Cẩm nang sinh tồn – chương 1


Bài viết dịch từ cuốn Survival xuất bản năm 2002 của quân đội Mỹ

Chương 1 Giới thiệu
Đây là cuốn hướng dẫn hoàn toàn xoay quanh từ PHẢI SỐNG. Những  chữ cái trong từ này có thể giúp chỉ dẫn cho hành động của bạn trong mọi tình huống sinh tồn.  Học nghĩa của những chữ cái này đại diện và tập thực hành chúng trong những khóa huấn luyện. Hãy ghi nhớ từ PHẢI SỐNG.

CÁC HÀNH ĐỘNG ĐỂ SINH TỒN
1-1. Các đoạn dưới đây mở rộng nghĩa của mỗi chữ cái trong từ PHẢI SỐNG. Học và ghi nhớ ẩn ý của mỗi chữ vì một ngày nào đó bạn sẽ có thể phải dùng đến chúng.

P – Phân tích tình hình
1-2. Nếu bạn đang trong giao tranh, tìm một nơi mà bạn có thể che giấu tung tích của mình khỏi kẻ địch. Ghi nhớ, an toàn là trên hết. Sử dụng các giác quan nghe, ngửi và nhìn để cảm nhận chiến trường. Đánh giá liệu kẻ địch đang tấn công, phòng thủ hay rút lui. Bạn sẽ phải quan tâm đến diễn biến trận đánh khi bạn lên kế khoạch sinh tồn.

Bạn đang đọc: Cẩm nang sinh tồn – chương 1

Môi trường xung quanh
1-3. Xác kiểu định địa hình xung quanh. Cảm nhận những gì đang xảy ra xung quanh bạn. Mọi môi trường bất kể rừng rú hay xa mạc đều có một nhịp điệu hoặc khuôn mẫu đặc trưng. Nhịp điệu này bao gồm tiếng chim thú, chuyển động của chúng và cả tiếng côn trùng. Điều này cũng kèm theo di chuyển của địch và dân thường.

Điều kiện sức khỏe
1-4. Áp lực của trận chiến hoặc những sang chấn mà bạn gặp phải trên chiến trường hay khi bị đặt trong các hoàn cảnh sinh tồn có thể khiến bạn chủ quan với những vết thương của bạn. Kiểm tra các vết thương và tiến hành sơ cứu. Cần thận tránh khỏi các chấn thương. Ví dụ như ở bất kỳ khí hậu nào hãy uống nhiều nước để tránh bị mất nước. Nếu bạn ở trong khí hậu lạnh hoặc ẩm ướt mặc thêm đồ để chống mất nhiệt.

Trang bị
1-5. Có thể là trong trận chiến trang thiết bị của bạn bị mất hay hư hại. Kiểm tra tình trạng và số lượng trang thiết bị của bạn.
1-6. Sau khi bạn đã đánh giá tình hình, môi trường xung quanh, điều kiện sức khỏe và tình trạng trang bị, bạn đã sẵn sàng để lên kế hoạch sinh tồn. Trong quá trình này hãy ghi nhớ đến các nhu cầu căn bản — nước, thức ăn và chỗ ở.

H – Hãy dùng giác quan
1-7. Bạn có thể quyết định di chuyển sai lầm khi nóng vội mà không nghĩ hoặc tính toán. Sai lầm này có thể dẫn đến việc bạn bị bắt hay giết.  Đừng di chuyển chỉ để làm một điều gì đó.  Cân nhắc mọi khía cạnh của tình trạng bạn đang gặp phải trước khi quyết định và di chuyển. Nều hành động vội vàng bạn có thể bỏ quên hoặc mất trang bị của mình. Trong cơn nóng vội bạn cỏ thể bị mất định hướng vòa không biết nên đi đâu. Tính toán từng bước đi.  Sãn sàng di chuyển ngay khi mà bạn không bị nguy hiểm nếu địch đang ở gần. Sử dụng tất cả giác quan để đánh giá tình hình. Để ý âm thanh và mùi. Để ý sự thay đổi nhiệt độ. Luôn quan sát xung quanh.

A – An toàn nơi ở
1-8. Tìm vị trí của bạn trên bản đồ và liên hệ với địa hình xung quanh.  Đây là một trong những nguyên tắc bạn luôn phải nghe theo. Nếu còn có những người khác cùng bạn, hãy đảm bảo rằng họ cũng biết vị trí của mình. Luôn ghi nhớ ai trong nhóm, xe cộ hoặc máy bay có bản đồ và la bàn. Nếu người đó bị chết thì bạn sẽ phải lấy bản đồ và la bàn từ họ. Chú ý nơi bạn đang ở và địa điểm bạn muốn đến. Đừng dựa vào người khác trong nhóm để bảo đảm mình đang đi đúng đường. Liên tục định hướng. Luôn luôn cố gắng xác định tối thiểu vị trí tương đối của bạn với —
•Đơn vị địch và vùng địch.
•Đơn vị bạn và vùng bạn.
•Nguồn nước (đặc biệt là ở sa mạc).
•Vùng nhiều nơi ẩn nấp và trú ẩn.
1-9. Những thông tin trên sẽ luôn cho phép bạn đưa ra những quyết định khôn ngoan khi bạn đang nằm trong tình huống sinh tồn và cần lần trốn.

