U hạt rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương – Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Khi mang thai, dây rốn mang chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi. Sau khi sinh, dây rốn được cắt và để một đoạn. Phần dây này thường tự rụng trong vòng 1 đến 3 tuần sau sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình lành của rốn sau khi rụng bị rối loạn và hình thành mô sẹo thừa, tạo thành u hạt rốn ở trẻ sơ sinh.
1. Nguyên nhân U hạt rốn ở trẻ sơ sinh
Hiện nay các chuyên gia Y tế vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân dẫn đến u hạt rốn ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, điều kiện chăm sóc và bệnh lý của trẻ không liên quan đến khả năng trẻ mắc u hạt rốn.
Bạn đang đọc: U hạt rốn ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Thông thường, sau khi dây rốn bị cắt sẽ để lại một đoạn ngắn ở rốn của em bé. Dây rốn này thường khô và rụng mà không có bất kỳ biến chứng nào. Đôi khi, khi dây rốn đã rụng nhưng xuất hiện một khối u hạt rốn ở dưới chân rốn, khối u này được hình thành từ các mô quá phát. Một u hạt rốn giống như mô sẹo hình thành khi rốn lành lại sau khi mất dây rốn.
2. Triệu chứng U hạt rốn ở trẻ sơ sinh
Một u hạt rốn là một khối mô ẩm và đỏ xuất hiện trên rốn, bố mẹ sẽ nhìn giống như rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt hay xuất hiện chồi rốn ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Xem thêm: “Không” có ý nghĩa gì?
- Rỉ dịch có màu vàng
- Rốn thường xuyên ẩm
- Da quanh rốn bị kích ứng nhẹ
U hạt rốn thường không phải là bệnh lý đáng ngại và chúng cũng không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, do tình trạng rốn bị ẩm thường xuyên nên tạo điều kiện cho rốn dễ bị nhiễm trùng, nếu có thì trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:
- Trẻ bị sốt
- Đau hoặc khó chịu khi bố mẹ chạm vào rốn hoặc mô xung quanh
- Rốn bị sưng
- Chạm vào rốn thì thấy ấm
- Có vệt da đỏ dẫn từ rốn
- Chảy mủ từ u hạt rốn
Nếu gặp các triệu chứng của nhiễm trùng, phụ huynh hoặc người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến cơ sở Y tế có chuyên khoa nhi để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Trẻ bị ngã sưng đầu cần phải làm gì?
3. Cách điều trị
Nếu trẻ có u hạt rốn thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám và được điều trị. Nếu không điều trị thì từ u hạt rốn có thể dẫn nhiễm trùng rốn và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Hầu hết những trường hợp u hạt rốn hoàn toàn có thể được điều trị thuận tiện bằng nitrat bạc chấm lên rốn, chất này có công dụng đốt cháy những mô. Do u hạt rốn không có dây thần kinh nên giải pháp điều trị này không gây đau đớn cho trẻ .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp