Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương – Tài liệu text

Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 48 trang )

Bạn đang đọc: Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương – Tài liệu text

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN VÀ
VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Tài liệu “Cẩm nang quy hoạch không gian biển và vùng bờ” được biên soạn trong khuôn khổ dự án
“Nâng cao sức đề kháng và hồi phục trước biến đổi khí hậu của các khu dự trữ sinh quyển biển
và ven biển ở Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển sinh
kế bền vững cho cộng đồng” do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng
động (MCD) và Khoa Sinh thái học hệ thống – Đại học Stockholm Thuỵ Điển chủ trì thực hiện với sự
tài trợ của Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA).

Nhóm soạn thảo tài liệu:
Ông Nguyễn Chu Hồi:

Trung tâm Nghiên cứu biển và hải đảo Việt Nam, nguyên phó Tổng
cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Bà Trần Thị Hoa:

Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên Vùng bờ, MCD

Bà Vũ Thị Thảo:

Chuyên viên phòng Quản lý Tài nguyên Vùng bờ, MCD

Ông Nguyễn Văn Công:

Chuyên viên phòng Quản lý Tài nguyên Vùng bờ, MCD

Nhóm tư vấn và hỗ trợ:

Ông Dư Văn Toán:

Viện Nghiên cứu quản lý biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bà Phạm Thị Hường:

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Biển và Khí tượng Thuỷ văn,
Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình

Ông Mai Văn Quyển:

Chi cục trưởng Chi cục Biển, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định

Ông Nguyễn Văn Cấn:
Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môi
trường Hải Phòng

Logo sida, đại học Stockholm

Lời giới thiệu

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) là một tổ chức phi chính phủ
Việt Nam hoạt động không vì lợi nhuận, được thành lập từ năm 2003. MCD cống hiến cho sự
nghiệp bảo vệ các hệ sinh thái biển và cải thiện đời sống của cộng đồng ven biển thông qua
bản địa hóa kiến thức và kinh nghiệm quốc tế liên quan thành các mô hình thích ứng thực tế
ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển với chiều dài đường bờ biển khoảng hơn 3,260 km (không
kể bờ các đảo). Biển cung cấp nguồn tài nguyên phong phú và các điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách
thức như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, gia
tăng dân số và đói nghèo,…Vì vậy, quản lý tài nguyên biển nhằm khai thác hợp lý và phát triển
bền vững biển, vùng ven biển và hải đảo ngày càng được quan tâm.
Trên thế giới, quy hoạch không gian biển (marine spatial planning – QHKGB) được phát triển
từ ý tưởng quản lý công viên biển quốc tế “Dải san hô lớn – Great Barrier Reef” ở Australia. Tới
nay QHKGB đã được áp dụng ở nhiều quốc gia với mục đích phân định cách thức sử dụng
không gian biển hợp lý theo thời gian, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường.
Đáp ứng nhu cầu về công cụ quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển của Việt Nam, MCD
trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn cẩm nang “Quy hoạch không gian biển và vùng
bờ cấp địa phương”.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ông Nguyễn Chu Hồi – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục
Biển và Hải đảo Việt Nam và cán bộ quản lý tài nguyên các cấp từ Trung ương đến địa phương
đã đồng hành cùng chúng tôi hoàn thiện cuốn cẩm nang này!

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

MỤC LỤC
Lời giới thiệu………………………………………………………………………………………3

Danh mục từ viết tắt………………………………………………………………………………5
Danh mục hình……………………………………………………………………………………6
Mở đầu…………………………………………………………………………………………….7
Hướng dẫn sử dụng tài liệu………………………………………………………………………8
Các thuật ngữ được sử dụng …………………………………………………………………….9

PHẦN 1 QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN LÀ GÌ ?………………………………………10
1.1. Các vấn đề của quản lý tài nguyên biển …………………………………………………10
1.2. Quan điểm về quy hoạch không gian biển………………………………………………11
1.3. Điều gì khiến chúng ta nghĩ đến việc áp dụng QHKGB………………………………………..…13
1.4. Lợi ích của Quy hoạch không gian biển ………………………………………………………………14

PHẦN 2. CÁC BƯỚC QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN…………………………………………16
Bước 1: Xác định nhu cầu và thành lập cơ quan thực hiện……………………………………17
Bước 2: Tiếp nhận nguồn hỗ trợ tài chính………………………………………………………17
Bước 3: Quá trình chuẩn bị quy hoạch…………………………………………………………18
Bước 4: Sự tham gia của các bên liên quan……………………………………………………20
Bước 5: Xác định và phân tích các điều kiện hiện tại…………………………………………21
Bước 6: Xác định và phân tích các điều kiện tương lai…………………………………………23
Bước 7: Chuẩn bị và phê duyệt kế hoạch quản lý không gian biển……………………………25
Bước 8: Thực hiện quy hoạch không gian biển…………………………………………………26
Bước 9: Giam sát và đánh giá việc thực hiện……………………………………………………27
Bước 10: Điều chỉnh tiến trình quant lý không gian……………………………………………28

PHẦN 3.QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ………………29
3.1. Vấn đề QHKGB trên thế giới…………………………………………………………………………………..29
3.2. Vấn đề quy hoạch không gian biển ở Việt Nam……………………………………………………….34

PHẦN 4.QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN CẤP ĐỊA PHƯƠNG………………………………..37
4.1. Nhu cầu QHKGB cấp địa phương……………………………………………………………………………37

4.3. Vị trí của QHKGB trong mối quan hệ với các quy hoạch khác……………………………………39
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………………………………..47

4

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

COBSEA

Cơ quan Điều phối các biển Đông Á

ĐDSH

Đa dạng sinh học

EBM

Quản lý dựa trên hệ sinh thái

EU

Liên minh Châu Âu

GEF/GPA

Quỹ môi trường toàn cầu/ Chương trình hành động toàn cầu quản lý ô nhiễm
biển từ nguồn lục địa

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

HST

Hệ sinh thái

ICM

Quản lý tổng hợp

IOC

Ủy ban liên Chính phủ về Hải dương học

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KBTB

Khu bảo tồn biển

KT-XH

Kinh tế – xã hội

MAB

Chương trình Con người và Sinh quyển

NCEAS

Nhóm Công tác về phân vùng biển của Trung tâm quốc gia về Tổng hợp và
Phân tích sinh thái

NOAA

Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ

PEMSEA

Tổ chức đối tác Quản lý môi trường biển Đông Á

PTBV

Phát triển bền vững

QHKGB

Quy hoạch không gian biển

QLKGB

Quản lý không gian biển (và vùng bờ)

QLTHVB

Quản lý tổng hợp vùng bờ

SIDA

Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển

TNMT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc

UNESCO

Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hiệp quốc

5

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Chu trình QHKGB ……………………………………………………………………………12
Hình 2. Cách tiếp cận từng bước trong QHKGB………………………………………………………16
Bảng 3. Mô tả các đặc tính của một mục tiêu tốt……………………………………………………19
Hình 3. Các hình thức tham gia khác nhau của các bên liên quan…………………………………21
Hình 5: Bản đồ các giá trị sinh vật của Bỉ trong khu vực biển bắc……………………………………22
Hình 4. Bản đồ các giá trị xã hội của cộng đồng ngư dân vịnh Maine, Mỹ…………………………22
Hình 6. Nhiệm vụ của hệ thống đánh giá……………………………………………………………27
Hình 7. Chu trình QHKGB và các chu kỳ quy hoạch…………………………………………………28
Hình 8. Bản đồ phân vùng ở Công viên biển quốc tế Dải san hô lớn (Great Barrier Reef International
Marine Park)……………………………………………………………………………………………29
Hình 9. Bản đồ 1, phân vùng ở Công viên biển quốc tế Dải san hô lớn (Great Barrier Reef International Marine Park)…………………………………………………………………………………30
Hình 10. Mối quan hệ của các nội dung chính trong kế hoạch phân vùng…………………………35
Hình 11. Sơ đồ phân vùng QLTHVB vịnh Hạ Long, Quảng Ninh……………………………………35
Hình 12. Các vùng biển đã được quy hoạch không gian tổng thể ở Hoa Kỳ………………………44

6

CẨM NANG

QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

MỞ ĐẦU
Vùng biển và ven biển Việt Nam chiếm vị trí và đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát
triển đất nước. Việt Nam có hơn 3,260 km chiều dài đường bờ biển (không kể bờ các đảo) với 28/63
tỉnh thành ven biển. Các tỉnh ven biển tập trung hơn nửa (50,34% 1) dân số cả nước, mật độ dân số
gần gấp đôi mật độ trung bình cả nước (503 người/km2 so với mật độ cả nước 265 người/km2 ) và
là nơi có các hoạt động phát triển kinh tế sôi động. Nguồn tài nguyên biển, ven biển phong phú,
trữ lượng khá, đáng kể là nguồn lợi thủy sản nước mặn và lợ, dầu lửa và khí đốt (dầu khí), sa khoáng
biển-ven biển và vật liệu xây dựng, tiềm năng phát triển du lịch biển và cảng-hàng hải, các dạng tài
nguyên phi vật chất như giá trị chức năng của các hệ sinh thái biển, ven biển và đảo, và giá trị vị thế
của các mảng không gian biển,…Khu vực này có nhiều hệ sinh thái năng suất sinh học cao là rừng
ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển mà lợi nhuận thuần có thể thu được từ các hệ sinh thái này sơ
bộ ước tính là 60-80 triệu USD/năm2.
Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Việt Nam hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức như suy
giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên quá mức, gia tăng dân số và đói
nghèo,…Vì vậy, quản lý tài nguyên biển nhằm khai thác hợp lý và phát triển bền vững biển, vùng ven
biển và hải đảo ngày càng được tăng cường từ cấp trung ương đến địa phương. Để làm tốt công tác
này, việc hiểu biết những khái niệm, nguyên tắc và nắm vững yêu cầu kỹ thuật của các công cụ quản
lý tài nguyên biển như Quy hoạch không gian biển (Marine Spatial Planning – QHKGB) là một nhu cầu
thực tế và thật sự cần thiết với các cán bộ quản lý, các chuyên gia liên quan đến khoa học và quản lý
biển, vùng ven biển và hải đảo nói chung và ở địa phương nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hiểu biết và năng lực liên quan đến quản lý tài
nguyên biển tại các địa phương nói trên, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD) xây dựng cuốn “Cẩm nang Quy hoạch không gian biển và vùng bờ cấp địa phương” với
mục đích:
–– Nâng cao kiến thức và hiểu biết của cán bộ lập kế hoạch tại địa phương về quy hoạch không gian
biển và vùng bờ cấp địa phương và quản lý biển theo không gian.
–– Hỗ trợ cán bộ lập kế hoạch của địa phương thiết lập và áp dụng một phương thức quản lý biển

mới vào thực tiễn ở địa phương.

1

Tổng cục thống kê, 2011

2

Cục Bảo vệ môi trường (Nguyễn Chu Hồi biên soạn), 2007, Cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển môi trường biển
Việt Nam.

7

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU
Cuốn cẩm nang này là tài liệu sử dụng trong nâng cao kiến thức thức và năng lực về quản lý biển nói
chung, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển nói riêng. Trong cuốn cẩm nang này, chúng tôi
sử dụng thuật ngữ Quy hoạch không gian biển (QHKGB) với hàm nghĩa Quy hoạch không gian
biển và vùng bờ.
Đối tượng sử dụng:
–– Cuốn cẩm nang này được xây dựng để phục vụ cán bộ lập kế hoạch ở các ngành, lĩnh vực khác
nhau trong quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, huyện. Những cán bộ quản lý đang quan tâm đến
QHKGB như một công cụ khả thi để hỗ trợ địa phương đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đa
ngành và bền vững nhưng vẫn bảo tồn được môi trường và đa dạng sinh học biển.
–– Các chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước, các cá nhân và tổ chức có lĩnh vực hoạt động liên quan
có thể tham khảo về QHKGB như một công cụ quản lý biển mới để sử dụng biển đạt được hiệu

quả.
Cuốn cẩm nang được sử dụng như thế nào?
–– Cẩm nang được trình bày theo cách tiếp cận từng bước, đơn giản, dễ hiểu nhằm giúp người sử
dụng tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hiện QHKGB tại Việt Nam một cách hiệu quả.
–– Trên thực tế, việc áp dụng QHKGB vào thực tiễn đang còn nhiều vấn đề cần thảo luận, tuy nhiên
cuốn cẩm nang này sẽ tập trung hướng dẫn việc thu thập thông tin cần thiết cho mỗi bước của
QHKGB và nhấn mạnh các điểm quan trọng và phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Cuốn cẩm nang gồm bốn phần chính:
Phần 1: Quy hoạch không gian biển là gì?
Phần này sẽ cung cấp các thông tin ban đầu, khái niệm và nhấn mạnh các đặc trưng cơ bản của
QHKGB.
Phần 2: Các bước quy hoạch không gian biển
Cách tiếp cận từng bước sẽ được thể hiện cụ thể trong phần này. Đồng thời nhấn mạnh các lưu
ý và nội dung cần thiết cho mỗi bước thực hiện.
Phần 3: Quy hoạch không gian biển trên thế giới và Việt Nam
Trong phần này, người đọc sẽ có cái nhìn tổng thể, toàn diện về QHKGB trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng. Những thành công và thực trạng áp dụng QHKGB trên thế giới và ở Việt
Nam.
Phần 4: Quy hoạch không gian biển cấp địa phương
Phần này sẽ làm rõ các câu hỏi quan trọng khi bắt đầu và trong quá trình áp dụng công cụ QHKGB trong quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển.

8

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

CÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG
Hệ sinh thái: là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác

động qua lại và trao đổi vật chất với nhau3
Quản lý dựa vào hệ sinh thái (EBM): Quản lý dựa vào hệ sinh thái (HST) sẽ xem xét tính nguyên vẹn
của HST, bao gồm cả con người. Mục đích của quản lý dựa vào HST là duy trì HST trong điều kiện
khỏe mạnh, năng suất và có sức chống chịu tốt để có thể cung cấp các dịch vụ và sản phẩm hàng
hóa phục vụ cho nhu cầu của con người. EBM khác với cách tiếp cận quản lý hiện thời ở chỗ: Cách
tiếp cận hiện thời chỉ tập trung vào loài cụ thể, vào một ngành, một hoạt động hoặc một vấn đề đơn
lẻ nào đó, còn EBM quan tâm đến các tác động tích lũy của các ngành khác nhau.
Tài nguyên thiên nhiên: là toàn bộ các dạng vật chất hữu dụng cho con người, cũng như các yếu tố
tự nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để phục vụ cho chính sự phát triển
của họ.
Tài nguyên biển: là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên hình thành và phân bố trong khối nước
biển (và đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển. Đồng thời cũng bao gồm
tài nguyên vùng nước lợ ven biển và các đảo nhỏ, hoang dã.
Biến đổi khí hậu: là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu hướng nhất định
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài
hơn.
Quy hoạch: là một quá trình quyết định ai thu được cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào, tại mức chi
phí nào và ai chi trả chi phí đó. Cả giai đoạn khởi đầu quy hoạch và quyết định quy hoạch cuối cùng
đều là kết quả của quy hoạch, thông thường là một hàm số của quá trình hoạch định chính sách
trong xã hội. Phân tích là một hoạt động tạo ra thông tin để quyết định quy hoạch 4.
Phân vùng biển: Một biện pháp điều chỉnh quan trọng để thực hiện các kế hoạch tổng thể quản lý
không gian biển thông qua một hoặc một số bản đồ phân vùng sử dụng không gian biển và các quy
định cho một vài hoặc tất cả các tiểu vùng của vùng biển.

3

Luật đa dạng sinh học, 2008

4

Blair T.Bower, Charles NTTS. Ehler và Daniel J. 1994. Basta. Khuôn khổ quy hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ. Cơ quan
Đánh giá và Bảo tồn Tài nguyên biển, Cục Đại dương Quốc gia, Bộ Thương mại Hoa Kỳ

9

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

PHẦN 1
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN LÀ GÌ?
1.1. Các vấn đề của quản lý tài
nguyên biển
a) Áp lực lên tài nguyên biển gia tăng
Hơn một tỷ người trên thế giới phụ thuộc vào
nguồn protein thiết yếu từ hải sản và các sản
phẩm biển. Hàng triệu người tham gia vào du
lịch và giải trí biển mỗi năm. (Young et al., 2007).
Các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển
(nuôi biển) ngày càng đóng góp phần lớn cho
nhu cầu thực phẩm của con người. Hoạt động
khai thác thủy sản thương mại trên thế giới mỗi
năm đạt hàng trăm triệu tấn và áp lực từ khai
thác vùng biển gần bờ đang trở nên ngày càng
nghiêm trọng. Tại Việt Nam, sản lượng nuôi biển
năm 1955 đạt khoảng 601.038 tấn, đến năm 2004
đã tăng khoảng 50 lần5. Hàng năm số lượng tàu
thuyền tham gia khai thác thủy sản tăng 1,3 lần
nhưng công suất tàu tăng gấp 6,4 lần6. Ngoài

nghề cá, các hoạt động phát triển khác của con
người đã và đang vượt quá sức tải gây ra ô nhiễm
HST biển.
Các hoạt động khai thác tài nguyên biển như
dầu khí, khoáng sản biển khác cũng đang không
ngừng gia tăng nhanh chóng trong những năm
gần đây. Ví dụ: Khai thác dầu khí có tốc độ tăng
trưởng nhanh. Năm 1986 là năm đầu tiên nước
ta khai thác dầu trên biển sản lượng 0,4 triệu tấn/
năm tăng lên 20,34 triệu tấn năm vào năm 20047.
Cho đến cuối năm 2004 đã khai thác 169,94 triệu
tấn dầu và 37,64 tỷ m3 khí (lượng khí đưa vào bờ
để sử dụng 18,67 mét khối). Đến nay, sản lượng
dầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bình
quân khoảng 24 triệu tấn. Trong 5 tháng đầu
năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã chỉ khai
thác được 10,86 triệu tấn dầu khí 8. Trữ lượng khai
thác ở Việt Nam đang đứng thứ 4 về dầu mỏ và

5

thứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương (Theo BP, 2010), đồng thời đứng thứ 25 và
30 trên thế giới. Các áp lực khai thác tài nguyên
biển và vấn đề môi trường trong khai thác đang
trở thành những thách thức không nhỏ trong
quản lý sử dụng biển.
b) Cách tiếp cận “sở hữu chung” ở nhiều vùng
biển
Các vùng biển “sở hữu chung” sẽ đối mặt với sự

suy giảm nhanh chóng và cạn kiệt nguồn lợi.
Công tác quản lý các vùng biển này thường lỏng
lẻo hoặc có những vùng biển không thuộc phạm
vi của bất cứ hoạt động quản lý nào, ví dụ: các
vùng khai thác tự do, vùng ven rìa của khu bảo
tồn biển,…Tiếp cận sử dụng tự do các vùng biển
này dẫn tới hiện tượng khai thác tận thu và làm
cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi. Ví dụ, các rạn san
hô ven biển miền Trung nước ta, nơi có nguồn lợi
tự nhiên rất phong phú với nhiều loài sinh vật có
giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu chúng không
nằm trong khu bảo tồn biển hoặc vườn quốc
gia biển sẽ được xem là “sở hữu chung” của cộng
đồng. Không thể có bất cứ cách làm nào có thể
ngăn chặn ngư dân khai thác quá mức các loài cá
trong vùng rạn san hô. Kết cục đã dẫn đến khai
thác quá mức nguồn lợi thủy sản và suy giảm đa
dạng sinh học biển.
c) Mâu thuẫn trong hoạt động phát triển ngày
càng tăng
Hầu hết các quốc gia lựa chọn cho một hoặc một
vài hoạt động phát triển của con người trong
một vùng biển nhất định như vận tải biển, khai
thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản, bảo tồn…Tuy
nhiên việc làm này không cân nhắc các tác động
của các ngành này lên môi trường biển và giữa
các ngành khác nhau và giữa các phần trong một

Lê Thanh Lựu, 2006. Hiện trạng và xu thế phát triển nuôi hải sản. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1.