I – Im đi sợ hãi!
1-10. Kẻ thù lớn nhất trong một tình huống sinh tồn nơi chiến trận hiểm nghèo là sợ hãi và hoảng loạn. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể phá hủy khả năng ra quyết định khôn ngoan của bạn. Chúng có thể khiến bạn phản xạ theo cảm tính và tưởng tượng thay vì hoàn cảnh thực tế. Những cảm xúc này có thể rút cạn năng lượng và vì thế dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Việc huấn luyện sinh tồn trên thao trường sẽ đem cho bạn tự tin và giúp bạn chế ngự nỗi sợ hãi và hoảng loạn.

S – Sử dụng cái đầu
1-11. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có sẵn mọi công cụ ta cần. Phần lớn những công cụ này rẻ và dễ dàng thay thế khi bị hỏng. Văn hóa dễ có, dễ bỏ và dễ thay thế khiến việc ứng biến đối với chúng ta là không cần thiết. Việc thiếu kinh nghiệm ứng biến có thể trở thành kẻ thù trong tình huống sinh tồn. Hãy học cách ứng biến. Lấy một công cụ được thiết kế cho một việc và xem xem bao nhiêu cách khác nhau để có thể sử dụng công cụ đó.
1-12. Học cách sử dụng các vật dụng tự nhiên quanh bạn cho những nhu cầu khác nhau. Một ví dụ đó là dùng đá để làm búa. Không cần biết bộ công cụ sinh tồn của bạn đầy đủ đến mức nào nhưng chúng rồi sẽ hết hoặc hỏng hóc sau một thời gian. Bạn cần dùng trí tưởng tượng của mình khi vận phẩm cạn kiệt.

O – Ơn trời cuộc sống
1-13. Chúng ta đều sinh ra với khát khao được sống, nhưng lớn lên ta quen dần với cuộc sống yên bình.  Ta trở nên lười nhác và thụ động. Ta căm ghét việc không thoải mái. Vậy thế điều gì sẽ xảy ra khi ta phải đối mặt với những tình huống sống còn cùng những cơn stress, thiếu tiện nghi và không dễ chịu.  Đấy chính là lúc đặt cuộc sống lên hàng đầu. Kinh nghiệm và kiến thức bạn có được trong cuộc sống và qua huấn luyến sẽ theo bạn đế cuối đời. Cứng cỏi và không đầu hàng khó khăn thử thách sẽ cho bạn sức mạnh thể chất và tinh thần bền bỉ.

N – Nhìn theo xung quanh
1-14. Người bản địa và động vật của một khu vực đã thích nghi vơi môi trường của họ từ lâu. Để hiểu được về khu vực đó hãy xem những người này sống cuộc sống thường nhật.  Họ ăn gì, lúc nào. Họ lấy đồ ăn từ đâu, khi nào, như thế nào.  Họ lấy nước từ đâu, khi nào.  Họ đi ngủ khi nào, khi nào thức dậy.  Những hoạt động này rất quan trọng khi bạn đang lẩn tránh.
1-15. Động vật trong khu vực dó có thể chỉ cho bạn làm sao để sinh tồn. Động vật cũng cần đồ ăn, nước uống và chỗ ở. Bằng việc quan sát chúng bạn có thể tìm thấy nguồn nước và thức ăn.

Cánh Báo
Thức ăn và nước uống của động vật không đảm bảo là bạn có thế sử dụng. Rất nhiều loài ăn thực vật có độc với người.

1-16. Ghi nhớ là phải ứng của động vật có thể làm lộ vị trí của bạn cho địch.
1-17. Trong vùng thân thiện thì một trong những cách lấy lòng người dân đó là tỏ ra quan tâm đến công cụ và cách họ lấy thức ăn và nước. Bằng cách học hỏi từ họ bạn sẽ học cách tôn trọng họ. Bạn thường sẽ có những người bạn quý báu và quan trọng nhất bạn học cách thích nghi với môi trường từ đó tăng khả năng sống sót.

G – Ghi nhớ bài học
1-18. Nếu không có huấn luyện về cách sinh tồn và lẩn trốn trên chiến trường thì cơ hội sống sót của bạn rất mong manh.
1-19. Học những kĩ năng này ngay bây giờ – đừng đợi đến khi bạn ra trận. Việc bạn lựa chọn trang bị mang theo ra trận có thể quyết định liệu bạn có sống sót hay không. Bạn cần biết môi trường mà bạn sẽ tới, bạn cũng cần thực hành các kĩ năng cần thiết cho môi trường đó. Ví dụ như nếu bạn ra sa mạc bạn cần biết cách tìm nước.
1-20. Tập luyện các kĩ năng cơ bản trong các chương trình huấn luyện và các bài tập.  Huấn luyện sinh tồn giúp bạn giảm đi sợ hãi cũng như tăng sự tự tin. Biến những điều này thành bản năng của ban.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ SINH TỒN
1-21. Bảo đảm các điều kiện sinh tồn giúp bạn sống sót. Những điều kiện dó bao gồm: thức ăn, nước uống, chỗ ở, lửa, đồ cấp cứu và pháo hiệu/ tín hiệu cấp cứu. Thứ tự ưu tiên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Ví dụ như trong thời tiết lạnh bạn cần lửa để giữ ấm, chỗ ở để tránh gió, rét, mưa, tuyết; bẫy để có thức ăn và pháo hiệu cho máy bay ta; cuối cùng là đồ cứu thương để bảo đảm sức khỏe.  Nếu bạn bị thương thì cấp cứu là ưu tiên hàng đầu bất kể điều kiện thời tiết nào.
1-22. Thay đổi thứ tự ưu tiên dự theo điều kiện thể chất khi môi trường thay đổi.

Source: https://dvn.com.vn
Category: Cảm Nang

Alternate Text Gọi ngay