Trả lời câu hỏi: “Vì sao không nên để thực phẩm nóng vào tủ lạnh”
Mục Lục
Trả lời câu hỏi: “Vì sao không nên để thực phẩm nóng vào tủ lạnh”
Nhiều người sử dụng nhưng không có nghĩa là ai cũng biết cách sử dụng đúng cách cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng. Và bài viết ngày hôm nay sẽ chia sẻ tới các bạn những lưu ý cần biết khi để thức ăn vào tủ lạnh, đặc biệt là giải thích vì sao không nên để thực phẩm nóng vào trong tủ lạnh. Hãy dành một chút thời gian để đọc tiếp nhé! Biết đâu bạn sẽ có thể học được một vài tips hay đó.
Không nên để thực phẩm nóng vào tủ lạnh vì có thể gây nguy cơ an toàn thực phẩm và gây tác động không mong muốn đến nhiệt độ trong tủ lạnh. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn không nên để thực phẩm nóng vào tủ lạnh:
- Tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh: Khi bạn đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh, nhiệt độ bên trong tủ có thể tăng lên do sự phát ra nhiệt từ thực phẩm. Điều này có thể làm nhiệt độ bên trong tủ tăng lên và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.
- Nguy cơ phát triển vi khuẩn: Thực phẩm nóng có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Khi bạn đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh, nhiệt độ thấp không đủ để nhanh chóng làm nguội thực phẩm, dẫn đến nguy cơ vi khuẩn có thể tiếp tục phát triển.
- Gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác: Nhiệt độ tăng bất thường trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến các thực phẩm khác đã được đặt trong đó, gây nguy cơ vi khuẩn và tác động đến chất lượng của chúng.
- Tăng công suất tiêu thụ năng lượng: Đặt thực phẩm nóng vào tủ lạnh có thể làm tăng nhiệt độ bên trong, buộc tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ lạnh. Điều này dẫn đến tăng tiêu thụ năng lượng của tủ lạnh.
- Khiến thực phẩm nóng hỏng nhanh hơn: Nếu thực phẩm nóng không được làm nguội trước khi đặt vào tủ lạnh, nó có thể tạo ra hơi nước và gây ẩm cho các thực phẩm khác, khiến chúng nhanh chóng hỏng.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo quản thực phẩm một cách hiệu quả, nên để thực phẩm nguội đạt đủ nhiệt độ phòng trước khi đặt vào tủ lạnh.
Một số lưu ý khi để thức ăn vào tủ lạnh
SỬ DỤNG KHÁC:
Cách cài đặt sử dụng tủ lạnh Electrolux Full chức năng
>>> Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh LG Chi tiết nhất
>>> Cách sử dụng tủ lạnh Panasonic chuẩn 100%
>>> Mẹo sử dụng tủ lạnh Samsung tiết kiệm điện chi tiết
>>> Chi tiết sử dụng tủ lạnh Hitachi tiết kiệm điện lạnh sâu
Trước hết là đối với đồ ăn sống thì cần để những đồ ăn tươi và mới mua vào góc bên trong của tủ lạnh và đồ ăn đã mua từ lâu hơn ra phía bên ngoài tủ để dùng nấu và chế biến trước. Cách làm như vậy cũng giúp chúng ta tránh được tình trạng thức ăn để quá lâu trong tủ lạnh không dùng đến có thể quên và gây ra hỏng, hơn nữa nếu đồ ăn đã để quá lâu trong tủ lạnh sẽ không còn nhiều chất dinh dưỡng nữa, vị của thức ăn cũng không được ngon.
Còn đối vói thức ăn chín thì chúng ta lưu ý khi bỏ chúng vào tủ lạnh cần phải bọc thêm túi nilon trên mặt thức ăn hoặc có thể đựng đồ ăn trong hộp đựng thức ăn chuyên dụng. Làm vậy để tránh mùi thức ăn bay ra và ám vào tủ lạnh để lâu sẽ bị hôi tủ, ngoài ra cũng để tránh hơi lạnh từ tủ trực tiếp phả vào thức ăn làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.
Đối với những thức ăn nặng mùi như cá, tôm, sầu riêng, mít,…các bạn nên hạn chế cho vào tủ vì chúng ám mùi tủ của bạn rất lâu và thậm chí còn ám mùi sang cả những thực phẩm khác. Nếu muốn cất vào tủ lạnh thì bạn cần bọc thật kín đấy.
Những thức ăn mà chưa cần sử dụng và chế biến đến thì bạn nên hạn chế bỏ ra ngoài rồi cho lại vào tủ lạnh, như vậy thức ăn của bạn sẽ rất nhanh hỏng đấy.