Nguyễn Duy Chinh, 2008. Tổng quan nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam.
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương.
6

Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Tiềm năng khoáng sản biển Việt Nam và vấn đề khai thác sử dụng. Báo
thương mại, 2011.
7

8

10

Tạp chí tài chính, 2012. Ngành Dầu khí Việt Nam: Tiềm năng lớn, tăng trưởng cao.

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

vùng biển. Các nhà quản lý cũng chưa cân nhắc
nhu cầu sử dụng không gian biển của các ngành
theo lộ trình theo không gian và thời gian. Điều
này dẫn đến mâu thuẫn giữa các cách thức sử
dụng biển và giữa việc sử dụng biển với môi
trường biển. Các mâu thuẫn này làm suy giảm
khả năng cung cấp các dịch vụ HST cần thiết của

biển và đại dương như: dịch vụ cung cấp, dịch
vụ điều chỉnh, dịch vụ văn hóa và dịch vụ hỗ trợ.
Như vậy, để quản lý tài nguyên một cách bền

vững đòi hỏi phải thực hiện phân bổ các hoạt
động phát triển của con người một cách hợp lý
và mang tính tổng hợp để đạt được các mục tiêu
về kinh tế, xã hội và sinh thái.

Vấn đề quản lý tài nguyên biển tại tỉnh Thái Bình
Nhìn chung tại các vùng dự án của MCD các vấn đề quản lý tài nguyên tương đối phức tạp.
Các vấn đề này tập trung vào sự gia tăng áp lực trong sử dụng tài nguyên.
Tài nguyên biển và ven biển Thái Bình bao gồm chủ yếu các vùng đất ngập nước cửa sông,
ven biển chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành, đa mục tiêu; là nơi tập trung các
hoạt động phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, dân cư, vùng đánh bắt, nuôi trồng
chế biến thuỷ sản, các hoạt động cảng biển, hàng hải và du lịch quy mô nhỏ. Vì thế, ở vùng
này có sự chồng lấn của chính sách, pháp luật của nhiều ngành (như ngành du lịch, thủy
sản, nông nghiệp, TNMT…, thiếu sự chỉ đạo thống nhất, thiếu cơ chế điều phối đa ngành
nên thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp dẫn đến chưa thực hiện được quy chế
phối hợp quản lý giữa các ngành trên địa bàn.
Gia tăng dân số, nhận thức hạn chế của cộng đồng dân cư sống trong và xung quanh khu
vực, sự gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên và thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phí
gây sức ép lớn đến môi trường biển, ven biển, làm suy thoái tài nguyên biển và ven biển. Ô
nhiễm môi trường từ khu công nghiệp tập trung do các hoạt động sản xuất của các cơ sở
sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh gây ra. Bên cạnh đó, chất thải
không qua xử lý thải trực tiếp ra lưu vực sông và đổ ra biển là nguyên nhân chính gây ra ô
nhiễm vùng biển và ven biển.
Công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về biển gần như chưa được quan tâm đúng
mực; công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển chưa được thực hiện chi tiết, cụ
thể, thiếu vốn đầu tư phát triển các chương trình, dự án; hoạt động ngăn ngừa, kiểm soát,
giám sát ô nhiễm môi trường trong lục địa, vùng biển, ven biển còn yếu.

1.2. Quan niệm về quy hoạch không
gian biển

Quy hoạch không gian biển (QHKGB) được phát
triển từ ý tưởng quản lý công viên biển quốc tế
“Dải san hô lớn – Great Barrier Reef” ở Australia.
Từ đó tới nay QHKGB đã được sử dụng ở nhiều
nước với những cách hiểu khác nhau nhưng có
mục đích chung là áp dụng cách tiếp cận dựa
trên việc phân định các cách thức sử dụng không
gian biển hợp lý để đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tháng 12 năm 2004, Cục Môi trường, Thực phẩm

9

và các Vấn đề nông thôn Vương Quốc Anh (DEFRA) đã nghiên cứu lựa chọn xây dựng và áp
dụng quy hoạch không gian biển tại vùng ven
biển và vùng biển ven bờ của Vương Quốc Anh.
Theo định nghĩa của họ, QHKGB là cách tiếp cận
tổng hợp, dựa vào chính sách nhằm quy định,
quản lý và bảo vệ môi trường biển bao gồm xác
định vị trí không gian (điều này rất phức tạp), tích
lũy và tiềm tàng các mâu thuẫn trong sử dụng
vùng biển và bằng cách đó để tiến đến phát triển
bền vững9.
Quy hoạch không gian biển là một phương thức
thực tiễn nhằm hình thành và thiết lập phương
án sử dụng không gian biển và giải quyết các

MSP consortium, 2006. Marine spatial planning pilot.

11

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

mối tương tác giữa các mục đích sử dụng, để từ
đó cân bằng các nhu cầu phát triển và nhu cầu
bảo vệ các HST biển, và đạt được các mục tiêu
kinh tế và xã hội theo hướng mở và có kế hoạch
(DEFRA, 2008).
Tại Mỹ người ta xem QHKGB không tách rời với
quy hoạch không gian vùng bờ biển (gọi tắt là
vùng bờ). Quy hoạch không gian biển và vùng
bờ được định nghĩa: là một quá trình quy hoạch
không gian toàn diện, thích ứng, tổng hợp, dựa
vào HST và minh bạch. Quy hoạch không gian
biển phải dựa trên cơ sở khoa học, phân tích hiện
trạng và dự báo việc sử dụng đại dương, vùng
bờ và hồ lớn (Great Lake). Quy hoạch không gian
biển và vùng bờ xác định vùng phù hợp nhất cho
các loại, mức độ hoạt động khác nhau để giảm
xung đột giữa các đối tượng sử dụng, giảm thiểu
tác động môi trường, an ninh và mục tiêu xã hội.
Đối với nhóm thực hiện, quy hoạch không gian
biển và vùng bờ cung cấp một quy trình nhằm
xác định cách làm thế nào tốt hơn để sử dụng
bền vững đại dương, vùng bờ và các hồ lớn và
bảo vệ cho thế hệ hiện tại và tương lai10.
Trong cuốn cẩm nang này, nhóm tác giả sử dụng

định nghĩa được cho là phổ biến nhất và được

nhiều tác giả trên thế giới sử dụng: Quy hoạch
không gian biển là một quá trình phân tích và
phân bổ (do cơ quan nhà nước thực hiện) các
hoạt động của con người theo không gian và
thời gian ở các vùng biển để đạt các mục tiêu
kinh tế, xã hội và sinh thái mà thường do các
nhà chính trị xác định11.
QHKGB không chỉ là việc lập kế hoạch một lần
mà nó là quá trình liên tục và lặp lại, có tính thừa
kế và điều chỉnh nhằm xác định các hoạt động
của con người diễn ra như thế nào, khi nào và ở
đâu trong một kế hoạch phân vùng tổng quát và
đã xác định. Chú ý là việc lập kế hoạch và quản
lý các hoạt động của con người trong các vùng
biển, chứ không phải là HST biển hoặc các thành
phần của nó. Quy trình này yêu cầu đánh giá liên
tục nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu về
phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường. Khi các
mục tiêu này chưa đạt được, việc lập kế hoạch và
quản lý cần có sự điều chỉnh kịp thời để đạt được
các mục tiêu đó.
Trong cuốn cẩm nang này, QHKGB được trình
bày theo cách tiếp cận từng bước, bao gồm (các
bước xem phần 2):

BẮT ĐẦU GIAI ĐOẠN
TIỀN QUY HOẠCH

NGHIÊN
CỨU ỨNG
DỤNG

KẾ
HOẠCH
LẦN 1

ĐIỀU
CHỈNH KẾ
HOẠCH

THAM GIA CÁC
BÊN LIÊN
QUAN,
CUNG CẤP
TÀI CHÍNH

ĐÁNH
GIÁ

GIÁM
SÁT

THỰC
HIỆN

Hình 1. Chu trình QHKGB
(nguồn: Ehler Charles và Fanny Douvere. Quy hoạch không gian biển, 2009)

The White House Council on Environmental Quality, Interim Framework for Effective Coastal and Marine Spa-tial Planning
– Interagency Ocean Policy Task Force, 2009.
10

11

12

Ehler Charles, và Fanny Douvere, 2009. Quy hoạch không gian biển: Tiếp cận từng bước hướng tới dựa vào HST.

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Các bước QHKGB không đơn giản là một quá
trình tịnh tiến mà nó có sự xoay vòng, tiếp nối
và điều chỉnh. Trong chu trình này, các mục tiêu
và giải pháp có thể được thay đổi để phù hợp với
điều kiện thực tế của quy hoạch. Các phân tích
về hiện trạng và dự báo tương lai sẽ thay đổi bởi
thông tin mới sẽ được điều tra bổ sung và đưa
vào quá trình quy hoạch. Sự tham gia của tất cả
các bên liên quan sẽ đóng góp lớn và làm thay
đổi quá trình quy hoạch vì sự tham gia sẽ thay
đổi theo thời gian. Phải hiểu rằng, quy hoạch là
một quá trình vận động theo thời gian và việc
tiếp thu, điều chỉnh phù hợp của quá trình này
chính là chìa khóa để đạt được sự thành công
của quy hoạch.

Quy hoạch không gian biển là cách tiếp cận cho
phép thực hiện ở các cấp độ quy hoạch khác
nhau. Một số quốc gia thực hiện QHKGB ở cấp
độ khu bảo tồn biển, còn ở Mỹ QHKGB được thử
nghiệm ở một số bang mà trong đó Massachusetts là một ví dụ điển hình. Ở các quốc gia khác,
QHKGB đã và đang được thử nghiệm tại các vùng
biển quốc gia.

1.3. Điều gì khiến chúng ta nghĩ đến
việc áp dụng QHKGB
a) Vấn đề quản lý theo ngành
Quản lý theo ngành thường thực hiện bó gọn
trong phạm vi ngành được giao, nên thường
không cân nhắc lợi ích và các tác động đến các
hoạt động của ngành khác và đến môi trường
biển. Ví dụ, ngành vận tải biển khi xây dựng
các cảng nước sâu, nơi tập trung tàu thuyền sẽ
không quan tâm đến ngành nuôi trồng thủy sản
biển sẽ gặp phải các điều kiện khó khăn hơn do
ô nhiễm dầu và thay đổi điều kiện sinh thái lâu
dài. Hơn nữa, quản lý theo ngành có thể đưa ra
các quyết định quản lý riêng lẻ, giải quyết vấn đề
tức thời hơn là đưa ra lựa chọn định hướng hành
động hướng tới tương lai chung cho môi trường
biển.
b) Tầm quan trọng của QHKGB
Quy hoạch là một quá trình quyết định ai thu
được cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào, tại
mức chi phí nào và ai chi trả chi phí đó. Một quy
hoạch tốt sẽ giúp chúng ta hình dung một tương

lai rõ ràng về sự phát triển tổng thể của một khu
vực.

Đối với QHKGB cũng vậy, quản lý các hoạt động
của con người để tăng cường cách thức sử dụng
thích hợp và giảm mâu thuẫn giữa các hoạt động
khai thác, sử dụng vùng biển, cũng như giảm
thiểu mâu thuẫn giữa tự nhiên và hoạt động của
con người chính là các đầu ra quan trọng của
QHKGB. Mỗi vùng biển có đặc trưng khác nhau
ví dụ một số vùng biển quan trọng hơn về mặt
bảo tồn, vùng khác có thể quan trọng về kinh tế
hay quốc phòng. Quản lý biển thành công đòi
hỏi các nhà quy hoạch và quản lý phải hiểu rõ
cách bố trí và phân bố đa dạng các hoạt động
phát triển theo không gian và thời gian. Đồng
thời lường trước được các tác động, áp lực dài
hạn khác đến hệ thống tài nguyên biển, ví dụ là
biến đổi khí hậu.
c) QHKGB và quản lý tổng hợp vùng bờ?
Trong nhiều trường hợp, QHKGB tương tự như
quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB). Ví dụ, cả hai
cách tiếp cận này đều mang tính tổng hợp, chiến
lược và có sự tham gia và cả hai đều nhằm tối
đa hóa sự tương thích và phù hợp giữa các hoạt
động phát triển của con người và giảm thiểu mâu
thuẫn giữa các cách thức sử dụng khác nhau và
cả giữa con người với tự nhiên.
QLTHVB thường chú trọng đến các giải pháp
quản lý liên ngành trong khi đó QHKGB chú

trọng đến giải pháp phân bổ lại hoạt động sử
dụng theo không gian và thời gian theo cách
tiếp cận liên ngành. Vùng bờ biển (gọi tắt là vùng
bờ) trong QLTHVB được xác định là vùng đất ven
biển (vùng ven biển) chịu tác động của biển và
vùng biển ven bờ (vùng ven bờ) chịu tác động
của các hoạt động từ đất liền. Theo quan niệm
này, vùng bờ có thể bao trùm cả đồng bằng hiện
đại ven biển ra tới thềm lục địa. Tuy nhiên, ranh
giới quản lý của một vùng bờ cụ thể được xác
định thông qua một quá trình hoạch định chính
sách, không trùng với một HST cụ thể và có thể
trùng hoặc không trùng với ranh giới quản lý
hành chính, đồng thời quy mô vùng bờ quản lý
phụ thuộc vào mục tiêu và năng lực quản lý cụ
thể của dự án xây dựng kế hoạch QLTHVB. Trong
khi đó, ranh giới của vùng QHKGB được xác định
là một vùng biển hoặc HST biển cụ thể được
quản lý để khai thác và sử dụng biển theo hướng
tương thích và bền vững hơn.
d) Tiếp cận quản lý dựa vào HST trong QHKGB?

13

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Trên thực tế, như nói trên các cách tiếp cận quản

lý hiện nay chỉ tập trung nhiều vào quản lý theo
(đơn) ngành, vào một hoạt động, một vấn đề
hoặc một loài đơn lẻ. Tiếp cận quản lý dựa vào
HST đã khắc phục điểm yếu đó bằng cách quan
tâm đến các yếu tố nẩy sinh giữa các ngành khác
nhau nhằm mục đích duy trì HST toàn vẹn và
lành mạnh. Đảm bảo cho HST có sức chống chịu
tốt để cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu của con người. QHKGB đã hướng
tới quản lý dựa vào HST bằng cách hình thành
và thiết lập các phương án sử dụng biển theo
hướng cân bằng giữa nhu cầu phát triển với yêu
cầu bảo vệ các HST biển. Nghĩa là lập kế hoạch

và quản lý các hoạt động (hành vi) của con người
trong các vùng biển bao gồm cả các HST và cân
nhắc các tác động của hoạt động phát triển lên
sức khỏe của hệ sinh thái.

1.4. Lợi ích của Quy hoạch không
gian biển
QHKGB đặt mục đích đạt được sự hài hòa giữa
mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Đạt được
mục đích như vậy chính là sự thành công của
hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường biển
với các lợi ích cơ bản và lâu dài như ví dụ đối với
công tác bảo tồn thiên nhiên biển dưới đây.

¾¾ Bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái
¾¾ Tạo điều kiện cho hoạt động của các khu bảo tồn thông qua việc

phân bổ không gian
Lợi ích sinh thái

¾¾ Tăng cường “hiệu ứng tràn” của các hoạt động bảo tồn biển
¾¾ Giảm thiểu tác động từ các hoạt động của con người lên hệ sinh thái
biển

Lợi ích kinh tế

Lợi ích xã hội

¾¾ Đưa ra phương thức khai thác tài nguyên hợp lý và hiệu quả
¾¾ Tận dụng hợp lý khoảng không gian biển cho các hoạt động sử dụng
¾¾ Giảm thiểu xung đột giữa các nhóm sử dụng tài nguyên
¾¾ Tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiều hơn
¾¾ Xác định các khu vực bảo tồn các di sản văn hóa và duy trì, bảo tồn
các hoạt động mang giá trị tinh thần liên quan đến biển

Rõ ràng, QHKGB mang lại nhiều lợi ích tổng hợp
và cần thiết cho các nhà quản lý tài nguyên biển.
QHKGB cho phép các nhà quản lý giải quyết các
vấn đề đa ngành và đa chiều thông qua cách tiếp
cận tổng thể, trên một “bức tranh rộng lớn”.
QHKGB cho người khai thác, sử dụng biển biết
việc họ sẽ có thể khai thác tài nguyên và môi
trường biển ở đâu, khi nào và như thế nào, và
không chỉ trước mắt mà cho cả tương lai. Điều
này làm tăng lòng tin của các nhóm sử dụng
và các bên liên quan trong quá trình thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu kinh tế, xã hội và môi

trường. Ví dụ, đối với bảo vệ đa dạng sinh học
biển, QHKGB có thể được sử dụng như một quy
trình mẫu để xây dựng một mạng lưới các KBTB
đại diện ở cấp địa phương, quốc gia và vùng. Cho
phép công tác bảo tồn có được “sức nặng” nhất
định cùng với hoạt động khai thác của con người
trong môi trường biển, nhờ đó các KBTB có thể
cùng tồn tại với những hoạt động khai thác đa

14

mục tiêu. Mặc dù điều phối việc khai thác đa
mục tiêu và có vẻ như mâu thuẫn với mục tiêu
bảo tồn, song hãy tin tưởng rằng QHKGB có thể
thúc đẩy thực sự công tác bảo tồn môi trường
biển dài hạn. QHKGB đặt môi trường biển là
trung tâm của quy trình quy hoạch nhằm đảm
bảo rằng có các vùng được cân nhắc chỉ dành
cho bảo tồn hệ sinh thái.
Ngoài ra, QHKGB có thể mang lại những lợi ích
khác, như:
a) Khả năng triển khai ở các quy mô khác nhau
Quy trình QHKGB có thể ứng dụng ở các quy mô
khác nhau: một khu vực cụ thể (như trong một
KBTB), quốc gia, vùng và toàn cầu. Cũng có khả
năng thiết lập một cách tiếp cận kiểu “tổ chim”
với các kế hoach khác nhau được xây dựng cho
các vùng biển khác nhau. Lợi thế của cách tiếp
cận tổ chim là đảm bảo tính liên kết toàn diện và
to lớn hơn trong quy hoạch.

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

b) Tăng cường sự tham gia của các bên liên
quan

hơn là quản lý đối phó, giảm bớt các xung đột
trong các bước quy hoạch.

Để đạt được cách tiếp cận tổng hợp thực sự, QHKGB thu hút sự tham gia của nhiều bên với nhiều
mối quan tâm khác nhau. Rất giống với các mô
hình QLTHVB, cách tiếp cận ra quyết định tổng
hợp hơn cần được cân nhắc bao gồm nhiều bên
liên quan mà thường thể hiện ở các quy trình của
Nhà nước.

d) Cải thiện quản lý thông tin và số liệu

c) Minh bạch hơn

e) Giảm bớt chi phí quản lý tài nguyên

Quy trình QHKGB có tính minh bạch hơn về quy
trình ra quyết định và mang lại sự trao đổi liên
tục giữa các bên liên quan. Thông tin được cung
cấp nhiều hơn cho các bên liên quan, nhờ đó họ
có thể hiểu các loại tác động (về kinh tế và môi

trường) từ quyết định mà họ sẽ ban hành. Điều
này có thể củng cố công tác quy hoạch chủ động

Quy hoạch dựa trên các thẩm quyền pháp lý, quy
hoạch cho sử dụng hiện tại và tương lai và chia
sẻ nguồn lực quy hoạch, ví dụ: số liệu, công cụ
quy hoạch không gian và điều phối viên nhằm
tạo ra tính hiệu quả cho dài hạn trong quy trình
quy hoạch.

QHKGB giúp tăng cường và ưu tiên thu thập
và xử lý số liệu bằng cách ưu tiên hóa nhu cầu
thông tin và giám sát. Bởi vì là liên ngành nên
QHKGB có thể điều phối sự trao đổi thông tin và
số liệu giữa các cơ quan tổ chức với nhau.

Điểm mới đặc trưng của QHKGB?
¾¾ Tiếp cận tổng hợp và liên ngành, QHKGB không thay thế các quy hoạch đơn ngành
nhưng nó cung cấp hướng dẫn cho các nhà ra quyết định của các ngành riêng biệt để
họ có thể ban hành quyết định với cách nhìn tổng thể.
¾¾ Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, như đã nói ở trên, QHKGB hướng đến cân bằng giữa
mục tiêu và mục đích kinh tế, xã hội, sinh thái hướng tới phát triển bền vững.
¾¾ Trong QHKGB lập bản đồ phân vùng biển theo không gian và thời gian và các quy định
liên quan là một công cụ quan trọng và hiệu quả.
¾¾ Là một qúa trình liên tục và lặp đi lặp lại, sự điều chỉnh và thích ứng là kết quả của việc
học hỏi từ kinh nghiệm và bổ sung các thông tin mới trong quá trình quy hoạch.
¾¾ QHKGB là quá trình có thể ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển của con người về
mặt thời gian và không gian. QHKGB có tính chiến lược và dự báo dài hạn (từ 20 – 30
năm) cho tương lai của hoạt động phát triển trên một vùng biển.
¾¾ Trong quá trình thiết lập và áp dụng QHKGB sự tham gia của các bên liên quan đóng

góp tích cực cho quá trình triển khai và điều chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế,
xã hội và sinh thái.

Các phần kế tiếp dưới đây sẽ làm rõ và nổi bật
các đặc trưng của QHKGB ở trong hộp trên.
Nhiều câu hỏi sẽ được giải đáp, ví dụ, làm thế nào
để người dân thấy được vai trò của họ trong quá
trính phân tích và áp dụng QHKGB? Người dân
được tham gia theo hình thức nào? Các bên liên

quan là ai và sự tham gia của họ như thế nào?
Điều này sẽ giúp người đọc có khả năng hiểu
về QHKGB một cách thực tiễn và có thể bắt đầu
ngay việc thiết lập QHKGB tại địa phương thông
qua các bước được giới thiệu trong cuốn cẩm
nang này.

15

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

PHẦN 2
CÁC BƯỚC QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
QHKGB được thực hiện theo 10 bước và được sơ đồ hóa như sau:

1. Xác định nhu
cầu và thành lập

cơ quan thực
hiện

2. Tiếp nhận
nguồn hỗ trợ
tài chính

4. Tham gia
của các bên
liên quan

* Chỉ ra sự tham gia của
các bên liên quan

3. Chuẩn bị quy hoạch ( giai đoạn tiền quy hoạch)
Thành lập nhóm
quy hoạch và
xây dựng kế
hoạch triển khai

Xác định
nguyên tắc,
mục đích và
mục tiêu*

Xác định
ranh giới và
thời kỳ quy
hoạch *

10. Điều chỉnh tiến trình
quản lý không gian

5. Xác định và phân tích các điều kiện hiện tại
Lập bản đồ các
khu sinh học và
sinh thái quan
trọng*

Xác định các
mâu thuẫn
tương thích
không gian*

Lập bản đồ
hiện trạng
hoạt động
của con
người*

9. Giám sát và đánh giá
việc thực hiện

6. Xác định và phân tích các điều kiện tương lai
Lập bản đồ
nhu cầu không
gian biển trong
tương lai*

Xác định

các kịch bản
không gian
khác nhau

Lựa chọn
các kịch bản
không gian
tối ưu nhất*

7. Chuẩn bị và phê duyệt kế hoạch quản lý không gian
Xác định
quản lý không
gian thay thế*

Xây dựng và
đánh giá kế
hoạch quản
lý không gian*

Phê duyệt
kế hoạch
quản lý
không gian*

Hình 2. Cách tiếp cận từng bước trong QHKGB

16

8. Thực hiện quy hoạch
không gian biển

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

BƯỚC 1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ THÀNH LẬP CƠ QUAN THỰC HIỆN
Sản phẩm:
––

Danh sách các vấn đề cụ thể cần được giải quyết thông qua QHKGB;

––

Quyết định về việc cơ quan nào sẽ tham gia xây dựng QHKGB.

1.1. Xác định nhu cầu xây dựng QHKGB
Nhu cầu phát sinh khi có các mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên biển, đã hiện hữu hoặc tiềm ẩn,
thường liên quan đến phát triển kinh tế (ví dụ sử dụng vùng biển nhất định cho việc lắp đặt thiết
bị khai thác dầu,…) hoặc bảo vệ môi trường (ví dụ khu bảo tồn biển).

1.2. Thành lập cơ quan thực hiện
Có 2 loại cơ quan tham gia:
–– Cơ quan xây dựng QHKGB: có thể là 1 cơ quan
chuyên trách hoặc 1 nhóm tư vấn từ nhiều cơ quan.
–– Cơ quan thực hiện QHKGB: có thể chỉ giao cho các
cơ quan quản lý đơn ngành hiện có hoặc thực hiện
do 1 cơ quan chuyên trách và các cơ quan chức
năng

Ví dụ về cơ quan tham gia QHKGB:
–– Ở Anh là Cơ quan quản lý Biển,
một đơn vị chuyên trách được
thành lập mới cho QHKGB
–– Ở Hà Lan là tổ chức tư vấn liên bộ,
gồm đại diện các Bộ liên quan.

BƯỚC 2. TIẾP NHẬN NGUỒN HỖ TRỢ TÀI CHÍNH
Sản phẩm:
––

Một bản kế hoạch tài chính;

––

Tính toán chi phí của các hoạt động của QHKGB.

2.1. Xác định cơ chế huy động tài chính
Cơ chế này gắn liền với việc xác định các mục tiêu.
Ví dụ: tài chính thu được từ khai thác thủy sản có
thể phù hợp cho hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các
hoạt động quản lý một số loài cá, còn phí từ thăm
quan công viên biển có thể phù hợp hơn cho quản
lý các khu bảo tồn biển.
Trong quá trình thực hiện QHKGB có thể nảy sinh
nhiều vấn đề mới, cần có lượng kinh phí nhất định
để giải quyết vì thế cần có nguồn tài chính đa dạng.

2.2. Xác định tính khả thi của các
nguồn kinh phí

Tính khả thi phụ thuộc vào nhiều khía cạnh: tài
chính, thể chế, chính sách, quản lý, xã hội và môi
trường.

Ví dụ: cơ chế huy động tài chính cho
các hoạt động QHKGB:
–– Ngân sách chính phủ: trực tiếp từ
ngân sách chính phủ, từ trái phiếu
chính phủ và thuế cho QHKGB
–– Nhà tài trợ, hiến tặng: các nhà tài
trợ, các quỹ, phi chính phủ, công
ty
–– Doanh thu từ du lịch: phí lặn, phí
du thuyền, hoạt động du lịch…
–– Doanh thu từ năng lượng: phí từ
khai thác dầu khí, năng lượng gió,
sóng, phí lắp đặt đường ống dẫn
dầu, phí phạt gây sự cố tràn dầu…
–– Doanh thu từ khai thác thủy sản
–– Doanh thu từ vận tải thủy

17

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

BƯỚC 3: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ QUY HOẠCH
Sản phẩm:

–– Thiết lập nhóm xây dựng QHKGB, đảm bảo các thành viên nhóm có đầy đủ các kỹ năng
cần thiết;
–– Bản kế hoạch công việc xác định rõ các sản phẩm của từng nhiệm vụ, cũng như các nguồn
lực cần thiết hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn định;
–– Xác định được phạm vi và khung thời gian cho việc phân tích và quản lý;
–– Các nguyên tắc hướng dẫn việc lập kế hoạch quản lý không gian biển;
–– Xác định mục đích và các mục tiêu cho vùng quản lý.

3.1. Thiết lập nhóm xây dựng QHKGB
Nhóm phải gồm các chuyên gia đa ngành, đa lĩnh vực: sinh vật học, sinh thái học, địa lý học, kinh
tế học và chuyên gia về quy hoạch, lập kế hoạch.

3.2. Xây dựng kế hoạch
Mẫu Kế hoạch công việc của nhóm như sau;
Hoạt động chính

Công việc cụ thể

Thời gian hoàn thành
(tuần/tháng/ quý)

3.3. Xác định phạm vi
Lưu ý phân biệt phạm vi quản lý và phạm vi nghiên cứu/
phân tích.

3.4. Xác định khung thời gian
Khung thời gian cho quy hoạch thường trùng với các kế
hoạch quốc gia khác. Ở Việt Nam, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm là kế hoạch lớn nhất mà tất cả các
kế hoạch khác, kể cả QHKGB phải tuân thủ. Tuy nhiên, do

QHKGB là lĩnh vực quy hoạch đặc thù, nên có thể sẽ có
quy định riêng về khung thời gian cho thời kỳ quy hoạch,
thường dài hạn hơn.

3.5. Các nguyên tắc hướng dẫn việc lập kế
hoạch quản lý không gian biển
Nguyên tắc là cơ sở xác định bản chất và các đặc tính của
quá trình QHKGB và phản ánh được kết quả nhắm tới
thông qua QHKGB. Nguyên tắc được phản ánh xuyên suốt
quá trình, đặc biệt khi xác định mục đích và mục tiêu. Đơn
vị xây dựng QHKGB phải xác định được các nguyên tắc
cho QKHGB.

18

Trách nhiệm

Phạm vi nghiên cứu/phân tích
đối với QHKGB thường rộng
hơn phạm vi quản lý, cho phép
xác định các nguồn tác động (ví
dụ nguồn ô nhiễm,…) có ảnh
hưởng tới khu vực quản lý và
cuối cùng bao gồm cả xác định
rõ các cơ quan công quyền hay
các tổ chức có trách nhiệm đối
với các nguồn ô nhiễm này trong
việc thực thi kế hoạch QHKGB.

Ví dụ: Các nguyên tắc của Liên

minh châu Âu, Bang Massachusetts: (i) toàn vẹn HST, (ii) tổng
hợp, (iii) công bằng xã hội, (iv)
minh bạch, (v) phòng ngừa, (vi)
trả phí gây ô nhiễm (web: http:/
ioc3.unesco.org/marinesp)

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

3.6. Xác định mục đích và mục tiêu cho vùng
quản lý
Mục đích và mục tiêu được xác định dựa vào các vấn đề
được đưa ra ở Bước 1.
Mục đích thường mang định hướng chung, thể hiện mức
độ cao nhất của các đầu ra mà nhà quy hoạch kỳ vọng sẽ
đạt được
Mục tiêu thể hiện các kết quả mong đợi cụ thể, hay sự
thay đổi thói quen có thể quan sát được, tượng trưng cho
kết quả của một mục đích.
Các đặc tính của một mục tiêu tốt cần đạt được có thể
viết tắt trong một từ SMART theo tiếng Anh và được giải
nghĩa trong bảng 3.

S
Specific – Cụ thể
M
Measurable – Đo lường
được

A
Achievable – Có khả năng
đạt được

R
Relevant – Thích hợp
T
Timeable – Giới hạn về
thời gian

Mục tiêu có xác định rõ
đầu ra không?
Liệu mục tiêu có thể được
thể hiện bằng một con số
không?
Liệu ta có thể đạt được
không? Liệu ta có đủ
nguồn lực hay nhận được
hỗ trợ để đạt được mục
tiêu không?
Có đủ nhận thức, căn cứ
và khả năng để thực thi
không?
Ngày bắt đầu và kết thúc
được xác định rõ?

Ví dụ: các mục đích trong QHKGB
–– Bảo tồn, bảo vệ các tài
nguyên biển
–– Đảm bảo các hoạt động kinh

tế bền vững tại các vùng biển
–– Nâng cao việc sử dụng hợp lý
không gian biển
–– Hạn chế, giải quyết các mâu
thuẫn/xung đột giữa các
hoạt động của con người
hiện tại và trong tương lai với
tự nhiên,…

Ví dụ: các mục tiêu có thể được
áp dụng
–– Bảo vệ 90% nơi cư trú cho
các loài chim nước vào năm
2012
–– Đảm bảo ít nhất 10% không
gian biển được sử dụng cho
nuôi trồng thủy sản xa bờ
vào năm 2015
–– Giảm thời gian cần thiết để
đưa ra một quyết định về
công trình biển khoảng 50%
vào năm 2010

Bảng 3. Mô tả các đặc tính của một mục tiêu tốt

3.7. Xác định các rủi ro và xây
dựng kế hoạch đối phó
Để xác định rủi ro, các câu hỏi cần đặt ra
là: vấn đề nào có thể làm chậm hay gây
cản trở các bước, các nhiệm vụ quan trọng

trong quá trình QHKGB. Từ đó, tìm ra các
giải pháp ứng phó để giải quyết các rủi ro
đã được xác định.

Ví dụ: ở Na Uy, tiến trình xây dựng QHKGB bị thay
đổi do có sự kiện quan trọng là bầu cử, kế hoạch
quản lý vùng biển Na Uy được đem đệ trình
sớm trước kỳ bầu cử, do đó giai đoạn đánh giá
tác động được tiến hành nhanh hơn. Điều này
dẫn tới làm giảm thời gian để kiểm soát kỹ lưỡng
chất lượng cũng như tham vấn khai.

19

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

BƯỚC 4. SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Sản phẩm: Một bản kế hoạch, trong đó chỉ rõ khi nào, ai, làm thế nào để lôi cuốn các bên liên
quan trong quá trình QHKGB.

4.1. Xác định ai tham gia
Các chỉ tiêu và tiêu chí để đánh giá mức độ quan trọng của các bên liên quan trong QHKGB
• Các quyền hiện tại của họ đối với tài nguyên trong vùng quản lý
• Mối quan hệ của họ với tài nguyên trong vùng quản lý
• Kiến thức và kỹ năng bản địa về việc quản lý không gian đối với tài nguyên
• Các mức độ thiệt hại có thể phải chịu đựng trong hoặc sau khi thực hiện quá trình QHKGB
• Các mối quan hệ về mặt văn hóa và lịch sử đối với tài nguyên trong vùng quản lý

• Mức độ phụ thuộc về mặt kinh tế và xã hội lên tài nguyên vùng quản lý

Mức độ quan tâm và lợi ích trong quản lý

Sự công bằng trong cách tiếp cận tài nguyên và sự phân bố lợi ích trong các hình thức sử dụng

Sự tương thích về mặt lợi ích và các hoạt động của các bên liên quan

Tác động hiện tại và tiềm năng từ các hoạt động của các bên liên quan lên vùng quản lý

4.2. Vào lúc nào?
Giai đoạn chuẩn bị và lập quy hoạch: Giai đoạn
này cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan
nhất có thể, cho phép thu thập được nhiều thông
tin về các mong đợi, cơ hội và các mâu thuẫn đang
xảy ra trong quá trình quản lý.
Giai đoạn xây dựng quy hoạch: Nhóm hạt nhân
nên tham gia và đóng góp trong việc phân tích
và lựa chọn các phương án quy hoạch cũng như
các kết quả và thứ tự của việc thông tin các hành
động và phương án phù hợp với quan tâm và lợi
ích của họ.
Giai đoạn thực hiện QHKGB: Việc tham gia của

các bên liên quan trong quá trình thực hiện QHKGB là điều đáng khích lệ.
Giai đoạn giám sát và đánh giá: Sự tham gia của
các bên liên quan trong quá trình đánh giá kế
hoạch thực hiện QHKGB nên tập trung vào việc
phân tích các kết quả, sản phẩm và xác định mức
độ đạt được các mục tiêu cũng như là hiệu quả
của chính bản quy hoạch.

