thủ cạnh tranh trong khu vực là Indonesia với triệu ha cà phê nhưng sản lượng
cũng ít hơn chúng ta.
3.1.2 Về mặt xuất khẩu cà phê
Xuất khẩu là một trong những hoạt động được chính phủ Việt Nam khuyến
khích phát triển chính vì thế trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt
Nam có nhiều thuận lợi. Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, góp
phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Braxin và
thứ nhất về sản xuất cà phê robusta. Quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm cà
phê hiện nay không ngừng được cải thiện và mở rộng. Về chất lượng cà phê xuất
khẩu, theo Sở Công thương Đắk Lắk cho biết, để nâng cao chất lượng cà phê
xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Đắk Lắk như: Công ty
Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, Công ty TNHH một thành
viên 2/9 Đắk Lắk, Công ty cà phê Việt Thắng, Công ty cà phê 49, Công ty Liên
doanh chế biến cà phê xuất khẩu Man Buôn Ma Thuột đã đầu tư trên 70 tỉ đồng
vào hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền chế biến, sàng phân loại, hệ thống
bắn màu, máy sấy theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay trên thế giới. Hoạt
động xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã và đang có những ảnh hưởng quan trọng
nhất định đến thị trường cà phê thế giới. Cơ hội xuất khẩu rất lớn thúc đẩy các
doanh nghiệp cà phê Việt Nam tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm, tổ chức cơ cấu ngành hàng hợp lý để đảm bảo tăng trưởng bền
vững trong những năm tiếp theo.
Mặt khác trong những năm qua, nhiều cuộc hội thảo giữa các doanh nghiệp
Việt Nam và các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cũng đã trao đổi về tình hình
sản xuất cà phê trên thế giới, kinh nghiệm phát triển thị trường, tiềm năng và
chiến lược phát triển của ngành cà phê Việt Nam.
3.2 KHÓ KHĂN (Điểm yếu)
3.2.1 Về phía nông dân
Quá trình trồng trọt và thu hoạch cà phê mang tính chất quyế định đến chất
lượng hạt cà phê xuất khẩu. Trồng trọt và chăm sóc cà phê ở Việt Nam hiện nay

vẫn tồn tại nhiều bất cập do thói quen của người nông dân. Chỉ khoảng 50% số
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 22
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
hộ dân sử dụng phân bón đúng cách, còn việc tưới nước luôn vượt quá 500 -700
m
3
/ha/vụ và chỉ 5% diện tích được tưới theo công nghệ phun mưa. Điều này
không những ảnh hưởng đến sản lượng cà phê mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng thu hoạch
Thứ nhất là người trồng cà phê sẽ bị mất trắng sản phẩm khi họ gửi sản
phẩm chưa bán vào các công ty, đại lý vì không có đủ chỗ để lưu trữ sản phẩm;
gửi hàng như một dạng thế chấp để vay tiền sử dụng cho tiêu dùng hay kinh
doanh khi chưa muốn bán. Hơn thế nữa còn có một hiện tượng nguy hiểm hơn. .
Đó là vấn đề chốt giá hàng gửi khi nông dân gửi hàng vào đại lý, đại lý gửi hàng
vào các công ty. Một số doanh nghiệp lợi dụng thời cơ đề ép giá nông dân. Các
doanh nghiệp đó cũng cho ký gửi hàng. Khi thấy giá tăng thì điều đương nhiên là
người nông dân gửi cà phê muốn chốt giá lúc đó họ ép giá hoặc đưa ra giá mua
hàng gửi thấp hơn giá mua trên thị trường trong cùng thời điểm thay vì người gửi
đáng phải được ưu tiên về giá cả hơn khi bán, vì đây là một dạng cho vay không
lãi, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược.
Thứ hai là người trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trường và những quy
định về tiêu chuẩn quốc tế, từ đó họ trở nên bị động, thậm chí để mất cơ hội bán
sản phẩm đúng lúc với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường thế giới biến
động thì các hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chí
nông dân còn lâm vào tình cảnh vỡ nợ.
3.2.2 Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Một nguyên nhân nghiêm trọng làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam gặp khó khăn là thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau cũng như
liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng cà phê. Sự thiếu gắn kết của 146

doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Kế đến là vấn đề trong tiếp cận thị trường do
kinh phí dành cho xúc tiến thuơng mại không được dư dả. Nếu doanh nghiệp
muốn mở rộng thị trường mới thay thế thị trường truyền thống thì ngoài việc hỗ
trợ của Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần có kinh phí. Tuy nhiên trong hoàn
cảnh kinh tế không mấy sáng sủa thì tìm nguồn kinh phí, trích nguồn kinh phí là
không hề dễ.
Theo ông Nguyễn Quang Bình, Giám đốc xuất nhập khẩu Tập đoàn Thái
Hòa, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay đều dựa
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 23
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
vào những kênh thông tin chính là Reuter, Dowjohn… trong khi đây là các kênh
thông tin phục vụ người mua chứ không phải người bán. Do các doanh nghiệp
Việt Nam thiếu thông tin thị trường và không dự báo chính xác nhu cầu của thị
trường, chiều hướng biến động giá, cũng không chủ động được nguồn hàng, vốn
thu mua, nên không dự đoán được sự lên xuống của thị trường, đồng thời không
đánh giá được sản lượng và tình hình thực tế cung, cầu trên thế giới, vì thế dễ bỏ
lỡ nhiều cơ hội xuất khẩu khi giá cà phê tăng cao và thường xảy ra tình trạng
cạnh tranh, ép giá, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lại
bán hàng với thời gian giao hàng quá xa, như vậy sẽ khó có thể chuẩn bị kịp hàng
để giao và chưa nắm hết được thông tin trên thị trường, nếu các nhà nhập khẩu
kéo giá xuống dưới mức đã thoả thuận làm doanh nghiệp chịu thiệt thòi. Việt
Nam đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng lại không chi phối được
giá thị trường bởi trình độ sản xuất củ nước ta còn thấp, manh mún và chưa theo
hướng sản xuất dây chuyền chuyên nghiệp hóa, đặc biệt là thiếu sự gắn kết giữa
các đơn vị sản xuất, nhà sản xuất và đơn vị thu mua, xuất khẩu.
Nhìn chung thì khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước
chủ yếu xuất phát từ thực trạng yếu thế về tài chính. Do yếu về tài chính nên
trong thời điểm đáo hạn ngân hàng, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều phải
chấp nhận bán hàng để có cơ sở vay tiền. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu

cà phê trong nước đang phải đối mặt với khó khăn vì không mua được hàng do
các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có mặt tại nước ta đẩy mạnh thu mua,
khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước “ thua ngay trên sân nhà”.
3.3 CƠ HỘI
Hằng năm nền kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng rõ nét. Nhất là khi
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). WTO mang lại cho Việt
Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương
mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm. Tại Hội thảo Đánh
giá tác động hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam: Ngành cà
phê, ca cao, hồ tiêu, hạt điều do Bộ Công Thương tổ chức, ngày 9/7/2008. Ông
Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa) dự báo nhu
cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới sắp tới mỗi năm tăng khoảng 2 triệu bao (60
kg/bao), đến năm 2018, dự kiến thế giới cần tới 140 triệu bao và cho rằng đây là
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 24
Chuyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam
cơ hội vàng cho xuất khẩu cà phê Việt Nam. Với những thuận lợi sẵn có trên,
theo đánh giá của các chuyên gia thị trường trong và ngoài nước, ngành cà phê
Việt Nam hoàn toàn có cơ hội phát triển mạnh mẽ cả về giá và thị trường trong
thời gian tới.
Thêm một cơ hội nữa cho ngành cà phê Việ Nam. Hiện nay, ngành công
nghiệp cà phê hòa tan đang phát triển, đầu vào nguyên liệu là Robusta do giá
thành thấp hơn. Vì thế đây là cơ hội cho cà phê Robusta của Việt Nam. Doanh
thu hoạt động nông nghiệp cà phê toàn thế giới khoảng 16 tỷ USD, nhưng doanh
thu từ hoạt động công nghiệp cà phê lên đến 80-90 tỷ USD. Như vậy cơ hội cho
công nghiệp cà phê Việt Nam rất lớn. Về sản lượng Robusta chúng ta chiếm 38-
40%. Như vậy nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết liên kết lại, tạo sức mạnh
cạnh tranh quốc gia thì chúng ta hoàn toàn quyết định được giá Robusta. Từ
tháng 10/2011, cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên đã chính thức có mặt trong
hệ thống siêu thị Cosco của Hoa Kỳ và Tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á E-Mart

(Hàn Quốc) khi vượt qua được 20 tiêu chí kiểm định khắt khe của các đơn vị
kiểm định quốc tế. G7 là thương hiệu cà phê đầu tiên của Việt Nam tại Cosco,
được người tiêu dùng đón nhận rất tích cực. Sự kiện G7 vào được hệ thống siêu
thị của Hoa Kỳ và Hàn Quốc sẽ tạo đà để sản phẩm này thâm nhập vào các thị
trường khác và sẽ là cơ hội để Việt Nam từng bước tạo thương hiệu vững mạnh
trên các thị trường lớn của thế giới.
3.4 THÁCH THỨC
3.4.1 Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển
không theo quy hoạch.
Ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có một bước phát triển nhanh chóng
cả về diện tích, sản lượng và năng suất. Bên cạnh những thành tựu đạt được,
ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa đến sự
phát triển bền vững trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà
phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 550.000 ha cà phê của cả nước hiện
nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% trong độ tuổi từ 10 – 15 năm, đây là
số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất, ở tuổi từ
15 – 20 năm đã có biểu hiện gìa cỗi khoảng 150 ngàn ha và khả năng cho năng
GVHD: Nguyễn Thúy Hằng SVTH: Lê Thị Lụa
Trang 25
lắng bởi giá trị của hạt cà phê mang lại luôn bấp bênh. Giá của cà phê Việt NamGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 1C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namvẫn thấp hơn quốc tế, bởi những yếu tố về chất lượng do hầu hết là chế biến thô. Đồng thời quy mô và thị trường xuất khẩu của Nước Ta còn nhỏ so với những nướckhác và tỷ suất cà phê chè xuất khẩu còn thấp đa phần là xuất khẩu cà phê nhân. Vì vậy yếu tố tăng nhanh sản xuất cũng như tiêu thụ là mối chăm sóc củachính phủ cũng như của những doanh nghiệp. Do đó, em chọn đề tài “ Phân tíchtình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Nước Ta ” để hiểu rõ hơn về tình hìnhsản xuất và sự dịch chuyển của việc xuất khẩu cà phê của Nước Ta nhằm mục đích đề xuấtmột số giải pháp giúp không thay đổi tình hình sản xuất, xuất khẩu để hoàn toàn có thể phát huyhết tiềm năng và thế mạnh tạo nên một tên thương hiệu cà phê lớn và vững vàngtrước những dịch chuyển không ngừng của thị trường quốc tế. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2. 1 Mục tiêu chung : Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Nước Ta và đề xuất kiến nghị một sốgiải pháp nhằm mục đích không thay đổi ngành cà phê giúp nâng cao sản lượng sản xuất và tiêuthụ một cách vững chắc. 2.1 Mục tiêu đơn cử : 2.2.1 Phân tích tổng quan về ngành cà phê Nước Ta. 2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam2. 2.3 Phân tích những tác nhân ảnh hưởng tác động đến tình hình sản xuất và tiêu thụ càphê ở Việt Nam2. 2.4 Đề xuất 1 số ít giải pháp giúp không thay đổi sản xuất và thôi thúc tiêu thụ càphê Nước Ta. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3. 1 Phương pháp tích lũy số liệu : Số liệu thứ cấp được tích lũy tổng hợp từ những nguồn như : + Sách, báo, tạp chí, Internet + Tổng cục thống kê + Thương Hội cà phê – Ca Cao Nước Ta + Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có tương quan : Tạp chí kinhtế và dự báo, Thời báo kinh tế tài chính Hồ Chí Minh, Thời báo kinh tế tài chính Nước Ta + Các wedsite : vicofa.org.vn, vnepress.net, vneconomy.com.vn. GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 2C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam3. 2 Phương pháp phân tích số liệu :  Mục tiêu 1 : Sử dụng giải pháp thống kê diễn đạt để nghiên cứu và phân tích tổng quanvề ngành cà phê Nước Ta  Mục tiêu 2 : Sử dụng giải pháp thống kê miêu tả từ những số liệu thu thậpđược nhằm mục đích diễn đạt tình hình xuất khẩu cà phê Nước Ta  Mục tiêu 3 : Sử dụng chiêu thức SWOT nghiên cứu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thử thách so với ngành sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Nước Ta  Mục tiêu 4 : Từ miêu tả và nghiên cứu và phân tích trên sử dụng chiêu thức suy luận đểđề xuất những giải pháp giúp việc sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Nước Ta đạt kếtquả tốt hơn. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU4. 1 Phạm vi về nội dung : – Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Viêt Nam4. 2 Phạm vi về khoảng trống : – Đề tài được điều tra và nghiên cứu tại Nước Ta. 4.3 Phạm vi về thời hạn : – Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu những năm 2004 đến tháng 5/2012 – Đề tài được thực thi từ ngày 24/05/2012 đến ngày 20/06/2012. GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 3C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt NamPHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1T ỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM1. 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM1. 1.1 Vài nét về mẫu sản phẩm cà phêCà phê ( có nguồn gốc từ café trong tiếng Pháp ) là một loại thức uống màuđen có chứa chất caffein. Sản xuất từ những hạt cà phê rang lên và được sử dụngrộng rãi. Hạt cà phê được lấy từ hạt của những loài cây thuộc họ cà phê ( Rubiaceae ). Cà phê được tò mò ra từ vùng cao nguyên Ethiopia và được sửdụng lần tiên phong vào thế kỉ thứ IX. Từ đó, nó lan rộng ra những nước khác như : AiCập và Yemen và tới thế kỉ thứ 15 thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phíabắc Châu Phi. Ở Nước Ta cây cà phê Open tiên phong vào cuối thế kỷ XIX ởvùng Di Linh, Bảo Lộc. Ngày nay, cà phê được xem là một trong những thức uống được ưa chuộngtrên toàn quốc tế và được trồng tại hơn 80 vương quốc trên quốc tế nhưng trong đóchỉ có một số ít nước xuất khẩu cà phê. Ba dòng cây cà phê chính là Coffeaarabica ( Cà phê Arabica ) – cà phê chè, Coffea canephora ( Robusta ) hay còn gọilà cà phê vối và cà phê mít – Coffea Excelsa với nhiều loại khác nhau. Hạt cà phêArabica được trồng ở châu Mỹ La tinh, Đông Phi, châu Á. Hạt cà phê Robustađược trồng nhiều ở Tây và Trung Phi, phần nhiều Khu vực Đông Nam Á Cà phê Robustađược nhìn nhận thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng và giá thành thấphơn. Hạt cà phê từ những vương quốc và khu vực khác nhau hoàn toàn có thể phân biệt đượcbằng sự độc lạ trong mùi vị, mùi thơm, tính axit. Sự độc lạ về hương vịphụ thuộc vào khu vực trồng cà phê, những giống cà phê và cách chế biến. Có mộtloại cà phê đắt nhất và hiếm nhất quốc tế mà giá mỗi cân cà phê loại này khoảng20 triệu VND ( 1300 USD ) và hàng năm chỉ có trên 200 kg được bán trên thịtrường quốc tế đó là Kopi Luwak ( ” cà phê chồn ” ) của Nước Ta và Indonesia. Đây không phải là một giống cà phê mà là một cách chế biến cà phê bằng cáchdùng bộ tiêu hóa của loài cầy. GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 4C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam1. 1.2 Đặc điểm chung của loại sản phẩm cà phêViệt Nam có 2 vùng đất tiềm năng với khí hậu tương thích cho sản xuất cà phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận tiện để trồng càphê vối và những tỉnh miền Bắc, với độ cao ( khoảng chừng 1000 – 1500 m ) tương thích với càphê chè. Việt Nam trồng hai loại cà phê chính : cà phê vối và cà phê chè, trong đó, diện tích quy hoạnh cà phê vối chiếm tới hơn 90 % tổng diện tích quy hoạnh gieo trồng. Cà phê chè chủyếu được trồng ở những vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên. Diện tích cà phê tậptrung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, tại những tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, GiaLai, Kon Tum, Lâm Đồng và đa phần là cà phê vối. Diện tích cà phê của khu vựcnày chiếm tới 72 % tổng diện tích quy hoạnh cả nước và sản lượng cũng chiếm khoảng chừng 92 % tổng sản lượng cả nước. Cà phê chè trồng đa phần ở vùng Nam Trung Bộ, vùngnúi phía Bắc do những vùng này ở vùng cao hơn, nhưng dòng cà phê này chiếmdiện tích và sản lượng không cao khi trồng ở Việt nam do những vùng chuyêncanh cà phê ở Nước Ta như Buôn Ma Thuột Đắk Lắk, Bảo Lộc Lâm Đồng … đều chỉ có độ cao từ 500 – 1000 m so với mực nước biển, loài cây này lại nhiều sâubệnh hại nên không kinh tế tài chính bằng trồng cà phê vối nếu trồng ở Nước Ta. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê vối Nước Ta chưa cao do yếu kém vềkhâu thu hái ( hái lẫn quả xanh đỏ ), công nghệ tiên tiến chế biến lỗi thời ( hầu hết là chếbiến khô, tự phơi sấy trong khi thời tiết khí ẩm nên Open nhiều nấm mốc, hạtđen, cà phê mất mùi, lẫn tạp chất, chất lượng giảm sút ). Có khoảng chừng 65 % cà phêViệt Nam thuộc loại II, với 5 % hạt đen, vỡ và nhiệt độ 13 %. Ở Nước Ta có tới90 % diện tích quy hoạnh trồng cà phê cần tưới nước, thế cho nên lượng mưa và mạng lưới hệ thống thuỷ lợiđóng vai trò rất quan trọng so với sản xuất cà phê. Mặc dù nhờ vào nhiều vàonước tưới nhưng mạng lưới hệ thống thuỷ lợi ship hàng sản xuất cà phê chưa được đầu tưnhiều. Phần lớn hộ sản xuất cà phê nhỏ ở Đắk Lắk sử dụng mạng lưới hệ thống giếng khoanđể lấy nước chăm nom cà phê. 1.1.3 GiốngCó 3 loại cà phê chính là cà phê Chè ( coffea arabica ), cà phê Vối ( coffearobusta ) và cà phê Mít ( coffea Excelsas ). Hiện nay có 2 loại cà phê được trồngphổ biến ở nước ta là cà phê Vối và cà phê Chè. GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 5C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Nước Ta  Cà phê Vối : Cà phê Rubusta có đặc tính mọc khoẻ, dễ trồng ít bị bệnh rỉsắt và sâu đục thân. Năng suất cao ( 2 – 3 tân / ha ). Tuy nhiên, phẩm chất trái thuộcloại trung bình, không có mùi thơm đặc trưng, hàm lượng cafein ( 2,2 – 2,4 % ), cóvị chát. Rubusta thích nghi tốt với khí hậu và thổ nhưỡng ở vùng đất đỏ bazan – Tây Nguyên tiềm năng với độ cao trên 500 m so với mặt nước biển. Giống cà phênày hiện đang được trồng nhiều ở ĐắkLắk, Gia Lai – Kon Tum, Lâm Đồng, chủyếu là dùng việc làm chế biến những loại cà phê hỗn hợp và cà phê hoà tan.  Cà phê Chè : Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao. Người tathường trồng nó ở độ cao từ 1000 – 1500 m. Cây có tán lớn, màu xanh đậm, láhình oval. Cây cà phê trưởng thành hoàn toàn có thể cao từ 4-6 m, nếu để mọc hoang dã cóthể cao đến 15 m. Quả hình bầu dục, mỗi quả chứa hai hạt cà phê. Rất được ưachuộng vì có phẩm chất thơn ngon, mùi thơm rất đặc biệt quan trọng, cho trái sớm – 2 nămsau khi trồng. Tuy nhiên, giống cà phê này không thích hợp với điều kiện kèm theo nhiệtđộ cao và cho hiệu suất thấp ( trung bình 0,5 – 1 tấn / ha ). Cà phê Chè hiện đượctrồng nhiều ở Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La, Ở Nước Ta có giống cà phêChè nổi tíêng là cà phê Moka, giống cà phê này được trồng nhiều ở Tây Nguyên, nhưng bị bệnh rỉ sắt rất nặng, lúc bấy giờ còn rất ít.  Cà phê Mít : Đây là giống cà phê sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, khôngkén chọn đất, thích hợp với điều kiện kèm theo ít chăm nom, chịu khô hạn và nhiệt độ tươngđối khá. Tuy nhiên, phẩm chất cà phê Mít rất kém, vị chua, không có mùi thơm, hàm lượng cafein 1,4 – 1,6 %. Cây chậm cho trái ( 4 – 5 năm ) sau khi trồng, năngsuất thấp ( 1 tấn / ha ). Cà phê Mít hoàn toàn có thể ra nhiều lần trên một đoạn cành ( hiệntượng lại hoa ) nhưng cà phê Chè và cà phê Vối thì không. Nhưng Sản lượng củacà phê mít không lớn, hạt nhân to, thon dài trắng đó cũng chính là nguyên do Đắk Lắkvà nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ítdiện tích trồng loại cà phê này, chỉ chiếm khoảng chừng 1 % diện tích quy hoạnh gieo trồng. 1.1.4 Vùng sản xuất trọng điểmTây Nguyên được xem là vùng trình độ hóa cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt quan trọng là cây cà phê. Với 60 vạn ha đất đỏ Bazan, chiếm 40 % tiềm năng pháttriển cây công nghiệp dài ngày của cả nước Nước Ta. Theo số liệu thống kê, trong vòng 3 năm trở lại đây, chỉ có năm 2009 diện tích quy hoạnh cà phê giảm 474 ha, nhưng sang năm 2010 diện tích quy hoạnh lại tăng lên 8.805 ha, sản lượng trung bìnhGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 6C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam400. 000 tấn / năm chiếm hơn 80 % diện tích quy hoạnh và sản lượng cà phê cả nước. Cà phêTây Nguyên đã góp thêm phần đưa nước ta chiếm vị trí số 1 quốc tế về xuất khẩu càphê Robusta. Tây Nguyên, vùng sản xuất cà phê lớn nhất cả nước với 2 loại càphê xuất khẩu chính là Rubusta va ArabicaĐăkLăk được ca tụng là thủ phủ cà phê của Tây Nguyên và của cả nước – Cây cà phê chiếm giữ một vị trí duy nhất, không loại cây xanh nào sánh đượctrên cao nguyên đất đỏ bazan này. Nếu năm 2009, diện tích quy hoạnh cà phê của ĐăkLăk là 182.000 ha thì đến năm 2010 lên 190.765 ha, tăng gần 8.800 ha và đến cuốinăm 2011, diện tích quy hoạnh cà phê của tỉnh tới 195.000 ha, hầu hết là cà phê Vối ( robusta ), chiếm 85 % là diện tích quy hoạnh do dân tự trồng và quản trị, số còn lại tập trungtrong những công ty, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó diện tích quy hoạnh già cỗi cần thanhlý khoảng chừng 28.000 ha, tái canh và trồng mới 14.200 ha. Sản lượng thu hoạch hàngnăm đạt 420.000 tấn, chiếm 40 % sản lượng cà phê của cả nước. Kim ngạch xuấtkhẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk hàng năm đạt trên 600 triệu USD chiếm trên 80 % kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 60 % kim ngạch xuất khẩu cà phê của cảnước, thị trường xuất khẩu đến 80 vương quốc và vùng chủ quyền lãnh thổ trên quốc tế. Cây cà phê là cây nòng cốt trong cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính nông lâm công nghiệp củaĐak Lak. Tham gia sản xuất cà phê có khoảng chừng 216.000 hộ mái ấm gia đình với 1.180.000 nhân khẩu. Đa số dân cư có đời sống không thay đổi, kiến thiết xây dựng được cơ ngơi khangtrang tân tiến, shopping khá đầy đủ máy móc trang thiết bị Giao hàng cho sản xuất củagia đình, gắn bó lâu bền hơn với loại cây công nghiệp này. Một số đã trở nên khá giánhờ vào cây cà phê. Ngoài vùng đất tiềm năng ĐăkLăk cung ứng một lượng lớn cà phê cho cảnước thì vùng đất Lâm Đồng được cho là vùng có diện tích quy hoạnh trồng cà phê chènhiều nhất. Toàn tỉnh hiện có khoảng chừng 142.900 ha cà phê, sản lượng cà phê hàngnăm của tỉnh Lâm Đồng đạt trên 320.000 tấn, sản lượng nhân là 111.000 tấn. Theo cơ cấu tổ chức sản lượng thu hoạch thì Lâm Đồng lúc bấy giờ có hơn 10.000 tấnarabica mỗi năm, chiếm hơn 50 % sản lượng Arabica cả nước. Theo thống kê củaHiệp hội Cà phê – Ca Cao Nước Ta ( Vicofa ), diện tích quy hoạnh trồng cà phê Arabica hiệnnay khoảng chừng 35.000 ha chiếm khoảng chừng 6 % tổng diện tích quy hoạnh cà phê của cả nước., tậptrung nhiều nhất ở Lâm Đồng, Quảng Trị, Sơn La và một số ít địa phương khác ởphía Bắc. Chủ trương của tỉnh là duy trì không thay đổi diện tích quy hoạnh cà phê hiện có, tậpGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 7C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namtrung chỉ huy thâm canh để tăng hiệu suất và chất lượng cà phê nhân. Khâu yếunhất lúc bấy giờ là công nghệ tiên tiến sơ chế và dữ gìn và bảo vệ sau thu hoạch. Tỉnh hiện đangthiếu cơ sở chế biến cà phê thành phẩm, đó là nghành hứa hẹn so với những nhàđầu tư. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, đến cuối tháng2 / 2012, toàn tỉnh có 23.454 ha cà phê được ghi nhận sản xuất theo tiêu chuẩn4C ( Bộ nguyên tắc chung cho hội đồng cà phê ) và tiêu chuẩn UTZ ( Chươngtrình ghi nhận toàn thế giới về sản xuất và kinh doanh thương mại mẫu sản phẩm nông nghiệp cótrách nhiệm ). Đây là những ghi nhận quốc tế rất quan trọng để càphê ViệtNam đủ sức cạnh tranh đối đầu trên thị trường quốc tế. 1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂNHàng năm ngành cà phê đem lại cho quốc gia một khối lượng kim ngạchđáng kể và xử lý công ăn việc làm, không thay đổi đời sống cho hàng trăm ngàn hộgia đình ở những khu vực miền núi và Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳngđịnh vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế tài chính quốc dân, góp thêm phần vào sựnghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá quốc gia. Trong những năm qua, cà phê luôn giữ vai trò là một trong số ít những mặthàng trọng điểm của nền kinh tế tài chính quốc dân. Hằng năm, cà phê góp phần tới 10 % vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tầm quan trọng của mình, cà phêđược xếp vào list 10 mẫu sản phẩm xuất khẩu nòng cốt của Nước Ta và đượcchọn là một trong những mẫu sản phẩm trọng điểm cần phát huy trong quy trình tiến độ 2005 – 2010. Xuất khẩu cà phê góp thêm phần vận động và di chuyển cơ cấu tổ chức nền kinh tế tài chính, thôi thúc sảnxuất tăng trưởng … tạo ra năng lực lan rộng ra thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuấtổn định và kinh tế tài chính tăng trưởng. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo điều kiện kèm theo mở rộngkhả năng phân phối nguồn vào cho sản xuất, nâng cao năng lượng sản xuất trong nước. Đồng thời tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu và ship hàng công nghiệp hóa đấtnước. Xuất khẩu làm tăng GDP, góp phần 2 % vào GDP cả nước và tạo công ănviệc làm cho trên 1 triệu người., làm ngày càng tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó cótác động làm tăng tiêu dùng trong nước – tác nhân kích thích nền kinh tế tài chính tăng trưởnglà cơ sở để lan rộng ra và thôi thúc những quan hệ kinh tế tài chính đối ngoại. Thông qua cạnhtranh trong xuất khẩu, buộc những doanh nghiệp phải không ngừng nâng cấp cải tiến sảnxuất, tìm ra những phương pháp kinh doanh thương mại sao cho có hiệu suất cao, tối thiểu hóa chiphí, tối đa hóa sản lượng. GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 8C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt NamCHƯƠNG 2T ÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤCÀ PHÊ Ở VIỆT NAM2. 1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊTrong 20 năm trở lại đây ngành cà phê Nước Ta tăng trưởng vượt bậc, sảnlượng tăng hàng chục lần, là mẫu sản phẩm xuất khẩu đứng vị trí thứ hai, sau gạotrong hạng mục hàng nông sản xuất khẩu, với kim ngạch đạt gần 2 tỷ USD. Trênthế giới, cà phê Nước Ta đứng vị trí số 2 về khối lượng, sau Brazil. Ngành càphê đã lôi cuốn trên 300.000 hộ mái ấm gia đình, với trên 700.000 lao động chuyênnghiệp. Diện tích trồng cà phê của nước ta ở đầu thế kỷ XXI có xu thế giảm dầndo tác động ảnh hưởng của giá cà phê trên thị trường quốc tế, nông dân ở 1 số ít vùng họchặt cà phê do nợ nhiều, không có năng lực góp vốn đầu tư nhiều Giao hàng cho sản xuất. Mặt khác, chính phủ nước nhà cũng khuyến khích giảm diện tích quy hoạnh trồng cà phê ở những khuvực có điều kiện kèm theo không thuận tiện. Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong vòng5 năm ( 2000 đến 2005 ), diện tích quy hoạnh trồng cà phê của Nước Ta đã giảm khoảng chừng 70 nghìn ha và dự kiến sẽ còn liên tục giảm ở những khu vực có điều kiện kèm theo khôngthuận lợi. Đồng thời sản lượng cà phê trong 5 năm này cũng giảm khoảng chừng 35 nghìn tấnHiện nay, theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thìcả nước có trên 550 ngàn ha cà phê trong đó hơn 90 % diện tích quy hoạnh và 92 % sảnlượng cà phê được trồng tại bốn tỉnh khu vực Tây Nguyên với hiệu suất gần 1,7 tấn / ha, sản lượng trung bình mỗi năm trên 1 triệu tấn. Nhờ diện tích quy hoạnh không ngừngtăng, sản lượng cà phê nhân cả nước đã vượt số lượng hơn 1,1 triệu tấn năm 2008. Sản phẩm hầu hết là cà phê nhân xuất khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90 % cà phê của cả nước. Tuy nhiên sản xuất cà phêcủa Nước Ta vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ. Phát triển có tính tự phát, phân tán, không có quy hoạch dài hạn cũng như thời gian ngắn, 80 % sản lượng là của hộ giađình, 10 % là của chủ trang trại và 10 % của những nông trường quốc doanh. Số càphê trong nước được sản suất bởi những hộ mái ấm gia đình với diện tích quy hoạnh gieo trồngGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 9C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namkhoảng 2-5 hecta / hộ. Các công ty Nhà nước chiếm khoảng chừng 15 % và cà phê đượctrồng trong những nông trại lớn hơn, mỗi trang trại 30-50 ha. Mặc dù cơ quan chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì diện tích quy hoạnh trồng càphê ở mức 500.000 ha nhưng theo báo cáo giải trình của Tổng cục thống kê Nước Ta, diện tích quy hoạnh trồng cà phê vẫn tăng lên khoảng chừng 10 % và mức 550.000 ha trong vòng 5 năm qua. BẢNG 1 : SẢN LUỢNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM THEO NĂM ( TÍNH TỪTHÁNG 10 ĐẾN THÁNG 9 ) 2008 / 2009 2009 / 20102010 / 2011T hời gian khởi đầu niên vụ 10/2008 10/2009 10/2010 Sản lượng ( hạt cà phê xanh, nghìn tấn ) 1.080 1.050 1.12 Sản lượng trung bình ( tấn / ha ) 2,16 2,09 2,11 ( Nguồn : Bộ Nông nghiệp và PTNN ) ( Nguồn : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nước Ta ) Hình 1 : Sản lượng cà phê Nước Ta theo tỉnh thànhGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 10C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt NamViệt Nam xuất khẩu đa phần là cà phê vối nhưng trên thị trường quốc tế càphê chè được nhìn nhận cao hơn cà phê vối vì có mùi vị thơm ngon và chứa íthàm lượng caffein. Chính Phủ đang lên kế họach thay thế sửa chữa việc gieo trồngRobusta bằng Arabica ở những vùng thích hợp. Tuy dòng cà phê Arabica cho sảnlượng thấp hơn nhưng nếu tính cùng số lượng thì doanh thu thu được gấp đôi sovới Robusta. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và tăng trưởng nông thôn, mùa vụ2011 / 2012 sản lượng cà phê Arabica ước tính đạt 750.000 bao, tăng 25 % so vớinăm ngoái. Sản lượng cà phê Arabica chỉ chiếm 3 % trong tổng sản lượng cà phêcủa Nước Ta. Việc sản xuất sẽ được tập trung chuyên sâu ở hai tỉnh là Sơn La và LâmĐồng. Mặc dù diện tích quy hoạnh đất trồng và sản lượng của cà phê Arabica đang tăngnhưng Dự kiến sản lượng của loại cà phê này rất khó hoàn toàn có thể vượt qua số lượng 5 % tổng sản lượng trong vòng 5 năm tới. Ông Đoàn Triệu Nhạn, Phó quản trị Vicofa, cho rằng cách tăng trưởng cà phêbền vững cho Nước Ta là tăng diện tích quy hoạnh trồng cà phê arabica trong năm năm tớilên gấp năm lần lúc bấy giờ, đạt tối thiểu 100.000 héc ta với sản lượng 150.000 – 200.000 tấn mỗi năm để phong phú thêm loại sản phẩm cà phê xuất khẩu, tránh phụthuộc quá nhiều vào cà phê robusta. Đồng thời giảm dần diện tích quy hoạnh trồng cà phêrobusta từ gần 500.000 héc ta lúc bấy giờ xuống mức 400.000 héc ta trong 5 nămtới. 2.2 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÀ PHÊ2. 2.1 Thị trường trong nướcMặc dù Nước Ta là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 trên quốc tế ( sauBrazil ) và những quán cà phê cũng mọc lên như nấm trên khắp những nẻo đường ởViệt Nam, nhưng lượng tiêu thụ cà phê của Nước Ta lại thấp hơn nhiều so vớicác nước trên quốc tế. Một thực tiễn cho thấy hầu hết những vùng ở Nước Ta, trừ cácthành phố lớn đang tăng trưởng, trà xanh vẫn là lựa chọn số 1. Hơn thế nữanhiều nông hộ chuyên sản xuất kinh doanh thương mại cà phê trên vùng cao nguyên đất đỏbazan Đắk Lắk, nơi được ca tụng là ” Vương quốc cà phê “, chiếm 50 % trongtổng số lượng cà phê xuất khẩu của cả nước và chiếm 60 % tỷ trọng GDP của tỉnhnày vẫn không thích uống cà phê. Đơn giản là tập quán uống cà phê vẫn chưathay thế được thức uống hàng ngày truyền thống cuội nguồn của bà con là trà, chè xanh hoặcnước trắng. Làm cà phê chỉ để xuất khẩu, còn so với phần đông người tiêu dùngtrong nước họ xem đây là loại thực phẩm ” xa xỉ “. GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 11C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt NamPhó quản trị Thương Hội Cà phê – Ca cao Nước Ta cho biết thêm, trung bình cácnước thành viên của Tổ chức cà phê quốc tế ( ICO ) tiêu thụ trong nước mỗi năm lênđến 25,16 % sản lượng, trong khi Nước Ta ( là thành viên của Tổ chức ) hiện naychỉ mới đạt 5 % sản lượng thu hoạch. Thực tế cho thấy, mỗi năm nước ta sản xuấtđược trên 1 triệu tấn cà phê, trong khi mức tiêu dùng cà phê của cả nước chỉkhoảng 56.000 tấn, chiếm chưa đến 6 % trong tổng sản lượng cà phê làm ra. Trong khi trung bình mỗi người ở những nước khu vực Bắc Âu tiêu dùng 10 kg càphê nhân mỗi năm, khu vực Tây Âu từ 5-6 kg cà phê / năm, Nước Ta chỉ đạt 0,64 kg mỗi năm. Chưa tính chung trên cả quốc tế, chỉ tính riêng trong những nước sảnxuất cà phê thì mức tiêu thụ trong nước của Nước Ta đứng thứ 19. Trong tình hìnhgiá cà phê thanh toán giao dịch giảm mạnh như lúc bấy giờ thì giải pháp tối ưu lúc này là ViệtNam cần tăng nhanh tiêu thụ trong nước. Mức tăng trưởng hài hòa và hợp lý trong 5 năm tới lànâng mức tiêu thụ cà phê của cả nước lên từ 6 % đến 10 % sản lượng cà phê mỗinăm. Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường tiêu thụ cà phê trong nước ở nước ta làsản lượng tiêu thụ trong nước đang dần tăng lên qua những năm. Tiêu thụ cà phê ở thịtrường trong nước Nước Ta niên vụ 2008 / 09 đạt 1,06 triệu bao, tương tự 64 nghìn tấn hạt xanh, chiếm chỉ 5,9 % tổng sản lượng của cả nước. Trong niên vụ2009 / 10, tiêu thụ tăng lên mức 1,1 – 1,2 triệu bao, tương tự 72 nghìn tấn hạt, cao hơn 13 % so với vụ trước, và chiếm 6,7 % tổng sản lượng cà phê sản xuất ra. Trong mùa vụ 2010 / 2011, sức tiêu thụ cà phê trong nước của Nước Ta đạt 1,3 triệubao tương tự với 80.000 tấn hạt cà phê xanh. Dự báo mùa vụ 2011 / 2012, consố này sẽ vào khoảng chừng 1,5 triệu bao tương tự 90.000 tấn hạt cà phê xanh, chiếm khoảng chừng 7 % tổng sản lượng. Mức tiêu thụ cà phê của dân cư Việt Namtăng lên khoảng chừng 0,92 kg / 1 người / 1 năm. Tuy nhiên, số lượng này vẫn được coi làthấp so với những nước sản xuất cà phê khác. Trong vài năm gần đây, sức tiêu thụcà phê của dân cư Nước Ta tăng lên đáng kể. Rất nhiều quán thương hiệu càphê đã được hình thành gồm có cả phong thái phương tây và phong thái Việt. Rất nhiều quán cà phê Internet, cà phê đọc sách, những quán cà phê kiểu mới đãđược mở và trở nên phổ cập với những người trẻ tuổi và giới người kinh doanh, cung cấpnhiều lựa chọn cho người tiêu dùng ở những độ tuổi khác nhau. Dân số tăng lênkhoảng 1 % tương tự với khoảng chừng 1 triệu người cũng góp thêm phần vào việc tăngGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 12C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namsức tiêu thụ cà phê tại Nước Ta. Tiêu thụ cà phê trong nước tăng hầu hết là dokết quả tích cực của những kế hoạch marketing của những tên thương hiệu cà phê cóphong cách châu Âu như Highlands Coffee, Gloria Jean’s, The Coffee Bean, TeaLeaf, và Illy. Nhiều người tiêu dùng trung lưu phản ứng tích cực với những nỗ lựcmarketing của ngành cũng giúp cho xu thế mua cà phê sử dụng tại nhà pháttriển mạnh. Như vậy, để tăng nhanh tiêu thụ cà phê trong nước thì cần có một chiến lượckích cầu mang tầm vương quốc và được tổ chức triển khai một cách đồng điệu những khâu truyềnthông, tiệc tùng, nâng cấp cải tiến chất lượng … Trong đó, cần tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu thị hiếutiêu dùng cà phê của người Nước Ta thật cụ thể, bởi mỗi vùng, miền đều có vănhóa tiêu dùng cà phê riêng của mình như người miền Nam thì thích thưởng thứccà phê ngoài quán với hàm lượng vừa phải trong khi người miền Bắc lại thích ởnhà chiêm ngưỡng và thưởng thức với một ly cà phê có nồng độ đậm đặc. Trong nhiều năm qua, Đắk Lắk là tỉnh đi đầu trong cả nước về tổ chức triển khai những sự kiện kích cầu tiêu dùngcà phê trong nước bằng cách tổ chức triển khai nhiều hoạt động giải trí như Lễ hội cà phê được tổ chức triển khai ( 2 năm một lần ), tuần lễ cà phê và lồng ghép hoạt động giải trí kích thích cà phê trongnhiều hoạt động giải trí văn hóa truyền thống, du lịch khác. 2.2.2 Thị trường nước ngoàiCà phê là mẫu sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Năm 2004, cà phê được xuấtkhẩu nông nghiệp tại 12 nước và vào năm 2005, nó xuất khẩu nông nghiệp hợppháp thứ 7 trên thế giới tính theo giá trị. Ngày nay, trồng và chế biến cà phê đãtrở thành một ngành công nghiệp trên toàn thế giới đã tạo công ăn việc làm cho hơn20 triệu người. Giá trị thương mại toàn thế giới của cà phê chỉ đứng thứ hai sau dầulửa. Với lượng tiêu thụ ước tính hàng năm trên 400 tỷ cốc, cà phê được côngnhận là đồ uống thông dụng và thông dụng nhất trên quốc tế. Hiện nay cà phê Việtnam được xuất sang trên 80 vương quốc và vùng chủ quyền lãnh thổ với thị phần lớn, chiếm tới18 % số lượng cà phê kinh doanh toàn thị trường quốc tế. Theo thống kê của Tổng cục hải quan, tính đến hết tháng 3/2010 lượng càphê xuất khẩu của Nước Ta chỉ đạt 345 nghìn tấn, giảm 22 % so với cùng kỳnăm trước, trị giá là 483 triệu USD, giảm 27,8 %, tương ứng giảm 186 triệu USD ; Trong đó, phần trị giá giảm do lượng giảm là 147 triệu USD và phần trị giá giảmGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 13C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namdo giá giảm là 39 triệu USD. Như vậy, lượng và trị giá xuất khẩu cà phê của ViệtNam trong trong quý I / 2010 đạt mức thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm trở lại đây. Theo Thương Hội cà phê ca cao Nước Ta ( VICOFA ), từ đầu năm 2010 giá càphê xuất khẩu đã thấp hơn khoảng chừng 140 USD / tấn so với cùng thời gian 2009, giáxuất khẩu trong nước ( FOB ) chỉ đạt 1.100 USD / tấn và tại sàn thanh toán giao dịch Life ( London ) chỉ đạt 1.225 USD / tấn ( giảm hơn 100 USD / tấn so với trước Tết ). Nhìnchung, xuất khẩu cà phê năm 2010 dù không đạt được tăng trưởng về lượngnhưng được lợi về giá đã giúp cà phê đạt được hiệu quả khá giật mình mang về kimngạch đạt 1,763 tỷ USD, tăng 1,9 % so với năm 2009, sản lượng đạt khoảng chừng 1,17 triệu tấn cà phê, giảm 0,9 % so với năm 2009. Giá cà phê xuất khẩu trung bình đạt1. 462 USD / tấn. Riêng tháng 12/2010, xuất khẩu cà phê ước giảm 10,3 % so vớicùng kỳ năm 2009 xuống còn 2,2 triệu bao. Hiện nay, Nước Ta chỉ đứng sauBraxin với tỷ trọng chiếm gần 1/4 lượng cà phê xuất khẩu của quốc tế. Trongnhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhấtcủa Nước Ta với tỷ trọng tính chung khoảng chừng 22 % tổng lượng cà phê xuất khẩucủa Nước Ta. Mặc dù lượng cà phê xuất khẩu của Nước Ta trong quý I / 2010 giảm mạnh nhưng vẫn có 4/10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của ViệtNam đạt vận tốc tăng trưởng dương về lượng là Anh đạt 11.657 tấn, Nga đạt 9.906 tấn, Indonesia đạt 9.565 tấn và Algerin đạt 7.736 tấn. Giá cà phê đang liên tục tăng cao trong những ngày cuối năm 2010, đặc biệtlà trong những ngày của năm 2011 là tin vui so với bà con nông dân trồng càphê. Cụ thể, trên thị trường quốc tế, sau khi giật mình tăng tới 70 USD / tấn vàongày cuối năm 2010, thì giá cà phê đã liên tục tăng, hiện ở mức hơn 2.099 USD / tấn. Đây thực sự là tin vui vào những ngày đầu năm 2011 cho nông dântrồng cà phê ở Tây Nguyên là tín hiệu khởi sắc cho thị trường cà phê trong nămmới. Tính hết quý 1/2011, xuất khẩu cà phê của Nước Ta đạt 520 nghìn tấn, trịgiá trên 1 tỷ USD, tăng 49,4 % về lượng và tăng tới 122,3 % về trị giá so với cùngkỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.080 USD / tấn, tăng rất mạnh 48,5 % so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, chỉ tính hết tháng 3/2011, xuất khẩu cà phêcủa cả nước đã hoàn thành xong được 43,3 % kế hoạch đặt ra trong năm nay. Chỉ tínhriêng tháng 3/2011, xuất khẩu cà phê của cả nước đã đạt tới 160,5 nghìn tấn, trịGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 14C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namgiá 365 triệu USD, tăng 11,3 % về lượng và tăng 20,4 % về trị giá so với cùng kỳnăm 2010, giá xuất khẩu trung bình trong tháng đạt 2.273 USD / tấn, tăng 8 % sovới tháng 2/2011. Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu cà phê tới hầu hết những thịtrường chính trong quý 1/2011 đều tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2010. Đứng đầu là Bỉ với lượng xuất khẩu lên tới 58 nghìn tấn, trị giá 119 triệu USD, tăng kỷ lục từ trước tới nay ; đứng sau đó là Mỹ đạt 57 nghìn tấn, trị giá 133,1 triệu USD, tăng 44 % về lượng và 120 % về trị giá ; Đức đứng vị trí thứ 3, tuynhiên mức tăng trưởng đạt không cao ( 2 % về lượng, 55 % về trị giá ) tương đương49 nghìn tấn, trị giá 105,7 triệu USD. Trái lại, lượng xuất khẩu tới một số ít thịtrường như Nhật Bản, Anh, Nga, ấn Độ … lại giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cung hạn chế do giá cao trong giữa vụ cà phê 2010 / 2011 đã làm chokhối lượng xuất khẩu cà phê của nước ta trong những tháng gần đây ( cuối vụ ) luôn ở mức thấp. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu cà phê vẫn đạt mức tăng trưởngcao so với năm trước do giá xuất khẩu luôn duy trì ở mức cao. Giá xuất khẩubình quân 10 tháng đầu năm 2011 đạt mức 2.210 đô la / tấn, tăng 51,5 % so vớimức giá xuất khẩu trung bình cùng kỳ năm ngoái. ( Nguồn : Trung tâm Xúc tiến thương mại – Đầu tư – Du lịch Dak Lak ; Vicofa vàTrung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột ) Hình 2 : Giá xuất khẩu cà phê trung bình của Nước Ta mùa vụ 2009 – 2010 và2010-2011GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 15C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt NamTheo số liệu TCHQ, tính đến tháng 11 năm 2011 cả nước đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê, thu về 2,4 tỷ USD, tăng 4,4 % về lượng và tăng 55,6 % về trị giáso với cùng kỳ năm trước, đạt 91,7 % kế hoạch năm. Tính riêng tháng 11, ViệtNam đã xuất khẩu 71,5 nghìn tấn, trị giá 152,5 triệu USD, tăng 123,06 % vềlượng và tăng 110,47 % về trị giá so với tháng trước đó. Sản lượng cà phê xuấtkhẩu liên tục tăng đến cuối năm 2011 cả nước xuất khẩu được 1,2 triệu tấn càphê những loại ( 920 triệu tấn cà phê nhân, Giá trị xuất khẩu đạt khoảng chừng 2 tỉ đô-laMỹ và 1.127 triệu tấn cà phê thô, tăng 6 % so với niên vụ trước … ), đạt mức kỷlục là 2,7 tỉ đô-la Mỹ. So với mùa vụ 2009 / 2010 sản lượng đã tăng 6 % và giá trịđã tăng 56 %. Đạt tác dụng cao nhất từ trước đến nay của ngành cà phê, một phầnlà nhờ vào giá cà phê quốc tế tăng cao. Theo VICOFA, giá FOB ( Hồ Chí Minh ) của hạtcà phê Robusta thô chưa phân loại là 2.570 $ / tấn ( tháng 5 ). Đây là mức giá caonhất trong vòng 16 năm trở lại đây. BẢNG 2 : GIÁ XUẤT KHẨU TRUNG BÌNH CÀ PHÊ THÔ VIỆT NAMNIÊN VỤ 2010 / 11G iá FOB ( TP HCM ) củahạt cà phê thường chưaphân loại ( USD / tấn ) T10 T11 T12 T01 T02 T03 T04Giátrungbìnhcủa 7 thángNiên vụ 2009 / 10 USD 1.357 $ 1.278 $ 1.277 $ 1.297 $ 1.218 $ 1.198 $ 1.271 $ 1.271 * Niên vụ 2010 / 11 $ 1.552 $ 1.806 $ 1.821 $ 1.910 $ 2.093 $ 2.281 $ 2.283 $ 1.964 % biến hóa của niên vụ2010 / 11 so với niên vụ2009 / 1014 % 41 % 43 % 47 % 72 % 90 % 80 % 55 % ( Nguồn : Trung tâm Xúc tiên thương – Đầu tư – Du lịch Dak Lak, * VICOFA ) GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 16C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt NamBẢNG 3 : XUÁT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM MÙA VỤ 2010 / 11T háng2010 / 2011 ( Bắt đầu : Tháng 10 năm 2010 ) % đổi khác mùa vụ 2010 / 11 so với mùa vụ 2009 / 10L ượng ( nghìn tấn ) Giá trị ( triệuUSD ) Lượng Giá trịT10 49 85 – 6 % 15 % T11 62 109 – 11 % 9 % T12 113 203 0 % 27 % T01 136 267 21 % 69 % T02 94 197 47 % 114 % T03 147 333 41 % 135 % T4 100 240 – 2 % 75 % T5 77 188 – 1 % 69 % T6 53 124 – 33 % 9 % T7 40 95 – 51 % – 23 % T8 31 71 – 55 % – 35 % T9 18 41 – 72 % – 61 % Tổng cộng 920 1.953 – 7 % 37 % ( Nguồn : Global Trade Atlas ; * Tổng cục Hải quan Nước Ta ) Mỹ liên tục là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Nước Ta trong 11 tháng đầu năm 2011 với thị trường chiếm 11,74 % trong tổng giá trị xuất. Tiếp theolà một số ít thị trường thuộc khối EU như Đức ( 10,1 % ), Bỉ ( 8,2 % ), Italia ( 6,6 % ), Tây Ban Nha ( 5 % ), đặc biệt quan trọng là thị trường Bỉ với mức nhập khẩu tăng gần gấp đôiGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 17C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namvề lượng và gấp 3 về giá trị so với 11 tháng đầu năm trước. Bên cạnh những thịtrường truyền thống cuội nguồn như Mỹ, Đức, Bỉ … thì năm nay, Trung Quốc đã trở thànhquốc gia thứ 10 trong hàng ngũ 10 nước nhập khẩu cà phê số 1 của ViệtNam với lượng nhập đạt đến 28.349 tấn. BẢNG 4 : THỊ TRƯỜNG CHỦ CHỐT XUẤT KHẨU CÀ PHÊ THÔCỦA VIỆT NAM, NỬA ĐẦU NIÊN VỤ 2010 / 11STTT hị trườngXKNiên vụ 2010 / 11 ( T10 / 10 – T3 / 11 ) % đổi khác của niênvụ 2010 / 11 so với niênvụ 2009 / 10K hối lượng ( nghìn tấn ) Giá trị ( nghìnUSD ) Khối lượng Giá trị1 Hoa Kỳ 97 208.803 31 % 79 % 2 Đức 74 151.440 – 9 % 31 % 3 Bỉ 74 143.267 196 % 316 % 4 Ý 57 109.283 68 % 131 % 5 Tây Ban Nha 42 81.150 24 % 76 % 6 Hà Lan 25 48.803 178 % 277 % 7 Nhật Bản 22 51.133 – 12 % 31 % 8 Nước Hàn 18 32.699 20 % 56 % 9 Nước Singapore 16 30.472 433 % 616 % 10 Thuỵ Sĩ 15 30.475 – 17 % 31 % 11 Vương Quốc Anh 15 30.955 – 21 % 26 % 12 Nga 14 25.925 – 7 % 32 % 13 Trung Quốc 13 23.968 44 % 92 % 14 Algeria 13 24.643 8 % 46 % 15 Pháp 12 22.395 71 % 132 % 16 Nước khác 94 178.772 – 30 % – 2 % Tổng cộng 601 1.194.183 17 % 65 % ( Nguồn : Thương Hội Cà phê Ca cao Nước Ta, Tổng cục Hải quan Nước Ta ) GVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 18C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Nước Ta ( Nguồn : Bộ Nông nghiệp và tăng trưởng nông thôn ) Hình 3 : 10 nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của Nước Ta mùa vụ 2010 / 11 ( đơn vị chức năng : tấn ) Theo dự báo của Bộ NN&PTNN, lượng cà phê xuất khẩu trong năm 2012 dự kiến sẽ thấp hơn 100.000 tấn và kim ngạch giảm khoảng chừng 700 triệu USD so vớinăm 2011. Với khối lượng xuất khẩu cà phê ước đạt gần 1,1 triệu tấn với trị giáhơn 2 tỷ USD. Theo ICO dự báo, trong niên vụ 2011 – 2012 sản lượng cà phê củanước ta sẽ chỉ đạt 18,5 triệu bao ( tương tự 1,11 triệu tấn ), giảm 5 % so vớisản lượng của niên vụ trước. Tỷ lệ này cho thấy, sản lượng cà phê nước ta giảmmạnh hơn so với sản lượng chung của cà phê quốc tế. Thực tế cho thấy Theo báocáo mới nhất của Tổ chức cà phê quốc tế ( ICO ), Nước Ta đứng đầu quốc tế vềxuất khẩu cà phê tháng 3 với 2,6 triệu bao. So với nước đứng thứ 2 là Brazil, sảnlượng cà phê Nước Ta tháng 3 cao hơn 18,2 %. Trong tháng 3, Brazil xuất khẩugần 2,2 triệu bao Cũng theo ICO, sản lượng cà phê toàn quốc tế trong tháng 3 đạt9, 88 triệu bao. Trong đó cà phê robusta, loại Nước Ta xuất khẩu hầu hết, đạtkhoảng 4,13 triệu bao, chiếm 41,8 % tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn quốc tế. Tính đến hết quí I / 2012, xuất khẩu cà phê của Nước Ta đạt 500.462 tấn, trịgiá 1.066.230.036 USD, giảm 3,7 % về lượng và giảm 1,43 % về trị giá so vớicùng kỳ năm trước. Trong quí I / 2012 này thị trường Đức đã vượt qua thị trườngHoa Kỳ vươn lên vị trí đứng vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê của Nước Ta, với 78.898 tấn, trị giá 161.845.013 USD, tăng 60,2 % về lượng và 53,11 % về trị giá so vớicùng kỳ năm trước, chiếm 15,7 % về lượng và chiếm 15,1 % về trị giá tổng xuấtkhẩu. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, trị giá 140.403.987 USD, tương đương60. 328 tấn cà phê, tăng 5,71 % về lượng và 5,45 % về trị giá. Italia đứng vị trí thứ3, với 34.626 tấn, thu về 70.650.719 USD, giảm 17,63 % về lượng và 16,11 % vềGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 19C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namtrị giá so với cùng kỳ năm trước. Ba thị trường trên chiếm 34,9 % tổng trị giá xuấtkhẩu cà phê của Nước Ta trong quí I / 2012. BẢNG 5 : MUỜI THỊ TRUỜNG LỚN NHẤT NHẬP KHẨU CÀ PHÊ CỦAVIỆT NAM QUÍ I / 2012T hịtrườngXKĐVTQuí I / 2011 Quí I / 2012 % tăng, giảm quíI / 2012 so với quíI / 2011L ượng Trị giá ( USD ) Lượng Trị giá ( USD ) Lượng ( % ) Trị giá ( % ) Đức Tấn 49.249 105.707.420 78.898 161.845.013 60.2 53.11 Hoa Kỳ Tấn 57.072 133.149.923 60.328 140.403.987 5.71 5.45 Italia Tấn 42.037 84.215.522 34.626 70.650.719 – 17.63 – 16.11 Tây BanNhaTấn 29.102 60.217.886 28.947 58.862.309 – 0.53 – 2.25 IndonesiaTấn 3.667 7.723.530 26.931 52.854.083 634.42 584.33 Nhật Bản Tấn 13.990 35.229.432 23.406 52.147.260 67.31 48.02 Bỉ Tấn 58.005 119.112.529 20.969 41.945.588 – 63.85 – 64.78 Angieri Tấn 16.085 32.199.178 Mêhicô Tấn 4.175 8.755.341 12.803 25.000.306 206.66 185.54 Anh Tấn 11.347 24.801.711 11.591 23.127.278 2.15 – 6.75 ( Nguồn : http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-nam.gplist.294.gpopen.201402.gpside.1.gpnewtitle.qui-i-2012-xuat-khau-ca-phe-giam-nhe.asmx ) Theo số liệu mới công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam, xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm đạt 860 nghìn tấn, tăng 7,8 % về lượngGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 20C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namvà 3 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2011. Riêng tháng 5/2012, Nước Ta xuátkhẩu được 160.000 tấn cà phê với trị giá 334 triệu USD, nâng tổng sản lượngxuất khẩu từ đầu niên vụ 2011 – 2012 đến nay đạt 860.000 tấn với kim ngạch 1,8 tỷ USD ( tăng 7,8 % về lượng và 3 % về giá trị so với cùng kỳ ). Giá cà phê xuấtkhẩu trung bình 5 tháng là 2.087 USD / tấn, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 63USD / tấn ( khoảng chừng 3 % ). Hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Nước Ta làĐức và Hoa Kỳ, chiếm tăng trưởng khá cả về lượng và giá trị, chiếm lần lượt13, 9 % và 12,8 % tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đáng chú ý quan tâm nhất là thịtrường Inđônêxia, kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2011. CHƯƠNG 3C ÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNSẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM3. 1 THUẬN LỢI ( Điểm mạnh ) 3.1.1 Về mặt sản xuất cà phêViệt nam với những cao nguyên trồng cà phê phong phú và đầy tiềm năng. Bạnbè quốc tế đã biết đến những cao nguyên trồng cà phê của Việt Nam_nguồncung cấp khối lượng lớn cà phê ra quốc tế. Ngày nay cà phê Nước Ta ngày càngkhẳng định vị trí của mình trên thị trường cà phê quốc tế, ngày càng vương lênmạnh mẽ hơn. Nhưng đâu là yếu tố giúp cây cà phê của Nước Ta có sự vươn lênmạnh mẽ như vậy ? Có nhiều yếu tố, thứ nhất là thổ nhưỡng khí hậu phù hợpvới cây cà phê. Nhất là cà phê Robusta. Nói đến đây thì tất cả chúng ta không thểkhông nhắc đến ĐắkLắk, ĐắkLắk được biết đến như thủ phủ của cây cà phê ViệtNam và trở thành tên thương hiệu cà phê nổi tiếng là nhờ vào điều kiện kèm theo tự nhiênmang lại. Thuận lợi tiên phong là do điều kiện kèm theo đất đai và khí hậu. Nằm ở độ caobình quân 500 m so với mực nước biển, tầng đất đỏ bazan phì nhiêu và tương đốibằng phẳng nhất Tây nguyên, thời tiết phân làm hai mùa mưa nắng rõ ràng nênĐắkLắk rất thích hợp với cây cà phê Vối ( robusta ). Thuận lợi tiếp theo là trongthời kỳ cuộc chiến tranh tuy sản lượng còn thấp nhưng Nước Ta đã có 1 số ít thươnghiệu cà phê được biết đến ở Khu vực Đông Nam Á như Cầu Đất, Di Linh, Mô-ka Đà Lạt, Buôn Hồ, Ban Mê Thuộc … trong đó có hai thương hiệu Buôn Mê Thuộc vàBuôn Hồ cho sản lượng nhiều nhất được xuất sang tận châu Âu. Một thuận lợiquan trọng khác của ngành cà phê là phải nói đến người nông dân Nước Ta lamGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 21C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namlũ, cần mẫn. Có nhiều người cho rằng đó là phóng đại nhưng trong thực tiễn so sánh thìtrong 3 nước Đông Dương, nông dân Nước Ta là chịu khó nhất. Ngay như đốithủ cạnh tranh đối đầu trong khu vực là Indonesia với triệu ha cà phê nhưng sản lượngcũng ít hơn tất cả chúng ta. 3.1.2 Về mặt xuất khẩu cà phêXuất khẩu là một trong những hoạt động giải trí được cơ quan chính phủ Nước Ta khuyếnkhích tăng trưởng chính do đó trong hoạt động giải trí xuất khẩu, những doanh nghiệp ViệtNam có nhiều thuận tiện. Lượng cà phê xuất khẩu của Nước Ta liên tục tăng, gópphần đưa Nước Ta lên vị trí thứ 2 quốc tế về xuất khẩu cà phê, sau Braxin vàthứ nhất về sản xuất cà phê robusta. Quy mô sản xuất và chất lượng mẫu sản phẩm càphê lúc bấy giờ không ngừng được cải tổ và lan rộng ra. Về chất lượng cà phê xuấtkhẩu, theo Sở Công thương Đắk Lắk cho biết, để nâng cao chất lượng cà phêxuất khẩu, 1 số ít doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn của Đắk Lắk như : Công tyCổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu cà phê Tây Nguyên, Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thànhviên 2/9 Đắk Lắk, Công ty cà phê Việt Thắng, Công ty cà phê 49, Công ty Liêndoanh chế biến cà phê xuất khẩu Man Buôn Ma Thuột đã góp vốn đầu tư trên 70 tỉ đồngvào mạng lưới hệ thống sân phơi, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất chế biến, sàng phân loại, hệ thốngbắn màu, máy sấy theo công nghệ tiên tiến tân tiến nhất lúc bấy giờ trên quốc tế. Hoạtđộng xuất khẩu cà phê của Nước Ta đã và đang có những ảnh hưởng tác động quan trọngnhất định đến thị trường cà phê quốc tế. Cơ hội xuất khẩu rất lớn thôi thúc cácdoanh nghiệp cà phê Nước Ta liên tục góp vốn đầu tư nâng cao năng lượng sản xuất và chấtlượng loại sản phẩm, tổ chức triển khai cơ cấu tổ chức ngành hàng hài hòa và hợp lý để bảo vệ tăng trưởng bềnvững trong những năm tiếp theo. Mặt khác trong những năm qua, nhiều cuộc hội thảo chiến lược giữa những doanh nghiệpViệt Nam và những tổ chức triển khai, doanh nghiệp quốc tế cũng đã trao đổi về tình hìnhsản xuất cà phê trên quốc tế, kinh nghiệm tay nghề tăng trưởng thị trường, tiềm năng vàchiến lược tăng trưởng của ngành cà phê Nước Ta. 3.2 KHÓ KHĂN ( Điểm yếu ) 3.2.1 Về phía nông dânQuá trình trồng trọt và thu hoạch cà phê mang đặc thù quyế định đến chấtlượng hạt cà phê xuất khẩu. Trồng trọt và chăm nom cà phê ở Nước Ta hiện nayvẫn sống sót nhiều chưa ổn do thói quen của người nông dân. Chỉ khoảng chừng 50 % sốGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 22C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namhộ dân sử dụng phân bón đúng cách, còn việc tưới nước luôn vượt quá 500 – 700 / ha / vụ và chỉ 5 % diện tích quy hoạnh được tưới theo công nghệ tiên tiến phun mưa. Điều nàykhông những ảnh hưởng tác động đến sản lượng cà phê mà còn tác động ảnh hưởng trực tiếp đếnchất lượng thu hoạchThứ nhất là người trồng cà phê sẽ bị mất trắng loại sản phẩm khi họ gửi sảnphẩm chưa bán vào những công ty, đại lý vì không có đủ chỗ để tàng trữ loại sản phẩm ; gửi hàng như một dạng thế chấp ngân hàng để vay tiền sử dụng cho tiêu dùng hay kinhdoanh khi chưa muốn bán. Hơn thế nữa còn có một hiện tượng kỳ lạ nguy khốn hơn. . Đó là yếu tố chốt giá hàng gửi khi nông dân gửi hàng vào đại lý, đại lý gửi hàngvào những công ty. Một số doanh nghiệp tận dụng thời cơ đề ép giá nông dân. Cácdoanh nghiệp đó cũng cho ký gửi hàng. Khi thấy giá tăng thì điều đương nhiên làngười nông dân gửi cà phê muốn chốt giá lúc đó họ ép giá hoặc đưa ra giá muahàng gửi thấp hơn giá mua trên thị trường trong cùng thời gian thay vì người gửiđáng phải được ưu tiên về Chi tiêu hơn khi bán, vì đây là một dạng cho vay khônglãi, nhưng thực tiễn thì trọn vẹn trái ngược. Thứ hai là người trồng cà phê luôn thiếu thông tin thị trường và những quyđịnh về tiêu chuẩn quốc tế, từ đó họ trở nên bị động, thậm chí còn để mất thời cơ bánsản phẩm đúng lúc với giá cao. Đặc biệt, khi giá trên thị trường quốc tế biếnđộng thì những hộ trồng trọt có lúc phải bán tháo cà phê, chịu thua thiệt, thậm chínông dân còn lâm vào tình cảnh vỡ nợ. 3.2.2 Về phía những doanh nghiệp xuất khẩu Việt NamMột nguyên do nghiêm trọng làm cho những doanh nghiệp xuất khẩu ViệtNam gặp khó khăn vất vả là thiếu sự link giữa những doanh nghiệp với nhau cũng nhưliên kết giữa doanh nghiệp với người trồng cà phê. Sự thiếu kết nối của 146 doanh nghiệp xuất khẩu Nước Ta. Kế đến là yếu tố trong tiếp cận thị trường dokinh phí dành cho thực thi thuơng mại không được dư dả. Nếu doanh nghiệpmuốn lan rộng ra thị trường mới sửa chữa thay thế thị trường truyền thống lịch sử thì ngoài việc hỗtrợ của Nhà nước, doanh nghiệp cũng cần có kinh phí đầu tư. Tuy nhiên trong hoàncảnh kinh tế tài chính không mấy sáng sủa thì tìm nguồn kinh phí đầu tư, trích nguồn kinh phí đầu tư làkhông hề dễ. Theo ông Nguyễn Quang Bình, Giám đốc xuất nhập khẩu Tập đoàn TháiHòa, hầu hết những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Nước Ta lúc bấy giờ đều dựaGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 23C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namvào những kênh thông tin chính là Reuter, Dowjohn … trong khi đây là những kênhthông tin Giao hàng người mua chứ không phải người bán. Do những doanh nghiệpViệt Nam thiếu thông tin thị trường và không dự báo đúng mực nhu yếu của thịtrường, khunh hướng dịch chuyển giá, cũng không dữ thế chủ động được nguồn hàng, vốnthu mua, nên không Dự kiến được sự lên xuống của thị trường, đồng thời khôngđánh giá được sản lượng và tình hình thực tiễn cung, cầu trên quốc tế, cho nên vì thế dễ bỏlỡ nhiều thời cơ xuất khẩu khi giá cà phê tăng cao và thường xảy ra tình trạngcạnh tranh, ép giá, chiếm hữu vốn lẫn nhau. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lạibán hàng với thời hạn giao hàng quá xa, như vậy sẽ khó hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn sàng kịp hàngđể giao và chưa nắm hết được thông tin trên thị trường, nếu những nhà nhập khẩukéo giá xuống dưới mức đã thoả thuận làm doanh nghiệp chịu thiệt thòi. ViệtNam đứng thứ 2 về xuất khẩu cà phê trên quốc tế nhưng lại không chi phối đượcgiá thị trường bởi trình độ sản xuất củ nước ta còn thấp, manh mún và chưa theohướng sản xuất dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp hóa, đặc biệt quan trọng là thiếu sự kết nối giữacác đơn vị chức năng sản xuất, đơn vị sản xuất và đơn vị chức năng thu mua, xuất khẩu. Nhìn chung thì khó khăn vất vả của những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nướcchủ yếu xuất phát từ tình hình yếu thế về kinh tế tài chính. Do yếu về kinh tế tài chính nêntrong thời gian đáo hạn ngân hàng nhà nước, hầu hết những doanh nghiệp xuất khẩu đều phảichấp nhận bán hàng để có cơ sở vay tiền. Hiện nay, những doanh nghiệp xuất khẩucà phê trong nước đang phải đương đầu với khó khăn vất vả vì không mua được hàng docác doanh nghiệp 100 % vốn quốc tế xuất hiện tại nước ta tăng cường thu mua, khiến những doanh nghiệp xuất khẩu trong nước “ thua ngay trên sân nhà ”. 3.3 CƠ HỘIHằng năm nền kinh tế tài chính Nước Ta tăng trưởng ngày càng rõ nét. Nhất là khiViệt Nam gia nhập tổ chức triển khai thương mại thế giới ( WTO ). WTO mang lại cho ViệtNam một “ sân chơi ” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95 % giá trị thươngmại quốc tế và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD / năm. Tại Hội thảo Đánhgiá tác động ảnh hưởng hai năm gia nhập WTO so với nền kinh tế tài chính Nước Ta : Ngành càphê, ca cao, hồ tiêu, hạt điều do Bộ Công Thương tổ chức triển khai, ngày 9/7/2008. ÔngLương Văn Tự, quản trị Thương Hội Cà phê-Ca cao Nước Ta ( Vicofa ) dự báo nhucầu tiêu thụ cà phê trên quốc tế sắp tới mỗi năm tăng khoảng chừng 2 triệu bao ( 60 kg / bao ), đến năm 2018, dự kiến quốc tế cần tới 140 triệu bao và cho rằng đây làGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 24C huyên đề KTNN Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Namcơ hội vàng cho xuất khẩu cà phê Nước Ta. Với những thuận tiện sẵn có trên, theo nhìn nhận của những chuyên viên thị trường trong và ngoài nước, ngành cà phêViệt Nam trọn vẹn có thời cơ tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ cả về giá và thị trường trongthời gian tới. Thêm một thời cơ nữa cho ngành cà phê Việ Nam. Hiện nay, ngành côngnghiệp cà phê hòa tan đang tăng trưởng, đầu vào nguyên vật liệu là Robusta do giáthành thấp hơn. Vì thế đây là thời cơ cho cà phê Robusta của Nước Ta. Doanhthu hoạt động giải trí nông nghiệp cà phê toàn quốc tế khoảng chừng 16 tỷ USD, nhưng doanhthu từ hoạt động giải trí công nghiệp cà phê lên đến 80-90 tỷ USD. Như vậy thời cơ chocông nghiệp cà phê Nước Ta rất lớn. Về sản lượng Robusta tất cả chúng ta chiếm 38-40 %. Như vậy nếu những doanh nghiệp Nước Ta biết link lại, tạo sức mạnhcạnh tranh vương quốc thì tất cả chúng ta trọn vẹn quyết định hành động được giá Robusta. Từtháng 10/2011, cà phê hòa tan G7 của Tập Đoàn Cafe Trung Nguyên đã chính thức xuất hiện tronghệ thống nhà hàng Cosco của Hoa Kỳ và Tập đoàn kinh doanh bán lẻ số 1 châu Á E-Mart ( Nước Hàn ) khi vượt qua được 20 tiêu chuẩn kiểm định khắc nghiệt của những đơn vịkiểm định quốc tế. G7 là tên thương hiệu cà phê tiên phong của Nước Ta tại Cosco, được người tiêu dùng tiếp đón rất tích cực. Sự kiện G7 vào được mạng lưới hệ thống siêuthị của Hoa Kỳ và Nước Hàn sẽ tạo đà để loại sản phẩm này xâm nhập vào những thịtrường khác và sẽ là thời cơ để Nước Ta từng bước tạo tên thương hiệu vững mạnhtrên những thị trường lớn của quốc tế. 3.4 THÁCH THỨC3. 4.1 Nhiều diện tích quy hoạnh cà phê đã chuyển sang quá trình gìà cỗi, phát triểnkhông theo quy hoạch. Ngành cà phê Nước Ta nói chung đã có một bước tăng trưởng nhanh chóngcả về diện tích quy hoạnh, sản lượng và hiệu suất. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành cà phê Nước Ta đang phải đương đầu với nhiều thử thách rình rập đe dọa đến sựphát triển bền vững và kiên cố trong thời hạn tới. Theo số liệu thống kê của Thương Hội Càphê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 550.000 ha cà phê của cả nước hiệnnay chỉ có khoảng chừng 274.000 ha, chiếm 54,8 % trong độ tuổi từ 10 – 15 năm, đây làsố diện tích quy hoạnh cà phê đang ở tiến trình sung sức và cho hiệu suất cao nhất, ở tuổi từ15 – 20 năm đã có bộc lộ gìa cỗi khoảng chừng 150 ngàn ha và năng lực cho năngGVHD : Nguyễn Thúy Hằng SVTH : Lê Thị LụaTrang 25

Source: https://dvn.com.vn
Category: Tiêu Dùng

Alternate Text Gọi ngay