Chúng ta nên sử dụng thức ăn khi để trong tủ lạnh tối đa là khoảng 2 tuần và tốt nhất là nên dùng trong khoảng 1 tuần thôi nhé. Như vậy sẽ đảm bảo được chất dinh dưỡng và mùi vị của thức ăn hơn.
Giải thích vì sao không nên để thực phẩm nóng vào tủ lạnh
Làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
Đồ ăn nóng nếu bỏ vào tủ lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến cả những thực phẩm khác do hơi nóng của đồ ăn bốc ra, như vậy sẽ làm hao mòn giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm ở trong tủ.
Nhiệt độ trong tủ có thể bị cao hơn mức nhiệt bình thường của tủ và từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình bảo quản lạnh của tủ. Vì thế mà rất dễ xảy ra hiện tượng thực phẩm bị biến chất và ôi thiu mặc dù vẫn cất trong tủ lạnh do tủ không đủ lạnh để bảo quản..
Ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng
Cũng có thể làm một so sánh như này. Với con người, khi đang ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp rồi đột ngột đi ra ngoài môi trường có nhiệt độ cao sẽ rất dễ gặp hiện tượng sốc nhiệt. Và điều này cũng gần giống như thực phẩm nóng vậy, nó cũng sẽ bị “sốc nhiệt” nếu chúng ta đột ngột bỏ nó vào tủ lạnh. Từ đây sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi, nảy nở và phát triển, làm cho thực phẩm bị nhiễm bẩn và ôi thiu. Như vậy rất không an toàn đối với sức khỏe của chúng ta về lâu và về dài.
Thường chúng ta hay dùng các vật chứa bằng nhựa để đựng đồ ăn, nếu đồ ăn nóng mà để trong các vật dụng bằng nhựa sẽ gây ra các phản ứng hóa học làm cho đồ ăn bị biến đổi về chất và đe dọa tới sức khỏe rất lớn. Các bạn nên lưu ý nhé.
Làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh
Như đã nói ở trên, nhiệt độ bên trong tủ sẽ tăng lên khi bạn để đồ ăn nóng vào tủ. Khi đó, tủ lạnh sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ trở về mức ban đầu đã cài đặt bằng cách khởi động mô tơ. Việc khởi động cũng như làm lạnh gấp như vậy sẽ khiến tủ lạnh hoặt động bất thường và về lâu dài sẽ bị giảm tuổi thọ.
Nếu đồ ăn quá nóng còn làm biến dạng khay kệ đựng của tủ lạnh, làm cho nó xuống cấp nhanh chóng và mất thẩm mỹ lắm nha.
Làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện
Việc làm lạnh nhanh để làm nguội đồ ăn nóng khiến cho tủ lạnh hoạt động mạnh và gây ra tiêu tốn năng lượng hơn bình thường. Kéo theo đó là hóa đơn tiền điện mỗi tháng sẽ tăng lên đáng kể đấy.
Còn nữa, bạn sẽ mất thêm khoản sửa chữa tủ lạnh vì khi để đồ ăn nóng vào trong tủ nhiều lần sẽ khiến cho tủ hoạt động hết công suất và bị hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng. Vì vậy, bạn cần lưu ý nhé.
Một số tips khi cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh đúng cách
Từ những lời khuyên của nhà sản xuất cũng như các chuyên gia dinh dưỡng, bạn nên:
Để thực phẩm vừa đun nóng nguội trong khoảng 10 đến 15 phút xuống còn tầm 70-80 độ C. Sau đó mới để vào tủ lạnh để bảo quản.
Đựng thực phẩm vào hộp kín có nắp, tốt nhất là nên sử dụng hợp đựng bằng thủy tinh. Nếu có nhiều thực phẩm thì có thể chia ra nhiều hộp, như vậy tủ lạnh sẽ làm lạnh nhanh hơn và bảo quản được lâu hơn.
Không bỏ đồ ăn còn nóng hổi vào tủ lạnh, đồng thời phải nhớ đậy kín thức ăn trước khi để vào tủ.
Không để quá nhiều đồ ăn nóng vào tủ cùng một lúc để bảo vệ tủ lạnh không bị nhanh hỏng.
Sử dụng màng bọc thức ăn để tránh hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn chéo và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình.
Trên đây chúng mình đã đưa ra những lý do quan trọng vì sao không nên để đồ ăn nóng vào tủ lạnh mà các bạn nên biết. Hy vọng với những tips bảo quản đồ ăn, bạn có thể bảo quản được thực phẩm của gia đình một cách tốt nhất và đảm bảo được chất lượng bữa ăn cho gia đình.
Nguồn: dvn.com.vn