20

Lưu ý: Để kiểm soát được sự tham gia đảm
bảo tính hiệu quả thì cần phải xác định rõ
các vấn đề sau:
– Các bên liên quan khác nhau thì có quan
tâm khác nhau
– Xác định rõ loại hình tham gia của các
bên liên quan và các đầu ra cần đạt
– Cần có sự hỗ trợ của chuyên gia giỏi để
hướng dẫn việc tổ chức các cuộc họp với
các bên liên quan.
– Tận dụng khả năng minh họa bằng hình
ảnh của QHKGB: giúp các bên liên quan
ở các trình độ, nhận thức khác nhau đều
hiểu và nắm bắt được
– Xác định rõ ngay từ đầu người lãnh đạo
và đưa ra quyết định cuối cùng về QHKGB
tại khu vực.

CẨM NANG

QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

4.3. Như thế nào?
Có thể tổng hợp các hình thức tham gia của các bên liên quan như trong hình 3.

Hình 3. Các hình thức tham gia khác nhau của các bên liên quan
Truyền thông: các cơ quan chức năng về quản lý muốn truyền đạt thông tin và nhận được sự chấp
thuận của các bên liên quan hướng tới việc xác nhận, các gợi ý và quyết định
Thông tin: Các cơ quan quản lý cung cấp thông tin để các bên liên quan cùng hiểu và hình thành
mục tiêu
Tư vấn: các cơ quan quản lý thu thập ý kiến của các bên liên quan, nhưng không đảm bảo các ý
kiến này sẽ được lưu tâm đặc biệt.
Đối thoại: các bên liên quan được xem như có vai trò ngang nhau, tương tác để cùng nhau xác
định các vấn đề nảy sinh cũng như các giải pháp.
Phối hợp: mức độ tham gia cao hơn đối thoại, các bên sẽ cùng nhau hình thành nên một cách nhìn
chung, xây dựng các mục tiêu, giải pháp,…
Đàm phán: Các bên liên quan và cơ quan quản lý cùng nhau đưa ra các quyết định về quản lý
không gian, quyền ra quyết định được chia sẻ, vì thế đây là hình thức cao nhất của sự tham gia.

BƯỚC 5. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠI
Sản phẩm:
–– Một bản kiểm kê và các bản đồ các vùng sinh thái quan trọng trong vùng biển quản lý;
–– Một bản kiểm kê và các bản đồ về các hoạt động của con người hiện tại (và các áp lực)
trong vùng biển quản lý;
–– Một bản đánh giá về các mâu thuẫn và tương thích giữa: (i) các hoạt động khai thác hiện tại
của con người, (ii) các hoạt động của con người và môi trường hiện tại.

5.1. Thu thập thông tin về các khu vực quan trọng về mặt sinh thái
Các khu vực được xác định là quan trọng về mặt sinh thái là do có tiềm năng lớn hơn hoặc chịu tác

động xấu cao hơn hoặc lâu dài hơn, và có tiềm năng lớn hơn trong dài hạn thông qua việc quản lý
hiệu quả (Bộ Nghề cá và Đại dương, Canada).
Ví dụ: bãi đẻ, khu vực kiếm ăn của các loài, thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng đất ngập nước,…

21

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Thông tin cần thu thập tùy thuộc vào yêu
cầu của địa phương, tuy nhiên về cơ bản cần
bao gồm: điều kiện sinh thái, môi trường
và hải dương học,… Các thông tin này nên
được thể hiện trong một bản đồ, gọi là bản
đồ các giá trị sinh vật, là bản đồ cơ sở chỉ ra
sự phân bố của phức hệ thông tin về sinh
học và sinh thái tại khu vực.

5.2. Thu thập thông tin về các
hoạt động của con người hiện tại
ở vùng biển quản lý
Con người có rất nhiều hoạt động ở vùng
biển, như khai thác và nuôi trồng thủy sản,
hàng hải, du lịch, công nghiệp, hoạt động
quân sự, khu bảo tồn biển, nghiên cứu khoa
học,… Việc thu thập đầy đủ thông tin về các
hoạt động này cũng là một nhiệm vụ quan
trọng. Các thông tin này cũng sẽ được thể

hiện trên bản đồ.

Hình 4: Bản đồ các giá trị sinh vật của Bỉ trong
khu vực biển bắc

Hình 5. Bản đồ các giá trị xã hội của cộng đồng ngư dân vịnh Maine, Mỹ

22

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

5.3. Đánh giá các mâu thuẫn và tương
thích giữa các hoạt động khai thác hiện
tại của con người và giữa các hoạt động
của con người với môi trường

Nghề
lưới rê
Nghề
lưới rê

Tương
thich
(TT)

NTTS
ven bờ

Câu cá
giải trí

Không
TT

Không
TT

Khi so sánh hai bản đồ: bản đồ các vùng quan trọng
về mặt sinh thái và bản đồ vùng quan trọng với các
NTTS
Không
TT
Tư ơ n g
hoạt động của con người, thường sẽ thấy có sự chồng
ven bờ
TT
đối
chéo: các vùng có nhiều hoạt động của con người lại là
TT
những vùng quan trọng về mặt sinh thái. Điều này sẽ
Câu cá
Không T ư ơ n g
TT
gây ra nhiều mâu thuẫn hoặc sự tương thích/ không
giải trí
TT
đối

tương thích, ví dụ: vùng sản xuất năng lượng từ gió
TT
không tương thích với việc thành lập các tuyến vận tải
Ví dụ: Ma trận mâu thuẫn
biển hoặc khai thác khoáng sản, nhưng lại tương thích
với hoạt động nuôi cá. Ngoài ra, vấn đề thời gian cũng
nên được quan tâm, vì hoạt động ở các thời điểm khác nhau thì sẽ không mâu thuẫn với nhau, ví dụ:
khu vực có thể xem cá heo vào mùa hè thì có thể sử dụng mục đích khác vào mùa đông khi cá heo
không xuất hiện,…

CÔNG CỤ QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ
Công cụ quản lý dữ liệu và xây dựng các bản đồ
được sử dụng trong QHKGB là Hệ thống thông tin
địa lý (GIS). Đây là công cụ kết hợp lồng ghép các
phần cứng, phần mềm và dữ liệu để lưu giữ, quản
lý, phân tích và trình bày tất cả các dạng thông tin

liên quan đến địa lý. GIS cho phép chúng ta quan
sát, tìm hiểu, đặt ra các câu hỏi, giải thích và trình
bày số liệu bằng hình ảnh, qua đó thể hiện được
mối quan hệ, thành phần, xu hướng dưới dạng là
các bản đồ, báo cáo và đồ thị.

BƯỚC 6. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TƯƠNG LAI
Sản phẩm:
–– Một kịch bản minh họa vùng QHKGB (kịch bản này sẽ ra sao nếu những điều kiện hiện tại vẫn
tiếp tục thiếu sự can thiệp quản lý mới);
–– Những kịch bản sử dụng không gian biển khác nhau minh họa cho các khu vực quản lý khi
hoạt động của con người được phân phối lại dựa trên những mục đích và mục tiêu mới;
–– Kịch bản ưu tiên cung cấp cơ sở cho việc xác định và lựa chọn biện pháp quản lý trong QHKGB.

Quy hoạch không gian biển là một hoạt động
định hướng tương lai, với mục đích giúp hình
dung và tạo ra một tương lai mong muốn. Vì vậy,
quy hoạch không nên chỉ xác định và phân tích
những điều kiện hiện tại và duy trì tình trạng

hiện tại, mà nên thể hiện những khả năng khác
nhau trong tương lai, những khu vực sẽ như thế
nào sau 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm.

23

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

6.1. Dự đoán xu hướng hiện tại trong
không gian và theo thời gian cần
thiết sử dụng nguồn nhân lực hiện có
Đầu tiên cần xác định khung thời gian để dự báo.
Trong bước tổ chức công việc giai đoạn chuẩn bị
(tiền quy hoạch) cung cấp thông tin về việc xác
định khung thời gian cho quy hoạch.
Dự báo có thể thực hiện theo nhiều cách khác
nhau. Ví dụ: xem xét xu hướng lịch sử của việc
sử dụng tài nguyên, khai thác cát sỏi mở rộng
trung bình 2%/năm trong 10 năm qua thì trong
15 năm tới, việc khai thác cũng sẽ mở rộng với

tỉ lệ 2% này.
Thứ hai, cần vẽ bản đồ dự báo với từng hoạt
động của con người để các tác động về mặt
không gian và thời gian được hình dung tới mức
tối đa có thể. Các bản đồ này nên chỉ ra cụ thể ở
đâu, khi nào và làm thế nào dự án sẽ sử dụng các
nguồn lực. Công việc này có thể sử dụng công
cụ GIS.

6.2. Dự đoán yêu cầu về mặt không
gian và thời gian đối với những nhu
cầu mới về mặt không gian biển
Việc dự đoán những yêu cầu này là mô tả những
gì sẽ xảy ra nếu không có bất kì sự can thiệp nào
về quản lý. Chúng ta có thể ước lượng không
gian cần thiết trên cơ sở các chính sách của

6.4. Lựa chọn kịch bản sử dụng
không gian biển

chính phủ, cấp phép các ứng dụng,…
Những yêu cầu về mặt không gian và thời gian
đối với nhu cầu mới của việc sử dụng không
gian biển có thể tích hợp trong các bản đồ được
xây dựng ở mục tiêu 1. Kết hợp chúng với nhau
có thể hình dung được khu vực quản lý sẽ ra sao
tại khung thời gian được lựa chọn. Điều này có
thể cho thấy rằng tổng nhu cầu về không gian
biển lớn hơn những gì hiện có trên thực tế. Điều
này cũng chứng minh rằng chắc chắn việc sử

dụng không gian biển trong tương lai sẽ có mâu
thuẫn. Ví dụ, những nghiên cứu ở Bỉ đã ước tính
rằng tổng nhu cầu về không gian biển vượt quá
3 lần những gì sẵn có trên thực tế.

6.3. Xác định các kịch bản thay thế
trong tương lai cho vùng quy hoạch
Việc xây dựng những kịch bản sử dụng không
gian biển khác nhau là một bước quan trọng
vì nó bố trí các giai đoạn (để lựa chọn hướng)
phát triển vùng quản lý trong khung thời gian
đã chọn. Các kịch bản khác nhau phụ thuộc vào
tầm quan trọng đối với các mục đích, mục tiêu
đặt ra.
Các tiêu chí xác định các “quy tắc bắt buộc” cho
việc xây dựng các kịch bản sử dụng không gian
biển là: Các luật lệ quốc gia và quốc tế, kinh tế
và vấn đề kỹ thuật, điều kiện tự nhiên và môi
trường, điều kiện ưu đãi.

Ví dụ: Bỉ có 6 kịch bản khác nhau, 2 trong số
đó là:
(i) Kịch bản “Biển tự nhiên” bảo vệ tối đa các
khu vực sinh thái và đa dạng sinh học
quan trọng
(ii) Kịch bản “Biển thịnh vượng” nhằm tối đa
hóa giá trị kinh tế từ khu vực

Bộ tiêu chí lựa chọn:
–– Tác động vật lý, hóa học và sinh học theo

thời gian, gồm các tác động tích lũy
–– Tác động kinh tế và đóng góp của kinh tế,
chi phí và lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp,
người được và người mất
–– Cân nhắc về mặt thời gian, ví dụ: thời gian để đạt được mục tiêu
–– Cân nhắc về mặt chính trị, ví dụ: mức độ chấp nhận của công chúng, liên quan đến kế hoạch
quản lý khác,…
–– Tính khả thi về mặt tài chính, ví dụ: yêu cầu về mặt tài chính để thực hiện.

24

CẨM NANG
QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG

BƯỚC 7. CHUẨN BỊ VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN BIỂN
Sản phẩm:
–– Xác định và đánh giá các giải pháp quản lý khác nhau đối với kế hoạch quản lý không gian
biển (QLKGB)
–– Xác định tiêu chí để lựa chọn các giải pháp quản lý
–– Một kế hoạch quản lý toàn diện, có thể bao gồm một kế hoạch phân vùng (nếu cần thiết)
Nhìn chung, một kế hoạch quản lý không gian
biển bao gồm:
• Miêu tả về ranh giới vùng QHKGB cũng như
cơ sở cụ thể về khoảng thời gian thực hiện
kế hoạch
• Mục tiêu và mục đích quản lý không gian

Miêu tả về ưu tiên tương lai của phác họa

về tầm nhìn phát triển và bảo tồn cho vùng
quản lý
• Giải pháp quản lý cần thiết để đạt được ưu
tiên tương lai
• Thời gian biểu đối với các hoạt động chính
thức cần thiết để thực hiện kế hoạch (ai, làm
gì, khi nào)
• Các yêu cầu về kinh phí cần thiết cho kế hoạch
Lĩnh vực
Giao thông đường biển

Khai thác

Giải trí

tổng hợp và kế hoạch tài chính.

7.1. Xác định và đánh giá các giải
pháp quản lý khác nhau đối với kế
hoạch Quản lý không gian biển
Khi đã xác định được một kịch bản không gian
tương lai mong muốn, thì cần xác định các giải
pháp quản lý không gian cụ thể, tức là xác định
bằng cách nào, ở đâu và khi nào hoạt động con
người nên diễn ra.
Theo kinh nghiệm của các nước, giải pháp quản
lý không gian thường được thực hiện bởi các
ngành đơn lẻ, ví dụ:

Giải pháp quản lý không gian

Các tuyến giao thông tàu thuyền bắt buộc
Khu vực cần phải tránh (đối với tàu thuyền)
Khu vực vận chuyển bằng xà lan
Khu vực cấm khai thác hay khai thác theo mùa
Khu vực không sử dụng lưới kéo
Khoanh vùng các hệ sinh thái quan trọng
Khu vực rạn san hô nhân tạo
Vùng quan sát động vật hoang dã
Vùng hoạt động tàu ngầm chở hành khách

7.2. Xác định tiêu chí để lựa chọn các
giải pháp quản lý không gian
Việc xác định các tiêu chí và “trọng số” của từng
tiêu chí phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, quan
điểm của các bên liên quan về tầm quan trọng
của các vấn đề hay mục tiêu cần đạt được của
QHKGB. Có thể tham khảo bảng liệt kê một số
tiêu chí lựa chọn trong cuốn “Quy hoạch không

gian biển – tiếp cận từng bước hướng tới quản lý
dựa vào hệ sinh thái”, IOC/UNESCO, trang 77.7.3.
Xây dựng kế hoạch phân vùng

7.3. Xây dựng kế hoạch phân vùng
Kế hoạch phân vùng là phương thức mà thông
qua đó, các phần khác nhau trong vùng biển
quản lý được khai thác sử dụng. Phân vùng
thường được coi là giải pháp quản lý chủ yếu

25

Chuyên viên phòng Quản lý Tài nguyên Vùng bờ, MCDNhóm tư vấn và tương hỗ : Ông Dư Văn Toán : Viện Nghiên cứu quản trị biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảoViệt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trườngBà Phạm Thị Hường : Phó Chi cục trưởng đảm nhiệm Chi cục Biển và Khí tượng Thuỷ văn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái BìnhÔng Mai Văn Quyển : Chi cục trưởng Chi cục Biển, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam ĐịnhÔng Nguyễn Văn Cấn : Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên và Môitrường Hải PhòngLogo sida, ĐH StockholmLời giới thiệuTrung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng ( MCD ) là một tổ chức triển khai phi chính phủViệt Nam hoạt động giải trí không vì doanh thu, được xây dựng từ năm 2003. MCD góp sức cho sựnghiệp bảo vệ những hệ sinh thái biển và cải tổ đời sống của hội đồng ven biển thông quabản địa hóa kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệm tay nghề quốc tế tương quan thành những quy mô thích ứng thực tếở Nước Ta. Việt Nam là một vương quốc ven biển với chiều dài đường bờ biển khoảng chừng hơn 3,260 km ( khôngkể bờ những hòn đảo ). Biển cung ứng nguồn tài nguyên nhiều mẫu mã và những điều kiện kèm theo thuận tiện cho pháttriển kinh tế tài chính. Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Nước Ta đang phải đương đầu với nhiều tháchthức như suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường tự nhiên, khai thác tài nguyên quá mức, giatăng dân số và đói nghèo, … Vì vậy, quản lý tài nguyên biển nhằm mục đích khai thác hài hòa và hợp lý và phát triểnbền vững biển, vùng ven biển và hải đảo ngày càng được chăm sóc. Trên quốc tế, quy hoạch khoảng trống biển ( marine spatial planning – QHKGB ) được phát triểntừ sáng tạo độc đáo quản trị khu vui chơi giải trí công viên biển quốc tế “ Dải sinh vật biển lớn – Great Barrier Reef ” ở nước Australia. Tớinay QHKGB đã được vận dụng ở nhiều vương quốc với mục tiêu phân định phương pháp sử dụngkhông gian biển hài hòa và hợp lý theo thời hạn, để đạt được những tiềm năng tăng trưởng kinh tế tài chính và bảo vệmôi trường. Đáp ứng nhu yếu về công cụ quản trị khai thác, sử dụng tài nguyên biển của Nước Ta, MCDtrân trọng trình làng đến quý bạn đọc cuốn cẩm nang “ Quy hoạch khoảng trống biển và vùngbờ cấp địa phương ”. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ông Nguyễn Chu Hồi – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cụcBiển và Hải đảo Nước Ta và cán bộ quản trị tài nguyên những cấp từ Trung ương đến địa phươngđã sát cánh cùng chúng tôi triển khai xong cuốn cẩm nang này ! CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGMỤC LỤCLời ra mắt … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 3D anh mục từ viết tắt … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 5D anh mục hình … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 6M ở đầu … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 7H ướng dẫn sử dụng tài liệu … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 8C ác thuật ngữ được sử dụng … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 9PH ẦN 1 QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN LÀ GÌ ? … … … … … … … … … … … … … … … 101.1. Các yếu tố của quản lý tài nguyên biển … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 101.2. Quan điểm về quy hoạch khoảng trống biển … … … … … … … … … … … … … … … … … … 111.3. Điều gì khiến tất cả chúng ta nghĩ đến việc vận dụng QHKGB. ………………………………………. … 131.4. Lợi ích của Quy hoạch khoảng trống biển …………………………………………………………… … 14PH ẦN 2. CÁC BƯỚC QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN …………………………………… … … 16B ước 1 : Xác định nhu yếu và xây dựng cơ quan thực thi … … … … … … … … … … … … … … 17B ước 2 : Tiếp nhận nguồn tương hỗ kinh tế tài chính … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 17B ước 3 : Quá trình sẵn sàng chuẩn bị quy hoạch … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 18B ước 4 : Sự tham gia của những bên tương quan … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 20B ước 5 : Xác định và nghiên cứu và phân tích những điều kiện kèm theo hiện tại … … … … … … … … … … … … … … … … 21B ước 6 : Xác định và nghiên cứu và phân tích những điều kiện kèm theo tương lai … … … … … … … … … … … … … … … … 23B ước 7 : Chuẩn bị và phê duyệt kế hoạch quản trị khoảng trống biển … … … … … … … … … … … 25B ước 8 : Thực hiện quy hoạch khoảng trống biển … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 26B ước 9 : Giam sát và nhìn nhận việc thực thi … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 27B ước 10 : Điều chỉnh tiến trình quant lý khoảng trống … … … … … … … … … … … … … … … … … 28PH ẦN 3. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ……………… 293.1. Vấn đề QHKGB trên quốc tế ………………………………………………………………………………….. 293.2. Vấn đề quy hoạch khoảng trống biển ở Nước Ta ………………………………………………………. 34PH ẦN 4. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN CẤP ĐỊA PHƯƠNG ……………………………….. 374.1. Nhu cầu QHKGB cấp địa phương …………………………………………………………………………… 374.3. Vị trí của QHKGB trong mối quan hệ với những quy hoạch khác …………………………………… 39T ài liệu tìm hiểu thêm …………………………………………………………………………………………………….. 47C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTAPECDiễn đàn hợp tác kinh tế tài chính Châu Á-Thái Bình DươngASEANHiệp hội những Quốc gia Đông Nam ÁCOBSEACơ quan Điều phối những biển Đông ÁĐDSHĐa dạng sinh họcEBMQuản lý dựa trên hệ sinh tháiEULiên minh Châu ÂuGEF / GPAQuỹ môi trường tự nhiên toàn thế giới / Chương trình hành vi toàn thế giới quản trị ô nhiễmbiển từ nguồn lục địaGISHệ thống thông tin địa lýHSTHệ sinh tháiICMQuản lý tổng hợpIOCỦy ban liên Chính phủ về Hải dương họcIUCNTổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tếKBTBKhu bảo tồn biểnKT-XHKinh tế – xã hộiMABChương trình Con người và Sinh quyểnNCEASNhóm Công tác về phân vùng biển của Trung tâm vương quốc về Tổng hợp vàPhân tích sinh tháiNOAACơ quan Quản lý đại dương và khí quyển vương quốc Hoa KỳPEMSEATổ chức đối tác chiến lược Quản lý thiên nhiên và môi trường biển Đông ÁPTBVPhát triển bền vữngQHKGBQuy hoạch khoảng trống biểnQLKGBQuản lý khoảng trống biển ( và vùng bờ ) QLTHVBQuản lý tổng hợp vùng bờSIDACơ quan Phát triển quốc tế Thụy ĐiểnTNMTTài nguyên và môi trườngUBNDỦy ban nhân dânUNEPChương trình Môi trường của Liên hiệp quốcUNESCOTổ chức Văn hóa, Giáo dục đào tạo và Khoa học của Liên hiệp quốcCẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGDANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1. Chu trình QHKGB … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 12H ình 2. Cách tiếp cận từng bước trong QHKGB … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 16B ảng 3. Mô tả những đặc tính của một tiềm năng tốt … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 19H ình 3. Các hình thức tham gia khác nhau của những bên tương quan … … … … … … … … … … … … … 21H ình 5 : Bản đồ những giá trị sinh vật của Bỉ trong khu vực biển bắc … … … … … … … … … … … … … … 22H ình 4. Bản đồ những giá trị xã hội của hội đồng ngư dân vịnh Maine, Mỹ … … … … … … … … … … 22H ình 6. Nhiệm vụ của mạng lưới hệ thống nhìn nhận … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 27H ình 7. Chu trình QHKGB và những chu kỳ luân hồi quy hoạch … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 28H ình 8. Bản đồ phân vùng ở Công viên biển quốc tế Dải sinh vật biển lớn ( Great Barrier Reef InternationalMarine Park ) … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 29H ình 9. Bản đồ 1, phân vùng ở Công viên biển quốc tế Dải sinh vật biển lớn ( Great Barrier Reef International Marine Park ) … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 30H ình 10. Mối quan hệ của những nội dung chính trong kế hoạch phân vùng … … … … … … … … … … 35H ình 11. Sơ đồ phân vùng QLTHVB vịnh Hạ Long, Quảng Ninh … … … … … … … … … … … … … … 35H ình 12. Các vùng biển đã được quy hoạch khoảng trống toàn diện và tổng thể ở Hoa Kỳ … … … … … … … … … 44C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGMỞ ĐẦUVùng biển và ven biển Nước Ta chiếm vị trí và đóng vai trò rất là quan trọng trong sự nghiệp pháttriển quốc gia. Việt Nam có hơn 3,260 km chiều dài đường bờ biển ( không kể bờ những hòn đảo ) với 28/63 tỉnh thành ven biển. Các tỉnh ven biển tập trung chuyên sâu hơn nửa ( 50,34 % 1 ) dân số cả nước, tỷ lệ dân sốgần gấp đôi tỷ lệ trung bình cả nước ( 503 người / km2 so với tỷ lệ cả nước 265 người / km2 ) vàlà nơi có những hoạt động giải trí tăng trưởng kinh tế tài chính sôi động. Nguồn tài nguyên biển, ven biển đa dạng và phong phú, trữ lượng khá, đáng kể là nguồn lợi thủy hải sản nước mặn và lợ, dầu lửa và khí đốt ( dầu khí ), sa khoángbiển-ven biển và vật tư thiết kế xây dựng, tiềm năng tăng trưởng du lịch biển và cảng-hàng hải, những dạng tàinguyên phi vật chất như giá trị tính năng của những hệ sinh thái biển, ven biển và hòn đảo, và giá trị vị thếcủa những mảng khoảng trống biển, … Khu vực này có nhiều hệ sinh thái hiệu suất sinh học cao là rừngngập mặn, rạn sinh vật biển, thảm cỏ biển mà doanh thu thuần hoàn toàn có thể thu được từ những hệ sinh thái này sơbộ ước tính là 60-80 triệu USD / năm2. Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Nước Ta hiện đang phải đương đầu với nhiều thử thách như suygiảm đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường tự nhiên, khai thác tài nguyên quá mức, ngày càng tăng dân số và đóinghèo, … Vì vậy, quản lý tài nguyên biển nhằm mục đích khai thác hài hòa và hợp lý và tăng trưởng bền vững và kiên cố biển, vùng venbiển và hải đảo ngày càng được tăng cường từ cấp TW đến địa phương. Để làm tốt công tácnày, việc hiểu biết những khái niệm, nguyên tắc và nắm vững nhu yếu kỹ thuật của những công cụ quảnlý tài nguyên biển như Quy hoạch khoảng trống biển ( Marine Spatial Planning – QHKGB ) là một nhu cầuthực tế và thật sự thiết yếu với những cán bộ quản trị, những chuyên viên tương quan đến khoa học và quản lýbiển, vùng ven biển và hải đảo nói chung và ở địa phương nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hiểu biết và năng lượng tương quan đến quản trị tàinguyên biển tại những địa phương nói trên, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng ( MCD ) kiến thiết xây dựng cuốn “ Cẩm nang Quy hoạch khoảng trống biển và vùng bờ cấp địa phương ” vớimục đích : – – Nâng cao kiến thức và kỹ năng và hiểu biết của cán bộ lập kế hoạch tại địa phương về quy hoạch không gianbiển và vùng bờ cấp địa phương và quản trị biển theo khoảng trống. – – Hỗ trợ cán bộ lập kế hoạch của địa phương thiết lập và vận dụng một phương pháp quản trị biểnmới vào thực tiễn ở địa phương. Tổng cục thống kê, 2011C ục Bảo vệ thiên nhiên và môi trường ( Nguyễn Chu Hồi biên soạn ), 2007, Cộng đồng tham gia bảo tồn và tăng trưởng môi trường tự nhiên biểnViệt Nam. CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆUCuốn cẩm nang này là tài liệu sử dụng trong nâng cao kiến thức thức và năng lượng về quản trị biển nóichung, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên và môi trường biển nói riêng. Trong cuốn cẩm nang này, chúng tôisử dụng thuật ngữ Quy hoạch khoảng trống biển ( QHKGB ) với hàm nghĩa Quy hoạch không gianbiển và vùng bờ. Đối tượng sử dụng : – – Cuốn cẩm nang này được thiết kế xây dựng để Giao hàng cán bộ lập kế hoạch ở những ngành, nghành nghề dịch vụ khácnhau trong quản trị nhà nước ở cấp tỉnh, huyện. Những cán bộ quản trị đang chăm sóc đếnQHKGB như một công cụ khả thi để tương hỗ địa phương đạt được tiềm năng tăng trưởng kinh tế tài chính đangành và bền vững và kiên cố nhưng vẫn bảo tồn được môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học biển. – – Các chuyên viên, cán bộ quản trị nhà nước, những cá thể và tổ chức triển khai có nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí liên quancó thể tìm hiểu thêm về QHKGB như một công cụ quản trị biển mới để sử dụng biển đạt được hiệuquả. Cuốn cẩm nang được sử dụng như thế nào ? – – Cẩm nang được trình diễn theo cách tiếp cận từng bước, đơn thuần, dễ hiểu nhằm mục đích giúp người sửdụng tăng cường kỹ năng và kiến thức và kiến thức và kỹ năng triển khai QHKGB tại Nước Ta một cách hiệu suất cao. – – Trên trong thực tiễn, việc vận dụng QHKGB vào thực tiễn đang còn nhiều yếu tố cần đàm đạo, tuy nhiêncuốn cẩm nang này sẽ tập trung chuyên sâu hướng dẫn việc tích lũy thông tin thiết yếu cho mỗi bước củaQHKGB và nhấn mạnh vấn đề những điểm quan trọng và tương thích với toàn cảnh Nước Ta. Cuốn cẩm nang gồm bốn phần chính : Phần 1 : Quy hoạch khoảng trống biển là gì ? Phần này sẽ cung ứng những thông tin bắt đầu, khái niệm và nhấn mạnh vấn đề những đặc trưng cơ bản củaQHKGB. Phần 2 : Các bước quy hoạch khoảng trống biểnCách tiếp cận từng bước sẽ được bộc lộ đơn cử trong phần này. Đồng thời nhấn mạnh vấn đề những lưuý và nội dung thiết yếu cho mỗi bước thực thi. Phần 3 : Quy hoạch khoảng trống biển trên quốc tế và Việt NamTrong phần này, người đọc sẽ có cái nhìn tổng thể và toàn diện, tổng lực về QHKGB trên quốc tế nói chungvà ở Nước Ta nói riêng. Những thành công xuất sắc và tình hình vận dụng QHKGB trên quốc tế và ở ViệtNam. Phần 4 : Quy hoạch khoảng trống biển cấp địa phươngPhần này sẽ làm rõ những thắc mắc quan trọng khi khởi đầu và trong quy trình vận dụng công cụ QHKGB trong quản trị khai thác, sử dụng tài nguyên biển. CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGCÁC THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNGHệ sinh thái xanh : là quần xã sinh vật và những yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tácđộng qua lại và trao đổi vật chất với nhau3Quản lý dựa vào hệ sinh thái ( EBM ) : Quản lý dựa vào hệ sinh thái ( HST ) sẽ xem xét tính nguyên vẹncủa HST, gồm có cả con người. Mục đích của quản trị dựa vào HST là duy trì HST trong điều kiệnkhỏe mạnh, hiệu suất và có sức chống chịu tốt để hoàn toàn có thể cung ứng những dịch vụ và mẫu sản phẩm hànghóa Giao hàng cho nhu yếu của con người. EBM khác với cách tiếp cận quản trị hiện thời ở chỗ : Cáchtiếp cận hiện thời chỉ tập trung chuyên sâu vào loài đơn cử, vào một ngành, một hoạt động giải trí hoặc một yếu tố đơnlẻ nào đó, còn EBM chăm sóc đến những tác động ảnh hưởng tích góp của những ngành khác nhau. Tài nguyên vạn vật thiên nhiên : là hàng loạt những dạng vật chất hữu dụng cho con người, cũng như những yếu tốtự nhiên mà con người hoàn toàn có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để ship hàng cho chính sự phát triểncủa họ. Tài nguyên biển : là một bộ phận của tài nguyên vạn vật thiên nhiên hình thành và phân bổ trong khối nướcbiển ( và đại dương ), trên mặt phẳng đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển. Đồng thời cũng bao gồmtài nguyên vùng nước lợ ven biển và những hòn đảo nhỏ, hoang dã. Biến đổi khí hậu : là sự biến hóa trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một xu thế nhất địnhvà / hoặc giao động của khí hậu duy trì trong một khoảng chừng thời hạn dài, thường là vài thập kỷ hoặc dàihơn. Quy hoạch : là một quy trình quyết định hành động ai thu được cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào, tại mức chiphí nào và ai chi trả ngân sách đó. Cả quá trình khởi đầu quy hoạch và quyết định hành động quy hoạch cuối cùngđều là hiệu quả của quy hoạch, thường thì là một hàm số của quy trình hoạch định chính sáchtrong xã hội. Phân tích là một hoạt động giải trí tạo ra thông tin để quyết định hành động quy hoạch 4. Phân vùng biển : Một giải pháp kiểm soát và điều chỉnh quan trọng để thực thi những kế hoạch tổng thể và toàn diện quản lýkhông gian biển trải qua một hoặc 1 số ít map phân vùng sử dụng khoảng trống biển và những quyđịnh cho một vài hoặc tổng thể những tiểu vùng của vùng biển. Luật đa dạng sinh học, 2008B lair T.Bower, Charles NTTS. Ehler và Daniel J. 1994. Basta. Khuôn khổ quy hoạch quản trị tổng hợp vùng bờ. Cơ quanĐánh giá và Bảo tồn Tài nguyên biển, Cục Đại dương Quốc gia, Bộ Thương mại Hoa KỳCẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGPHẦN 1QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN LÀ GÌ ? 1.1. Các yếu tố của quản trị tàinguyên biểna ) Áp lực lên tài nguyên biển gia tăngHơn một tỷ người trên quốc tế phụ thuộc vào vàonguồn protein thiết yếu từ món ăn hải sản và những sảnphẩm biển. Hàng triệu người tham gia vào dulịch và vui chơi biển mỗi năm. ( Young et al., 2007 ). Các hoạt động giải trí nuôi trồng thủy hải sản trên biển ( nuôi biển ) ngày càng đóng góp phần lớn chonhu cầu thực phẩm của con người. Hoạt độngkhai thác thủy hải sản thương mại trên quốc tế mỗinăm đạt hàng trăm triệu tấn và áp lực đè nén từ khaithác vùng biển gần bờ đang trở nên ngày càngnghiêm trọng. Tại Nước Ta, sản lượng nuôi biểnnăm 1955 đạt khoảng chừng 601.038 tấn, đến năm 2004 đã tăng khoảng chừng 50 lần5. Hàng năm số lượng tàuthuyền tham gia khai thác thủy hải sản tăng 1,3 lầnnhưng hiệu suất tàu tăng gấp 6,4 lần6. Ngoàinghề cá, những hoạt động giải trí tăng trưởng khác của conngười đã và đang vượt quá sức tải gây ra ô nhiễmHST biển. Các hoạt động giải trí khai thác tài nguyên biển nhưdầu khí, tài nguyên biển khác cũng đang khôngngừng ngày càng tăng nhanh gọn trong những nămgần đây. Ví dụ : Khai thác dầu khí có vận tốc tăngtrưởng nhanh. Năm 1986 là năm tiên phong nướcta khai thác dầu trên biển sản lượng 0,4 triệu tấn / năm tăng lên 20,34 triệu tấn năm vào năm 20047. Cho đến cuối năm 2004 đã khai thác 169,94 triệutấn dầu và 37,64 tỷ m3 khí ( lượng khí đưa vào bờđể sử dụng 18,67 mét khối ). Đến nay, sản lượngdầu khí khai thác hàng năm ở mức thấp, bìnhquân khoảng chừng 24 triệu tấn. Trong 5 tháng đầunăm 2012, Tập đoàn Dầu khí Nước Ta đã chỉ khaithác được 10,86 triệu tấn dầu khí 8. Trữ lượng khaithác ở Nước Ta đang đứng thứ 4 về dầu mỏ vàthứ 7 về khí đốt trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương Thái BìnhDương ( Theo BP, 2010 ), đồng thời đứng thứ 25 và30 trên quốc tế. Các áp lực đè nén khai thác tài nguyênbiển và yếu tố thiên nhiên và môi trường trong khai thác đangtrở thành những thử thách không nhỏ trongquản lý sử dụng biển. b ) Cách tiếp cận “ sở hữu chung ” ở nhiều vùngbiểnCác vùng biển “ sở hữu chung ” sẽ đương đầu với sựsuy giảm nhanh gọn và hết sạch nguồn lợi. Công tác quản trị những vùng biển này thường lỏnglẻo hoặc có những vùng biển không thuộc phạmvi của bất kể hoạt động giải trí quản trị nào, ví dụ : cácvùng khai thác tự do, vùng ven rìa của khu bảotồn biển, … Tiếp cận sử dụng tự do những vùng biểnnày dẫn tới hiện tượng kỳ lạ khai thác tận thu và làmcạn kiệt nhanh gọn nguồn lợi. Ví dụ, những rạn sanhô ven biển miền Trung nước ta, nơi có nguồn lợitự nhiên rất nhiều mẫu mã với nhiều loài sinh vật cógiá trị kinh tế tài chính cao. Tuy nhiên, nếu chúng khôngnằm trong khu bảo tồn biển hoặc vườn quốcgia biển sẽ được xem là “ sở hữu chung ” của cộngđồng. Không thể có bất kỳ cách làm nào có thểngăn chặn ngư dân khai thác quá mức những loài cátrong vùng rạn sinh vật biển. Kết cục đã dẫn đến khaithác quá mức nguồn lợi thủy hải sản và suy giảm đadạng sinh học biển. c ) Mâu thuẫn trong hoạt động giải trí tăng trưởng ngàycàng tăngHầu hết những vương quốc lựa chọn cho một hoặc mộtvài hoạt động giải trí tăng trưởng của con người trongmột vùng biển nhất định như vận tải biển, khaithác dầu khí, nuôi trồng thủy hải sản, bảo tồn … Tuynhiên việc làm này không xem xét những tác độngcủa những ngành này lên môi trường tự nhiên biển và giữacác ngành khác nhau và giữa những phần trong mộtLê Thanh Lựu, 2006. Hiện trạng và xu thế tăng trưởng nuôi món ăn hải sản. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1. Nguyễn Duy Chinh, 2008. Tổng quan nguồn lợi thủy hải sản, kế hoạch và chủ trương tăng trưởng ngành thủy hải sản Nước Ta. Viện điều tra và nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW. Ban Thanh niên Trường học Trung ương Đoàn, Tiềm năng tài nguyên biển Nước Ta và yếu tố khai thác sử dụng. Báothương mại, 2011.10 Tạp chí kinh tế tài chính, 2012. Ngành Dầu khí Nước Ta : Tiềm năng lớn, tăng trưởng cao. CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGvùng biển. Các nhà quản trị cũng chưa cân nhắcnhu cầu sử dụng khoảng trống biển của những ngànhtheo lộ trình theo khoảng trống và thời hạn. Điềunày dẫn đến xích míc giữa những phương pháp sửdụng biển và giữa việc sử dụng biển với môitrường biển. Các xích míc này làm suy giảmkhả năng cung ứng những dịch vụ HST thiết yếu củabiển và đại dương như : dịch vụ phân phối, dịchvụ kiểm soát và điều chỉnh, dịch vụ văn hóa truyền thống và dịch vụ tương hỗ. Như vậy, để quản trị tài nguyên một cách bềnvững yên cầu phải thực thi phân chia những hoạtđộng tăng trưởng của con người một cách hợp lývà mang tính tổng hợp để đạt được những mục tiêuvề kinh tế tài chính, xã hội và sinh thái xanh. Vấn đề quản lý tài nguyên biển tại tỉnh Thái BìnhNhìn chung tại những vùng dự án Bất Động Sản của MCD những yếu tố quản trị tài nguyên tương đối phức tạp. Các yếu tố này tập trung chuyên sâu vào sự ngày càng tăng áp lực đè nén trong sử dụng tài nguyên. Tài nguyên biển và ven biển Tỉnh Thái Bình gồm có đa phần những vùng đất ngập nước cửa sông, ven biển tiềm ẩn tiềm năng tăng trưởng kinh tế tài chính đa ngành, đa tiềm năng ; là nơi tập trung chuyên sâu cáchoạt động tăng trưởng kinh tế tài chính với những khu công nghiệp, dân cư, vùng đánh bắt cá, nuôi trồngchế biến thuỷ sản, những hoạt động giải trí cảng biển, hàng hải và du lịch quy mô nhỏ. Vì thế, ở vùngnày có sự chồng lấn của chủ trương, pháp lý của nhiều ngành ( như ngành du lịch, thủysản, nông nghiệp, TNMT …, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu chính sách điều phối đa ngànhnên liên tục phát sinh xích míc, tranh chấp dẫn đến chưa thực thi được quy chếphối hợp quản trị giữa những ngành trên địa phận. Gia tăng dân số, nhận thức hạn chế của hội đồng dân cư sống trong và xung quanh khuvực, sự ngày càng tăng khai thác tài nguyên vạn vật thiên nhiên và thói quen tiêu thụ tài nguyên lãng phígây sức ép lớn đến thiên nhiên và môi trường biển, ven biển, làm suy thoái và khủng hoảng tài nguyên biển và ven biển. Ônhiễm thiên nhiên và môi trường từ khu công nghiệp tập trung chuyên sâu do những hoạt động giải trí sản xuất của những cơ sởsản xuất trong và ngoài khu công nghiệp trên địa phận tỉnh gây ra. Bên cạnh đó, chất thảikhông qua giải quyết và xử lý thải trực tiếp ra lưu vực sông và đổ ra biển là nguyên do chính gây ra ônhiễm vùng biển và ven biển. Công tác tìm hiểu cơ bản, nghiên cứu và điều tra khoa học về biển gần như chưa được chăm sóc đúngmực ; công tác làm việc quy hoạch, kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính biển chưa được triển khai cụ thể, cụthể, thiếu vốn góp vốn đầu tư tăng trưởng những chương trình, dự án Bất Động Sản ; hoạt động giải trí ngăn ngừa, trấn áp, giám sát ô nhiễm môi trường tự nhiên trong lục địa, vùng biển, ven biển còn yếu. 1.2. Quan niệm về quy hoạch khônggian biểnQuy hoạch khoảng trống biển ( QHKGB ) được pháttriển từ ý tưởng sáng tạo quản trị khu vui chơi giải trí công viên biển quốc tế “ Dải sinh vật biển lớn – Great Barrier Reef ” ở nước Australia. Từ đó tới nay QHKGB đã được sử dụng ở nhiềunước với những cách hiểu khác nhau nhưng cómục đích chung là vận dụng cách tiếp cận dựatrên việc phân định những phương pháp sử dụng khônggian biển hài hòa và hợp lý để đạt được tiềm năng phát triểnkinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên. Tháng 12 năm 2004, Cục Môi trường, Thực phẩmvà những Vấn đề nông thôn Vương Quốc Anh ( DEFRA ) đã điều tra và nghiên cứu lựa chọn kiến thiết xây dựng và ápdụng quy hoạch khoảng trống biển tại vùng venbiển và vùng biển ven bờ của Vương Quốc Anh. Theo định nghĩa của họ, QHKGB là cách tiếp cậntổng hợp, dựa vào chủ trương nhằm mục đích pháp luật, quản trị và bảo vệ môi trường tự nhiên biển gồm có xácđịnh vị trí khoảng trống ( điều này rất phức tạp ), tíchlũy và tiềm tàng những xích míc trong sử dụngvùng biển và bằng cách đó để tiến đến phát triểnbền vững9. Quy hoạch khoảng trống biển là một phương thứcthực tiễn nhằm mục đích hình thành và thiết lập phươngán sử dụng khoảng trống biển và xử lý cácMSP consortium, 2006. Marine spatial planning pilot. 11C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGmối tương tác giữa những mục tiêu sử dụng, để từđó cân đối những nhu yếu tăng trưởng và nhu cầubảo vệ những HST biển, và đạt được những mục tiêukinh tế và xã hội theo hướng mở và có kế hoạch ( DEFRA, 2008 ). Tại Mỹ người ta xem QHKGB không tách rời vớiquy hoạch khoảng trống vùng bờ biển ( gọi tắt làvùng bờ ). Quy hoạch khoảng trống biển và vùngbờ được định nghĩa : là một quy trình quy hoạchkhông gian tổng lực, thích ứng, tổng hợp, dựavào HST và minh bạch. Quy hoạch không gianbiển phải dựa trên cơ sở khoa học, nghiên cứu và phân tích hiệntrạng và dự báo việc sử dụng đại dương, vùngbờ và hồ lớn ( Great Lake ). Quy hoạch không gianbiển và vùng bờ xác lập vùng tương thích nhất chocác loại, mức độ hoạt động giải trí khác nhau để giảmxung đột giữa những đối tượng người tiêu dùng sử dụng, giảm thiểutác động môi trường tự nhiên, bảo mật an ninh và tiềm năng xã hội. Đối với nhóm thực thi, quy hoạch không gianbiển và vùng bờ phân phối một tiến trình nhằmxác định cách làm thế nào tốt hơn để sử dụngbền vững đại dương, vùng bờ và những hồ lớn vàbảo vệ cho thế hệ hiện tại và tương lai10. Trong cuốn cẩm nang này, nhóm tác giả sử dụngđịnh nghĩa được cho là thông dụng nhất và đượcnhiều tác giả trên quốc tế sử dụng : Quy hoạchkhông gian biển là một quy trình nghiên cứu và phân tích vàphân bổ ( do cơ quan nhà nước thực thi ) cáchoạt động của con người theo khoảng trống vàthời gian ở những vùng biển để đạt những mục tiêukinh tế, xã hội và sinh thái xanh mà thường do cácnhà chính trị xác định11. QHKGB không chỉ là việc lập kế hoạch một lầnmà nó là quy trình liên tục và tái diễn, có tính thừakế và kiểm soát và điều chỉnh nhằm mục đích xác lập những hoạt độngcủa con người diễn ra như thế nào, khi nào và ởđâu trong một kế hoạch phân vùng tổng quát vàđã xác lập. Chú ý là việc lập kế hoạch và quảnlý những hoạt động giải trí của con người trong những vùngbiển, chứ không phải là HST biển hoặc những thànhphần của nó. Quy trình này nhu yếu nhìn nhận liêntục nhằm mục đích bảo vệ đạt được những tiềm năng vềphát triển sinh kế và bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Khi cácmục tiêu này chưa đạt được, việc lập kế hoạch vàquản lý cần có sự kiểm soát và điều chỉnh kịp thời để đạt đượccác tiềm năng đó. Trong cuốn cẩm nang này, QHKGB được trìnhbày theo cách tiếp cận từng bước, gồm có ( cácbước xem phần 2 ) : BẮT ĐẦU GIAI ĐOẠNTIỀN QUY HOẠCHNGHIÊNCỨU ỨNGDỤNGKẾHOẠCHLẦN 1 ĐIỀUCHỈNH KẾHOẠCHTHAM GIA CÁCBÊN LIÊNQUAN, CUNG CẤPTÀI CHÍNHĐÁNHGIÁGIÁMSÁTTHỰCHIỆNHình 1. Chu trình QHKGB ( nguồn : Ehler Charles và Fanny Douvere. Quy hoạch khoảng trống biển, 2009 ) The White House Council on Environmental Quality, Interim Framework for Effective Coastal and Marine Spa-tial Planning – Interagency Ocean Policy Task Force, 2009.101112 Ehler Charles, và Fanny Douvere, 2009. Quy hoạch khoảng trống biển : Tiếp cận từng bước hướng tới dựa vào HST.CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGCác bước QHKGB không đơn thuần là một quátrình tịnh tiến mà nó có sự xoay vòng, tiếp nốivà kiểm soát và điều chỉnh. Trong quy trình này, những mục tiêuvà giải pháp hoàn toàn có thể được biến hóa để tương thích vớiđiều kiện thực tiễn của quy hoạch. Các phân tíchvề thực trạng và dự báo tương lai sẽ biến hóa bởithông tin mới sẽ được tìm hiểu bổ trợ và đưavào quy trình quy hoạch. Sự tham gia của tất cảcác bên tương quan sẽ góp phần lớn và làm thayđổi quy trình quy hoạch vì sự tham gia sẽ thayđổi theo thời hạn. Phải hiểu rằng, quy hoạch làmột quy trình hoạt động theo thời hạn và việctiếp thu, kiểm soát và điều chỉnh tương thích của quy trình nàychính là chìa khóa để đạt được sự thành côngcủa quy hoạch. Quy hoạch khoảng trống biển là cách tiếp cận chophép triển khai ở những Lever quy hoạch khácnhau. Một số vương quốc thực thi QHKGB ở cấpđộ khu bảo tồn biển, còn ở Mỹ QHKGB được thửnghiệm ở 1 số ít bang mà trong đó Massachusetts là một ví dụ nổi bật. Ở những vương quốc khác, QHKGB đã và đang được thử nghiệm tại những vùngbiển vương quốc. 1.3. Điều gì khiến tất cả chúng ta nghĩ đếnviệc vận dụng QHKGBa ) Vấn đề quản trị theo ngànhQuản lý theo ngành thường triển khai bó gọntrong khoanh vùng phạm vi ngành được giao, nên thườngkhông xem xét quyền lợi và những ảnh hưởng tác động đến cáchoạt động của ngành khác và đến môi trườngbiển. Ví dụ, ngành vận tải biển khi xây dựngcác cảng nước sâu, nơi tập trung chuyên sâu tàu thuyền sẽkhông chăm sóc đến ngành nuôi trồng thủy sảnbiển sẽ gặp phải những điều kiện kèm theo khó khăn vất vả hơn doô nhiễm dầu và biến hóa điều kiện kèm theo sinh thái xanh lâudài. Hơn nữa, quản trị theo ngành hoàn toàn có thể đưa racác quyết định hành động quản trị riêng không liên quan gì đến nhau, xử lý vấn đềtức thời hơn là đưa ra lựa chọn xu thế hànhđộng hướng tới tương lai chung cho môi trườngbiển. b ) Tầm quan trọng của QHKGBQuy hoạch là một quy trình quyết định hành động ai thuđược cái gì, khi nào, ở đâu và như thế nào, tạimức ngân sách nào và ai chi trả ngân sách đó. Một quyhoạch tốt sẽ giúp tất cả chúng ta tưởng tượng một tươnglai rõ ràng về sự tăng trưởng tổng thể và toàn diện của một khuvực. Đối với QHKGB cũng vậy, quản trị những hoạt độngcủa con người để tăng cường phương pháp sử dụngthích hợp và giảm xích míc giữa những hoạt độngkhai thác, sử dụng vùng biển, cũng như giảmthiểu xích míc giữa tự nhiên và hoạt động giải trí củacon người chính là những đầu ra quan trọng củaQHKGB. Mỗi vùng biển có đặc trưng khác nhauví dụ 1 số ít vùng biển quan trọng hơn về mặtbảo tồn, vùng khác hoàn toàn có thể quan trọng về kinh tếhay quốc phòng. Quản lý biển thành công xuất sắc đòihỏi những nhà quy hoạch và quản trị phải hiểu rõcách sắp xếp và phân bổ phong phú những hoạt độngphát triển theo khoảng trống và thời hạn. Đồngthời lường trước được những ảnh hưởng tác động, áp lực đè nén dàihạn khác đến mạng lưới hệ thống tài nguyên biển, ví dụ làbiến đổi khí hậu. c ) QHKGB và quản trị tổng hợp vùng bờ ? Trong nhiều trường hợp, QHKGB tương tự như nhưquản lý tổng hợp vùng bờ ( QLTHVB ). Ví dụ, cả haicách tiếp cận này đều mang tính tổng hợp, chiếnlược và có sự tham gia và cả hai đều nhằm mục đích tốiđa hóa sự thích hợp và tương thích giữa những hoạtđộng tăng trưởng của con người và giảm thiểu mâuthuẫn giữa những phương pháp sử dụng khác nhau vàcả giữa con người với tự nhiên. QLTHVB thường chú trọng đến những giải phápquản lý liên ngành trong khi đó QHKGB chútrọng đến giải pháp phân chia lại hoạt động giải trí sửdụng theo khoảng trống và thời hạn theo cáchtiếp cận liên ngành. Vùng bờ biển ( gọi tắt là vùngbờ ) trong QLTHVB được xác lập là vùng đất venbiển ( vùng ven biển ) chịu tác động ảnh hưởng của biển vàvùng biển ven bờ ( vùng ven bờ ) chịu tác độngcủa những hoạt động giải trí từ đất liền. Theo quan niệmnày, vùng bờ hoàn toàn có thể bao trùm cả đồng bằng hiệnđại ven biển ra tới thềm lục địa. Tuy nhiên, ranhgiới quản trị của một vùng bờ đơn cử được xácđịnh trải qua một quy trình hoạch định chínhsách, không trùng với một HST đơn cử và có thểtrùng hoặc không trùng với ranh giới quản lýhành chính, đồng thời quy mô vùng bờ quản lýphụ thuộc vào tiềm năng và năng lượng quản trị cụthể của dự án Bất Động Sản kiến thiết xây dựng kế hoạch QLTHVB. Trongkhi đó, ranh giới của vùng QHKGB được xác địnhlà một vùng biển hoặc HST biển đơn cử đượcquản lý để khai thác và sử dụng biển theo hướngtương thích và vững chắc hơn. d ) Tiếp cận quản trị dựa vào HST trong QHKGB ? 