Bài giảng Công nghệ 7, bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng.
2017 – 12-21 T02 : 50 : 27-05 : 00
Bài giảng Công nghệ 7, bài 27 : Chăm sóc rừng sau khi trồng ./ themes / cafe / images / no_image. gif
Bài Kiểm Tra
https://dvn.com.vn/uploads/bai-kiem-tra-logo.png
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết được thời vụ trồng rừng.
_ Biết được kĩ thuật đào hố trồng cây rừng.
_ Biết được quy trình trồng cây rừng bằng cây con.
_Hiểu được thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
_ Hiểu được nội dung công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
2. Kỹ năng:
_ Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích và trao đổi nhóm.
_ Hình thành được kỹ năng trồng cây rừng.
3. Thái độ:
Rèn luyện ý thức lao động đúng kỹ thuật, cẩn thận khi gieo trồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 41,42,43 SGK phóng to.
_ Bảng con, phiếu học tập.
_ Hình 44 SGK phóng to.
_ Phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 26.bài 27
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
_ Quy trình gieo hạt gồm mấy bước? Kể ra
_ Kích thích hạt giống cây rừng nẩy mầm bao gồm các biện pháp nào?
_ Hãy nêu các biện pháp chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Thời gian và số lần chăm sóc.
TG | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
18 phút | + Theo em chăm sóc rừng sau khi trồng nhằm mục đích gì? _ Yêu cầu học sinh đọc phần I và cho biết: + Vì sao sau khi trồng 1-3 tháng phải chăm sóc ngay? + Vì sao phải chăm sóc liên tục trong 4 năm? + Vì sao những năm đầu chăm sóc nhiều hơn những năm sau? _ Tiểu kết, ghi bảng |
=> Để tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng tốt và có tỉ lệ sống cao. _ Học sinh đọc và trả lời: => Vì cây mới trồng còn non yếu. Tiến hành chăm sóc ngay để tạo điều kiện thuận lợi cho cây con sinh trưởng nhanh, tăng sức đề kháng trong môi trường sống mới. => Vì năm thứ 1-4 rừng chưa khép tán, sau 4-5 năm rừng mới khép tán. => Năm sau cây khoẻ dần tán rừng ngày càng kín . _ Học sinh ghi bài. |
I. Thời gian và số lần chăm sóc: 1. Thời gian: Sau khi trồng cây gây rừng từ 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc ngay, chăm sóc liên tục trong 4 năm. 2. Số lần chăm sóc: Năm thứ nhất và năm thứ 2, mỗi năm chăm sóc 2 đến 3 lần. Năm thứ ba và năm thứ 4, mỗi năm chăm sóc 1 đến 2 lần. |
Xem thêm: “Không” có ý nghĩa gì?
* Hoạt động 2: Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
TG | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung |
17 phút |
_ Giáo viên treo hình 44, yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi: + Chăm sóc rừng bao gồm những công việc gì? + Hình 44a mô tả công việc gì? Làm như thế nào? + Hình 44b mô tả công việc gì? Và cách tiến hành công việc đó. + Hình 44c là công việc gì và cách tiến hành công việc đó? + Hình 44d mô tả công việc gì và cách làm ? + Hình 44e là công việc gì và làm như thế nào? _ Giáo viên nhận xét. + Cho biết phát quang nhằm mục đích gì. |
_ Học sinh quan sát và thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời: _ Cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. => Bao gồm các công việc: + Tỉa và dặm cây. + Phát quang. + Làm cỏ. + Bón phân. + Vun gốc. + Làm rào bảo vệ. => Tỉa, dặm cây. Trong hố có nhiều cây thì tỉa chỉ còn 1 cây và đem những cây tỉa dặm vào những nơi cây chết hay chỗ đất trống. => Làm cỏ quanh gốc. Làm sạch cỏ xung quanh gốc cây. => Bón phân: Thường bón ngay trong năm đầu. => Xới đất, vun gốc. Lấy cuốc xới đất xung quanh gốc rồi vun vào gốc cây nhưng không làm tổn thương bộ rễ. => Phát quang và làm rào bảo vệ: + Phát quang là chặt bỏ day leo, cây hoang dại chèn ép cây rừng trồng. + Làm rào bảo vệ bằng cách trồng cây dứa dại và một số cây khác, làm hàng rào bao quanh khu rừng. _ Học sinh lắng nghe. => Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng và tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt. |
II. Những công việc chăm sóc rừng sau khi trồng: _ Làm rào bảo vệ. _ Phát quang. _ Làm cỏ. _ Xới đất, vun gốc. _ Bón phân. _ Tỉa và dặm cây. |
4. Củng cố: ( 3 phút)
_ Các bước làm kĩ thuật đào hố.
_ Cho biết thời gian và số lần chăm sóc rừng sau khi trồng.
_ Cho biết các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng.
5. Nhận xét – dặn dò: (2 phút)
_ Nhận xét về thái dò học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 28
Source: https://dvn.com.vn
Category: Hỏi Đáp