13C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGTrên thực tiễn, như nói trên những cách tiếp cận quảnlý lúc bấy giờ chỉ tập trung chuyên sâu nhiều vào quản trị theo ( đơn ) ngành, vào một hoạt động giải trí, một vấn đềhoặc một loài đơn lẻ. Tiếp cận quản trị dựa vàoHST đã khắc phục điểm yếu đó bằng cách quantâm đến những yếu tố nẩy sinh giữa những ngành khácnhau nhằm mục đích mục tiêu duy trì HST toàn vẹn vàlành mạnh. Đảm bảo cho HST có sức chống chịutốt để cung ứng những dịch vụ và loại sản phẩm phụcvụ cho nhu yếu của con người. QHKGB đã hướngtới quản trị dựa vào HST bằng cách hình thànhvà thiết lập những giải pháp sử dụng biển theohướng cân đối giữa nhu yếu tăng trưởng với yêucầu bảo vệ những HST biển. Nghĩa là lập kế hoạchvà quản trị những hoạt động giải trí ( hành vi ) của con ngườitrong những vùng biển gồm có cả những HST và cânnhắc những tác động ảnh hưởng của hoạt động giải trí tăng trưởng lênsức khỏe của hệ sinh thái. 1.4. Lợi ích của Quy hoạch khônggian biểnQHKGB đặt mục tiêu đạt được sự hài hòa giữamục tiêu kinh tế tài chính, xã hội và thiên nhiên và môi trường. Đạt đượcmục đích như vậy chính là sự thành công xuất sắc củahoạt động quản trị tài nguyên và thiên nhiên và môi trường biểnvới những quyền lợi cơ bản và lâu dài hơn như ví dụ đối vớicông tác bảo tồn vạn vật thiên nhiên biển dưới đây. ¾¾ Bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái¾¾ Tạo điều kiện kèm theo cho hoạt động giải trí của những khu bảo tồn trải qua việcphân bổ không gianLợi ích sinh thái¾¾ Tăng cường “ hiệu ứng tràn ” của những hoạt động giải trí bảo tồn biển¾¾ Giảm thiểu tác động ảnh hưởng từ những hoạt động giải trí của con người lên hệ sinh tháibiểnLợi ích kinh tếLợi ích xã hội¾¾ Đưa ra phương pháp khai thác tài nguyên hài hòa và hợp lý và hiệu quả¾¾ Tận dụng hài hòa và hợp lý khoảng chừng không gian biển cho những hoạt động giải trí sử dụng¾¾ Giảm thiểu xung đột giữa những nhóm sử dụng tài nguyên¾¾ Tạo thời cơ cho hội đồng tham gia nhiều hơn¾¾ Xác định những khu vực bảo tồn những di sản văn hóa truyền thống và duy trì, bảo tồncác hoạt động giải trí mang giá trị niềm tin tương quan đến biểnRõ ràng, QHKGB mang lại nhiều quyền lợi tổng hợpvà thiết yếu cho những nhà quản lý tài nguyên biển. QHKGB được cho phép những nhà quản trị xử lý cácvấn đề đa ngành và đa chiều trải qua cách tiếpcận tổng thể và toàn diện, trên một “ bức tranh to lớn ”. QHKGB cho người khai thác, sử dụng biển biếtviệc họ sẽ hoàn toàn có thể khai thác tài nguyên và môitrường biển ở đâu, khi nào và như thế nào, vàkhông chỉ trước mắt mà cho cả tương lai. Điềunày làm tăng lòng tin của những nhóm sử dụngvà những bên tương quan trong quy trình thực hiệnnhằm đạt được tiềm năng kinh tế tài chính, xã hội và môitrường. Ví dụ, so với bảo vệ đa dạng sinh họcbiển, QHKGB hoàn toàn có thể được sử dụng như một quytrình mẫu để thiết kế xây dựng một mạng lưới những KBTBđại diện ở cấp địa phương, vương quốc và vùng. Chophép công tác làm việc bảo tồn có được “ sức nặng ” nhấtđịnh cùng với hoạt động giải trí khai thác của con ngườitrong môi trường tự nhiên biển, nhờ đó những KBTB có thểcùng sống sót với những hoạt động giải trí khai thác đa14mục tiêu. Mặc dù điều phối việc khai thác đamục tiêu và có vẻ như như xích míc với mục tiêubảo tồn, tuy nhiên hãy tin cậy rằng QHKGB có thểthúc đẩy thực sự công tác làm việc bảo tồn môi trườngbiển dài hạn. QHKGB đặt thiên nhiên và môi trường biển làtrung tâm của quá trình quy hoạch nhằm mục đích đảmbảo rằng có những vùng được xem xét chỉ dànhcho bảo tồn hệ sinh thái. Ngoài ra, QHKGB hoàn toàn có thể mang lại những lợi íchkhác, như : a ) Khả năng tiến hành ở những quy mô khác nhauQuy trình QHKGB hoàn toàn có thể ứng dụng ở những quy môkhác nhau : một khu vực đơn cử ( như trong mộtKBTB ), vương quốc, vùng và toàn thế giới. Cũng có khảnăng thiết lập một cách tiếp cận kiểu “ tổ chim ” với những kế hoach khác nhau được kiến thiết xây dựng chocác vùng biển khác nhau. Lợi thế của cách tiếpcận tổ chim là bảo vệ tính link tổng lực vàto lớn hơn trong quy hoạch. CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGb ) Tăng cường sự tham gia của những bên liênquanhơn là quản trị đối phó, giảm bớt những xung độttrong những bước quy hoạch. Để đạt được cách tiếp cận tổng hợp thực sự, QHKGB lôi cuốn sự tham gia của nhiều bên với nhiềumối chăm sóc khác nhau. Rất giống với những môhình QLTHVB, cách tiếp cận ra quyết định hành động tổnghợp hơn cần được xem xét gồm có nhiều bênliên quan mà thường bộc lộ ở những quá trình củaNhà nước. d ) Cải thiện quản trị thông tin và số liệuc ) Minh bạch hơne ) Giảm bớt ngân sách quản lý tài nguyênQuy trình QHKGB có tính minh bạch hơn về quytrình ra quyết định hành động và mang lại sự trao đổi liêntục giữa những bên tương quan. Thông tin được cungcấp nhiều hơn cho những bên tương quan, nhờ đó họcó thể hiểu những loại tác động ảnh hưởng ( về kinh tế tài chính và môitrường ) từ quyết định hành động mà họ sẽ phát hành. Điềunày hoàn toàn có thể củng cố công tác làm việc quy hoạch chủ độngQuy hoạch dựa trên những thẩm quyền pháp lý, quyhoạch cho sử dụng hiện tại và tương lai và chiasẻ nguồn lực quy hoạch, ví dụ : số liệu, công cụquy hoạch khoảng trống và điều phối viên nhằmtạo ra tính hiệu suất cao cho dài hạn trong quy trìnhquy hoạch. QHKGB giúp tăng cường và ưu tiên thu thậpvà xử lý số liệu bằng cách ưu tiên hóa nhu cầuthông tin và giám sát. Bởi vì là liên ngành nênQHKGB hoàn toàn có thể điều phối sự trao đổi thông tin vàsố liệu giữa những cơ quan tổ chức triển khai với nhau. Điểm mới đặc trưng của QHKGB ? ¾¾ Tiếp cận tổng hợp và liên ngành, QHKGB không sửa chữa thay thế những quy hoạch đơn ngànhnhưng nó cung ứng hướng dẫn cho những nhà ra quyết định hành động của những ngành riêng không liên quan gì đến nhau đểhọ hoàn toàn có thể phát hành quyết định hành động với cách nhìn toàn diện và tổng thể. ¾¾ Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, như đã nói ở trên, QHKGB hướng đến cân đối giữamục tiêu và mục tiêu kinh tế tài chính, xã hội, sinh thái xanh hướng tới tăng trưởng bền vững và kiên cố. ¾¾ Trong QHKGB lập map phân vùng biển theo khoảng trống và thời hạn và những quy địnhliên quan là một công cụ quan trọng và hiệu suất cao. ¾¾ Là một qúa trình liên tục và lặp đi lặp lại, sự kiểm soát và điều chỉnh và thích ứng là tác dụng của việchọc hỏi từ kinh nghiệm tay nghề và bổ trợ những thông tin mới trong quy trình quy hoạch. ¾¾ QHKGB là quy trình hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng đến những hoạt động giải trí tăng trưởng của con người vềmặt thời hạn và khoảng trống. QHKGB có tính kế hoạch và dự báo dài hạn ( từ 20 – 30 năm ) cho tương lai của hoạt động giải trí tăng trưởng trên một vùng biển. ¾¾ Trong quy trình thiết lập và vận dụng QHKGB sự tham gia của những bên tương quan đónggóp tích cực cho quy trình tiến hành và kiểm soát và điều chỉnh nhằm mục đích đạt được những tiềm năng kinh tế tài chính, xã hội và sinh thái xanh. Các phần tiếp nối dưới đây sẽ làm rõ và nổi bậtcác đặc trưng của QHKGB ở trong hộp trên. Nhiều câu hỏi sẽ được giải đáp, ví dụ, làm thế nàođể người dân thấy được vai trò của họ trong quátrính nghiên cứu và phân tích và vận dụng QHKGB ? Người dânđược tham gia theo hình thức nào ? Các bên liênquan là ai và sự tham gia của họ như thế nào ? Điều này sẽ giúp người đọc có năng lực hiểuvề QHKGB một cách thực tiễn và hoàn toàn có thể bắt đầungay việc thiết lập QHKGB tại địa phương thôngqua những bước được trình làng trong cuốn cẩmnang này. 15C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGPHẦN 2C ÁC BƯỚC QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNQHKGB được triển khai theo 10 bước và được sơ đồ hóa như sau : 1. Xác định nhucầu và thành lậpcơ quan thựchiện2. Tiếp nhậnnguồn hỗ trợtài chính4. Tham giacủa những bênliên quan * Chỉ ra sự tham gia củacác bên liên quan3. Chuẩn bị quy hoạch ( quá trình tiền quy hoạch ) Thành lập nhómquy hoạch vàxây dựng kếhoạch triển khaiXác địnhnguyên tắc, mục tiêu vàmục tiêu * Xác địnhranh giới vàthời kỳ quyhoạch * 10. Điều chỉnh tiến trìnhquản lý không gian5. Xác định và nghiên cứu và phân tích những điều kiện kèm theo hiện tạiLập map cáckhu sinh học vàsinh thái quantrọng * Xác định cácmâu thuẫntương thíchkhông gian * Lập bản đồhiện trạnghoạt độngcủa conngười * 9. Giám sát và đánh giáviệc thực hiện6. Xác định và nghiên cứu và phân tích những điều kiện kèm theo tương laiLập bản đồnhu cầu khônggian biển trongtương lai * Xác địnhcác kịch bảnkhông giankhác nhauLựa chọncác kịch bảnkhông giantối ưu nhất * 7. Chuẩn bị và phê duyệt kế hoạch quản trị không gianXác địnhquản lý khônggian sửa chữa thay thế * Xây dựng vàđánh giá kếhoạch quảnlý khoảng trống * Phê duyệtkế hoạchquản lýkhông gian * Hình 2. Cách tiếp cận từng bước trong QHKGB168. Thực hiện quy hoạchkhông gian biểnCẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGBƯỚC 1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ THÀNH LẬP CƠ QUAN THỰC HIỆNSản phẩm : – – Danh sách những yếu tố đơn cử cần được xử lý trải qua QHKGB ; – – Quyết định về việc cơ quan nào sẽ tham gia thiết kế xây dựng QHKGB. 1.1. Xác định nhu yếu thiết kế xây dựng QHKGBNhu cầu phát sinh khi có những xích míc trong sử dụng tài nguyên biển, đã hiện hữu hoặc tiềm ẩn, thường tương quan đến tăng trưởng kinh tế tài chính ( ví dụ sử dụng vùng biển nhất định cho việc lắp ráp thiếtbị khai thác dầu, … ) hoặc bảo vệ thiên nhiên và môi trường ( ví dụ khu bảo tồn biển ). 1.2. Thành lập cơ quan thực hiệnCó 2 loại cơ quan tham gia : – – Cơ quan thiết kế xây dựng QHKGB : hoàn toàn có thể là 1 cơ quanchuyên trách hoặc 1 nhóm tư vấn từ nhiều cơ quan. – – Cơ quan thực thi QHKGB : hoàn toàn có thể chỉ giao cho cáccơ quan quản trị đơn ngành hiện có hoặc thực hiệndo 1 cơ quan chuyên trách và những cơ quan chứcnăngVí dụ về cơ quan tham gia QHKGB : – – Ở Anh là Cơ quan quản trị Biển, một đơn vị chức năng chuyên trách đượcthành lập mới cho QHKGB – – Ở Hà Lan là tổ chức triển khai tư vấn liên bộ, gồm đại diện thay mặt những Bộ tương quan. BƯỚC 2. TIẾP NHẬN NGUỒN HỖ TRỢ TÀI CHÍNHSản phẩm : – – Một bản kế hoạch kinh tế tài chính ; – – Tính toán ngân sách của những hoạt động giải trí của QHKGB. 2.1. Xác định chính sách kêu gọi tài chínhCơ chế này gắn liền với việc xác lập những tiềm năng. Ví dụ : kinh tế tài chính thu được từ khai thác thủy hải sản cóthể tương thích cho tương hỗ kinh tế tài chính trực tiếp cho cáchoạt động quản trị 1 số ít loài cá, còn phí từ thămquan khu vui chơi giải trí công viên biển hoàn toàn có thể tương thích hơn cho quảnlý những khu bảo tồn biển. Trong quy trình thực thi QHKGB hoàn toàn có thể nảy sinhnhiều yếu tố mới, cần có lượng kinh phí đầu tư nhất địnhđể xử lý cho nên vì thế cần có nguồn kinh tế tài chính phong phú. 2.2. Xác định tính khả thi của cácnguồn kinh phíTính khả thi phụ thuộc vào vào nhiều góc nhìn : tàichính, thể chế, chủ trương, quản trị, xã hội và môitrường. Ví dụ : chính sách kêu gọi kinh tế tài chính chocác hoạt động giải trí QHKGB : – – giá thành chính phủ nước nhà : trực tiếp từngân sách cơ quan chính phủ, từ trái phiếuchính phủ và thuế cho QHKGB – – Nhà hỗ trợ vốn, hiến Tặng Ngay : những nhà tàitrợ, những quỹ, phi chính phủ, côngty – – Doanh thu từ du lịch : phí lặn, phídu thuyền, hoạt động giải trí du lịch … – – Doanh thu từ nguồn năng lượng : phí từkhai thác dầu khí, nguồn năng lượng gió, sóng, phí lắp ráp đường ống dẫndầu, phí phạt gây sự cố tràn dầu … – – Doanh thu từ khai thác thủy hải sản – – Doanh thu từ vận tải đường bộ thủy17CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGBƯỚC 3 : QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ QUY HOẠCHSản phẩm : – – Thiết lập nhóm thiết kế xây dựng QHKGB, bảo vệ những thành viên nhóm có rất đầy đủ những kỹ năngcần thiết ; – – Bản kế hoạch việc làm xác lập rõ những mẫu sản phẩm của từng trách nhiệm, cũng như những nguồnlực thiết yếu triển khai xong trách nhiệm đúng hạn định ; – – Xác định được khoanh vùng phạm vi và khung thời hạn cho việc nghiên cứu và phân tích và quản trị ; – – Các nguyên tắc hướng dẫn việc lập kế hoạch quản trị khoảng trống biển ; – – Xác định mục tiêu và những tiềm năng cho vùng quản trị. 3.1. Thiết lập nhóm thiết kế xây dựng QHKGBNhóm phải gồm những chuyên viên đa ngành, đa nghành : sinh vật học, sinh thái học, địa lý học, kinhtế học và chuyên viên về quy hoạch, lập kế hoạch. 3.2. Xây dựng kế hoạchMẫu Kế hoạch việc làm của nhóm như sau ; Hoạt động chínhCông việc cụ thểThời gian hoàn thành xong ( tuần / tháng / quý ) 3.3. Xác định phạm viLưu ý phân biệt khoanh vùng phạm vi quản trị và khoanh vùng phạm vi điều tra và nghiên cứu / nghiên cứu và phân tích. 3.4. Xác định khung thời gianKhung thời hạn cho quy hoạch thường trùng với những kếhoạch vương quốc khác. Ở Nước Ta, kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội 5 năm là kế hoạch lớn nhất mà tổng thể cáckế hoạch khác, kể cả QHKGB phải tuân thủ. Tuy nhiên, doQHKGB là nghành nghề dịch vụ quy hoạch đặc trưng, nên hoàn toàn có thể sẽ cóquy định riêng về khung thời hạn cho thời kỳ quy hoạch, thường dài hạn hơn. 3.5. Các nguyên tắc hướng dẫn việc lập kếhoạch quản trị khoảng trống biểnNguyên tắc là cơ sở xác lập thực chất và những đặc tính củaquá trình QHKGB và phản ánh được hiệu quả nhắm tớithông qua QHKGB. Nguyên tắc được phản ánh xuyên suốtquá trình, đặc biệt quan trọng khi xác lập mục tiêu và tiềm năng. Đơnvị thiết kế xây dựng QHKGB phải xác lập được những nguyên tắccho QKHGB. 18T rách nát nhiệmPhạm vi nghiên cứu và điều tra / phân tíchđối với QHKGB thường rộnghơn khoanh vùng phạm vi quản trị, cho phépxác định những nguồn ảnh hưởng tác động ( vídụ nguồn ô nhiễm, … ) có ảnhhưởng tới khu vực quản trị vàcuối cùng gồm có cả xác địnhrõ những cơ quan công quyền haycác tổ chức triển khai có nghĩa vụ và trách nhiệm đốivới những nguồn ô nhiễm này trongviệc thực thi kế hoạch QHKGB.Ví dụ : Các nguyên tắc của Liênminh châu Âu, Bang Massachusetts : ( i ) toàn vẹn HST, ( ii ) tổnghợp, ( iii ) công minh xã hội, ( iv ) minh bạch, ( v ) phòng ngừa, ( vi ) trả phí gây ô nhiễm ( web : http:/ioc3.unesco.org/marinesp ) CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG3. 6. Xác định mục tiêu và tiềm năng cho vùngquản lýMục đích và tiềm năng được xác lập dựa vào những vấn đềđược đưa ra ở Bước 1. Mục đích thường mang xu thế chung, bộc lộ mứcđộ cao nhất của những đầu ra mà nhà quy hoạch kỳ vọng sẽđạt đượcMục tiêu bộc lộ những tác dụng mong đợi đơn cử, hay sựthay đổi thói quen hoàn toàn có thể quan sát được, tượng trưng chokết quả của một mục tiêu. Các đặc tính của một tiềm năng tốt cần đạt được có thểviết tắt trong một từ SMART theo tiếng Anh và được giảinghĩa trong bảng 3. Specific – Cụ thểMeasurable – Đo lườngđượcAchievable – Có khả năngđạt đượcRelevant – Thích hợpTimeable – Giới hạn vềthời gianMục tiêu có xác lập rõđầu ra không ? Liệu tiềm năng hoàn toàn có thể đượcthể hiện bằng một con sốkhông ? Liệu ta hoàn toàn có thể đạt đượckhông ? Liệu ta có đủnguồn lực hay nhận đượchỗ trợ để đạt được mụctiêu không ? Có đủ nhận thức, căn cứvà năng lực để thực thikhông ? Ngày khởi đầu và kết thúcđược xác lập rõ ? Ví dụ : những mục tiêu trong QHKGB – – Bảo tồn, bảo vệ những tàinguyên biển – – Đảm bảo những hoạt động giải trí kinhtế bền vững và kiên cố tại những vùng biển – – Nâng cao việc sử dụng hợp lýkhông gian biển – – Hạn chế, xử lý những mâuthuẫn / xung đột giữa cáchoạt động của con ngườihiện tại và trong tương lai vớitự nhiên, … Ví dụ : những tiềm năng hoàn toàn có thể đượcáp dụng – – Bảo vệ 90 % nơi cư trú chocác loài chim nước vào năm2012 – – Đảm bảo tối thiểu 10 % khônggian biển được sử dụng chonuôi trồng thủy hải sản xa bờvào năm năm ngoái – – Giảm thời hạn thiết yếu đểđưa ra một quyết định hành động vềcông trình biển khoảng chừng 50 % vào năm 2010B ảng 3. Mô tả những đặc tính của một tiềm năng tốt3. 7. Xác định những rủi ro đáng tiếc và xâydựng kế hoạch đối phóĐể xác lập rủi ro đáng tiếc, những câu hỏi cần đặt ralà : yếu tố nào hoàn toàn có thể làm chậm hay gâycản trở những bước, những trách nhiệm quan trọngtrong quy trình QHKGB. Từ đó, tìm ra cácgiải pháp ứng phó để xử lý những rủi rođã được xác lập. Ví dụ : ở Na Uy, tiến trình thiết kế xây dựng QHKGB bị thayđổi do có sự kiện quan trọng là bầu cử, kế hoạchquản lý vùng biển Na Uy được đem đệ trìnhsớm trước kỳ bầu cử, do đó quy trình tiến độ đánh giátác động được thực thi nhanh hơn. Điều nàydẫn tới làm giảm thời hạn để trấn áp kỹ lưỡngchất lượng cũng như tham vấn khai. 19C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGBƯỚC 4. SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUANSản phẩm : Một bản kế hoạch, trong đó chỉ rõ khi nào, ai, làm thế nào để hấp dẫn những bên liênquan trong quy trình QHKGB. 4.1. Xác định ai tham giaCác chỉ tiêu và tiêu chuẩn để nhìn nhận mức độ quan trọng của những bên tương quan trong QHKGB • Các quyền hiện tại của họ so với tài nguyên trong vùng quản trị • Mối quan hệ của họ với tài nguyên trong vùng quản trị • Kiến thức và kiến thức và kỹ năng địa phương về việc quản trị khoảng trống so với tài nguyên • Các mức độ thiệt hại hoàn toàn có thể phải chịu đựng trong hoặc sau khi thực thi quy trình QHKGB • Các mối quan hệ về mặt văn hóa truyền thống và lịch sử vẻ vang so với tài nguyên trong vùng quản trị • Mức độ phụ thuộc vào về mặt kinh tế tài chính và xã hội lên tài nguyên vùng quản lýMức độ chăm sóc và quyền lợi trong quản lýSự công minh trong cách tiếp cận tài nguyên và sự phân bổ quyền lợi trong những hình thức sử dụngSự thích hợp về mặt quyền lợi và những hoạt động giải trí của những bên liên quanTác động hiện tại và tiềm năng từ những hoạt động giải trí của những bên tương quan lên vùng quản lý4. 2. Vào khi nào ? Giai đoạn sẵn sàng chuẩn bị và lập quy hoạch : Giai đoạnnày cần có sự tham gia của nhiều bên liên quannhất hoàn toàn có thể, được cho phép tích lũy được nhiều thôngtin về những mong đợi, thời cơ và những xích míc đangxảy ra trong quy trình quản trị. Giai đoạn thiết kế xây dựng quy hoạch : Nhóm hạt nhânnên tham gia và góp phần trong việc phân tíchvà lựa chọn những giải pháp quy hoạch cũng nhưcác tác dụng và thứ tự của việc thông tin những hànhđộng và giải pháp tương thích với chăm sóc và lợiích của họ. Giai đoạn thực thi QHKGB : Việc tham gia củacác bên tương quan trong quy trình triển khai QHKGB là điều đáng khuyến khích. Giai đoạn giám sát và nhìn nhận : Sự tham gia củacác bên tương quan trong quy trình nhìn nhận kếhoạch triển khai QHKGB nên tập trung chuyên sâu vào việcphân tích những hiệu quả, loại sản phẩm và xác lập mứcđộ đạt được những tiềm năng cũng như là hiệu quảcủa chính bản quy hoạch. 20L ưu ý : Để trấn áp được sự tham gia đảmbảo tính hiệu suất cao thì cần phải xác lập rõcác yếu tố sau : – Các bên tương quan khác nhau thì có quantâm khác nhau – Xác định rõ mô hình tham gia của cácbên tương quan và những đầu ra cần đạt – Cần có sự tương hỗ của chuyên viên giỏi đểhướng dẫn việc tổ chức triển khai những cuộc họp vớicác bên tương quan. – Tận dụng năng lực minh họa bằng hìnhảnh của QHKGB : giúp những bên liên quanở những trình độ, nhận thức khác nhau đềuhiểu và chớp lấy được – Xác định rõ ngay từ đầu người lãnh đạovà đưa ra quyết định hành động sau cuối về QHKGBtại khu vực. CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG4. 3. Như thế nào ? Có thể tổng hợp những hình thức tham gia của những bên tương quan như trong hình 3. Hình 3. Các hình thức tham gia khác nhau của những bên liên quanTruyền thông : những cơ quan chức năng về quản trị muốn truyền đạt thông tin và nhận được sự chấpthuận của những bên tương quan hướng tới việc xác nhận, những gợi ý và quyết địnhThông tin : Các cơ quan quản trị cung ứng thông tin để những bên tương quan cùng hiểu và hình thànhmục tiêuTư vấn : những cơ quan quản trị tích lũy quan điểm của những bên tương quan, nhưng không bảo vệ những ýkiến này sẽ được lưu tâm đặc biệt quan trọng. Đối thoại : những bên tương quan được xem như có vai trò ngang nhau, tương tác để cùng nhau xácđịnh những yếu tố phát sinh cũng như những giải pháp. Phối hợp : mức độ tham gia cao hơn đối thoại, những bên sẽ cùng nhau hình thành nên một cách nhìnchung, thiết kế xây dựng những tiềm năng, giải pháp, … Đàm phán : Các bên tương quan và cơ quan quản trị cùng nhau đưa ra những quyết định hành động về quản lýkhông gian, quyền ra quyết định hành động được san sẻ, do đó đây là hình thức cao nhất của sự tham gia. BƯỚC 5. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN HIỆN TẠISản phẩm : – – Một bản kiểm kê và những map những vùng sinh thái xanh quan trọng trong vùng biển quản trị ; – – Một bản kiểm kê và những map về những hoạt động giải trí của con người hiện tại ( và những áp lực đè nén ) trong vùng biển quản trị ; – – Một bản nhìn nhận về những xích míc và thích hợp giữa : ( i ) những hoạt động giải trí khai thác hiện tạicủa con người, ( ii ) những hoạt động giải trí của con người và thiên nhiên và môi trường hiện tại. 5.1. Thu thập thông tin về những khu vực quan trọng về mặt sinh tháiCác khu vực được xác lập là quan trọng về mặt sinh thái xanh là do có tiềm năng lớn hơn hoặc chịu tácđộng xấu cao hơn hoặc vĩnh viễn hơn, và có tiềm năng lớn hơn trong dài hạn trải qua việc quản lýhiệu quả ( Bộ Nghề cá và Đại dương, Canada ). Ví dụ : bãi đẻ, khu vực kiếm ăn của những loài, thảm cỏ biển, rạn sinh vật biển, vùng đất ngập nước, … 21C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGThông tin cần tích lũy tùy thuộc vào yêucầu của địa phương, tuy nhiên về cơ bản cầnbao gồm : điều kiện kèm theo sinh thái xanh, môi trườngvà hải dương học, … Các thông tin này nênđược bộc lộ trong một map, gọi là bảnđồ những giá trị sinh vật, là map cơ sở chỉ rasự phân bổ của phức hệ thông tin về sinhhọc và sinh thái xanh tại khu vực. 5.2. Thu thập thông tin về cáchoạt động của con người hiện tạiở vùng biển quản lýCon người có rất nhiều hoạt động giải trí ở vùngbiển, như khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, hàng hải, du lịch, công nghiệp, hoạt độngquân sự, khu bảo tồn biển, nghiên cứu và điều tra khoahọc, … Việc tích lũy không thiếu thông tin về cáchoạt động này cũng là một trách nhiệm quantrọng. Các thông tin này cũng sẽ được thểhiện trên map. Hình 4 : Bản đồ những giá trị sinh vật của Bỉ trongkhu vực biển bắcHình 5. Bản đồ những giá trị xã hội của hội đồng ngư dân vịnh Maine, Mỹ22CẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG5. 3. Đánh giá những xích míc và tươngthích giữa những hoạt động giải trí khai thác hiệntại của con người và giữa những hoạt độngcủa con người với môi trườngNghềlưới rêNghềlưới rêTươngthich ( TT ) NTTSven bờCâu cágiải tríKhôngTTKhôngTTKhi so sánh hai map : map những vùng quan trọngvề mặt sinh thái xanh và map vùng quan trọng với cácNTTSKhôngTTTư ơ n ghoạt động của con người, thường sẽ thấy có sự chồngven bờTTđốichéo : những vùng có nhiều hoạt động giải trí của con người lại làTTnhững vùng quan trọng về mặt sinh thái xanh. Điều này sẽCâu cáKhông T ư ơ n gTTgây ra nhiều xích míc hoặc sự thích hợp / khônggiải tríTTđốitương thích, ví dụ : vùng sản xuất nguồn năng lượng từ gióTTkhông thích hợp với việc xây dựng những tuyến vận tảiVí dụ : Ma trận mâu thuẫnbiển hoặc khai thác tài nguyên, nhưng lại tương thíchvới hoạt động giải trí nuôi cá. Ngoài ra, yếu tố thời hạn cũngnên được chăm sóc, vì hoạt động giải trí ở những thời gian khác nhau thì sẽ không xích míc với nhau, ví dụ : khu vực hoàn toàn có thể xem cá heo vào mùa hè thì hoàn toàn có thể sử dụng mục tiêu khác vào mùa đông khi cá heokhông Open, … CÔNG CỤ QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒCông cụ quản trị tài liệu và kiến thiết xây dựng những bản đồđược sử dụng trong QHKGB là Hệ thống thông tinđịa lý ( GIS ). Đây là công cụ tích hợp lồng ghép cácphần cứng, ứng dụng và tài liệu để lưu giữ, quảnlý, nghiên cứu và phân tích và trình diễn toàn bộ những dạng thông tinliên quan đến địa lý. GIS được cho phép tất cả chúng ta quansát, tìm hiểu và khám phá, đặt ra những thắc mắc, lý giải và trìnhbày số liệu bằng hình ảnh, qua đó bộc lộ đượcmối quan hệ, thành phần, khuynh hướng dưới dạng làcác map, báo cáo giải trình và đồ thị. BƯỚC 6. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TƯƠNG LAISản phẩm : – – Một ngữ cảnh minh họa vùng QHKGB ( ngữ cảnh này sẽ ra sao nếu những điều kiện kèm theo hiện tại vẫntiếp tục thiếu sự can thiệp quản trị mới ) ; – – Những ngữ cảnh sử dụng khoảng trống biển khác nhau minh họa cho những khu vực quản trị khihoạt động của con người được phân phối lại dựa trên những mục tiêu và tiềm năng mới ; – – Kịch bản ưu tiên cung ứng cơ sở cho việc xác lập và lựa chọn giải pháp quản trị trong QHKGB.Quy hoạch khoảng trống biển là một hoạt độngđịnh hướng tương lai, với mục tiêu giúp hìnhdung và tạo ra một tương lai mong ước. Vì vậy, quy hoạch không nên chỉ xác lập và phân tíchnhững điều kiện kèm theo hiện tại và duy trì tình trạnghiện tại, mà nên biểu lộ những năng lực khácnhau trong tương lai, những khu vực sẽ như thếnào sau 10 năm, 15 năm hoặc 20 năm. 23C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNG6. 1. Dự đoán xu thế hiện tại trongkhông gian và theo thời hạn cầnthiết sử dụng nguồn nhân lực hiện cóĐầu tiên cần xác lập khung thời hạn để dự báo. Trong bước tổ chức triển khai việc làm quá trình sẵn sàng chuẩn bị ( tiền quy hoạch ) phân phối thông tin về việc xácđịnh khung thời hạn cho quy hoạch. Dự báo hoàn toàn có thể triển khai theo nhiều cách khácnhau. Ví dụ : xem xét khuynh hướng lịch sử vẻ vang của việcsử dụng tài nguyên, khai thác cát sỏi mở rộngtrung bình 2 % / năm trong 10 năm qua thì trong15 năm tới, việc khai thác cũng sẽ lan rộng ra vớitỉ lệ 2 % này. Thứ hai, cần vẽ map dự báo với từng hoạtđộng của con người để những ảnh hưởng tác động về mặtkhông gian và thời hạn được tưởng tượng tới mứctối đa hoàn toàn có thể. Các map này nên chỉ ra đơn cử ởđâu, khi nào và làm thế nào dự án Bất Động Sản sẽ sử dụng cácnguồn lực. Công việc này hoàn toàn có thể sử dụng côngcụ GIS. 6.2. Dự đoán nhu yếu về mặt khônggian và thời hạn so với những nhucầu mới về mặt khoảng trống biểnViệc Dự kiến những nhu yếu này là miêu tả nhữnggì sẽ xảy ra nếu không có bất kể sự can thiệp nàovề quản trị. Chúng ta hoàn toàn có thể ước đạt khônggian thiết yếu trên cơ sở những chủ trương của6. 4. Lựa chọn ngữ cảnh sử dụngkhông gian biểnchính phủ, cấp phép những ứng dụng, … Những nhu yếu về mặt khoảng trống và thời gianđối với nhu yếu mới của việc sử dụng khônggian biển hoàn toàn có thể tích hợp trong những map đượcxây dựng ở tiềm năng 1. Kết hợp chúng với nhaucó thể hình dung được khu vực quản trị sẽ ra saotại khung thời hạn được lựa chọn. Điều này cóthể cho thấy rằng tổng nhu yếu về không gianbiển lớn hơn những gì hiện có trên trong thực tiễn. Điềunày cũng chứng tỏ rằng chắc như đinh việc sửdụng khoảng trống biển trong tương lai sẽ có mâuthuẫn. Ví dụ, những điều tra và nghiên cứu ở Bỉ đã ước tínhrằng tổng nhu yếu về không gian biển vượt quá3 lần những gì sẵn có trên trong thực tiễn. 6.3. Xác định những ngữ cảnh thay thếtrong tương lai cho vùng quy hoạchViệc kiến thiết xây dựng những ngữ cảnh sử dụng khônggian biển khác nhau là một bước quan trọngvì nó sắp xếp những quy trình tiến độ ( để lựa chọn hướng ) tăng trưởng vùng quản trị trong khung thời gianđã chọn. Các ngữ cảnh khác nhau nhờ vào vàotầm quan trọng so với những mục tiêu, mục tiêuđặt ra. Các tiêu chuẩn xác lập những “ quy tắc bắt buộc ” choviệc thiết kế xây dựng những ngữ cảnh sử dụng không gianbiển là : Các luật lệ vương quốc và quốc tế, kinh tếvà yếu tố kỹ thuật, điều kiện kèm theo tự nhiên và môitrường, điều kiện kèm theo khuyễn mãi thêm. Ví dụ : Bỉ có 6 ngữ cảnh khác nhau, 2 trong sốđó là : ( i ) Kịch bản “ Biển tự nhiên ” bảo vệ tối đa cáckhu vực sinh thái xanh và đa dạng sinh họcquan trọng ( ii ) Kịch bản “ Biển thịnh vượng ” nhằm mục đích tối đahóa giá trị kinh tế tài chính từ khu vựcBộ tiêu chuẩn lựa chọn : – – Tác động vật lý, hóa học và sinh học theothời gian, gồm những tác động ảnh hưởng tích góp – – Tác động kinh tế và góp phần của kinh tế tài chính, ngân sách và quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp, người được và người mất – – Cân nhắc về mặt thời hạn, ví dụ : thời hạn để đạt được tiềm năng – – Cân nhắc về mặt chính trị, ví dụ : mức độ gật đầu của công chúng, tương quan đến kế hoạchquản lý khác, … – – Tính khả thi về mặt kinh tế tài chính, ví dụ : nhu yếu về mặt kinh tế tài chính để thực thi. 24C ẨM NANGQUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂNVÀ VÙNG BỜ CẤP ĐỊA PHƯƠNGBƯỚC 7. CHUẨN BỊ VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ KHÔNG GIAN BIỂNSản phẩm : – – Xác định và nhìn nhận những giải pháp quản trị khác nhau so với kế hoạch quản trị không gianbiển ( QLKGB ) – – Xác định tiêu chuẩn để lựa chọn những giải pháp quản trị – – Một kế hoạch quản trị tổng lực, hoàn toàn có thể gồm có một kế hoạch phân vùng ( nếu thiết yếu ) Nhìn chung, một kế hoạch quản trị không gianbiển gồm có : • Miêu tả về ranh giới vùng QHKGB cũng nhưcơ sở đơn cử về khoảng chừng thời hạn thực hiệnkế hoạch • Mục tiêu và mục tiêu quản trị không gianMiêu tả về ưu tiên tương lai của phác họavề tầm nhìn tăng trưởng và bảo tồn cho vùngquản lý • Giải pháp quản trị thiết yếu để đạt được ưutiên tương lai • Thời gian biểu so với những hoạt động giải trí chínhthức thiết yếu để thực thi kế hoạch ( ai, làmgì, khi nào ) • Các nhu yếu về kinh phí đầu tư thiết yếu cho kế hoạchLĩnh vựcGiao thông đường biểnKhai thácGiải trítổng hợp và kế hoạch kinh tế tài chính. 7.1. Xác định và nhìn nhận những giảipháp quản trị khác nhau so với kếhoạch Quản lý khoảng trống biểnKhi đã xác lập được một ngữ cảnh không giantương lai mong ước, thì cần xác lập những giảipháp quản trị khoảng trống đơn cử, tức là xác địnhbằng cách nào, ở đâu và khi nào hoạt động giải trí conngười nên diễn ra. Theo kinh nghiệm tay nghề của những nước, giải pháp quảnlý khoảng trống thường được triển khai bởi cácngành đơn lẻ, ví dụ : Giải pháp quản trị không gianCác tuyến giao thông vận tải tàu thuyền bắt buộcKhu vực cần phải tránh ( so với tàu thuyền ) Khu vực luân chuyển bằng xà lanKhu vực cấm khai thác hay khai thác theo mùaKhu vực không sử dụng lưới kéoKhoanh vùng những hệ sinh thái quan trọngKhu vực rạn sinh vật biển nhân tạoVùng quan sát động vật hoang dã hoang dãVùng hoạt động giải trí tàu ngầm chở hành khách7. 2. Xác định tiêu chuẩn để lựa chọn cácgiải pháp quản trị không gianViệc xác lập những tiêu chuẩn và “ trọng số ” của từngtiêu chí phụ thuộc vào rất nhiều vào nhận thức, quanđiểm của những bên tương quan về tầm quan trọngcủa những yếu tố hay tiềm năng cần đạt được củaQHKGB. Có thể tìm hiểu thêm bảng liệt kê một sốtiêu chí lựa chọn trong cuốn “ Quy hoạch khônggian biển – tiếp cận từng bước hướng tới quản lýdựa vào hệ sinh thái ”, IOC / UNESCO, trang 77.7.3. Xây dựng kế hoạch phân vùng7. 3. Xây dựng kế hoạch phân vùngKế hoạch phân vùng là phương pháp mà thôngqua đó, những phần khác nhau trong vùng biểnquản lý được khai thác sử dụng. Phân vùngthường được coi là giải pháp quản trị chủ yếu25

Source: https://dvn.com.vn
Category: Cảm Nang

Alternate Text Gọi ngay