Đánh giá chi tiết Huawei P30 Pro: nếu đã mua, đừng bán rẻ một chiếc máy cao cấp!

IMG_20190420_184051.jpg

Một bức góc rộng, tối, thắp nến tại Nhà thờ Kỳ Đồng ​

Có thể con chip Kirin 980 đã đáp ứng được điều đó, nhưng thuật toán thì không phải lúc nào cũng thông minh. Điều đó dẫn đến việc nhiều bức ảnh mà mình chụp trong điều kiện đủ sáng ngoài trời, màu của cây cỏ, nền trời xanh,… sẽ hơi vàng nhẹ hơn một chút so với bức ảnh chụp bằng một số máy khác mà cụ thể là Huawei Mate 20. Thiết nghĩ, đây cũng là lý do mà tại sao trước đây nhiều hãng khác chưa chọn cách sử dụng RYYB cho các mẫu điện thoại của họ.

Điểm lớn thứ 2 chính là khả năng zoom quang học. Chúng ta có một loạt 3 ống kính, kết hợp với cảm biến ToF, cho một dải tiêu cự gần như từ nhà tới trường. Bắt đầu từ một ống kính góc siêu rộng, tới ống rộng bình thường, zoom quang 5x công nghệ tàu ngầm. Bằng cách áp dụng công nghệ zoom quang 5x với cảm biến và ống kính đặt vuông góc nhau, chúng ta có khả năng zoom quang lên tới 5x nhưng vẫn nhét vừa vào trong một chiếc điện thoại mỏng như P30 Pro kỳ thực là một thành công lớn. Bên cạnh zoom quang, nhờ sự trợ giúp của phần mềm thông minh, chúng ta sẽ được zoom hybrid lên tới 10x với chất lượng vẫn rất tốt.

4613797_So-sanh-hinh-Ngang-2-Zoom-10x.jpg


Gần như từ siêu rộng tới 10x, chúng ta có hàng chục mét để bố cục khung hình từ gần tới xa mà không cần zoom bằng chân, cho phép một người lười và ngại giao tiếp như mình có thể chụp được rất nhiều chủ thể khác nhau. Từ 10x ra tới 50x, P30 Pro phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm để tạo hình ảnh, chống rung. Và ra tận 50x, mình có tấm hình Mặt Trăng bên dưới, điều mà kỳ thực chưa có chiếc máy ảnh điện thoại nào trên thị trường có thể làm được.

Cái mà chúng ta đánh đổi ở đây ở những dải tiêu cự từ 10x trở đi chính là cần phải cầm chắc tay một chút (có chân máy càng tốt) và chi tiết của chủ thể cần chụp tất nhiên sẽ bị mất đi. Mặt khác, khi zoom, khoảng chuyển đổi giữa ống kính quang và số sẽ hơi lag một chút xíu. Điều đó thể hiện rõ ở dải zoom từ 1 ~ 5 và 5 ~ 10x, cả khi kéo thanh trượt để zoom và cả khi nhấn nút chụp. Nguyên nhân là do lúc đó, máy phải lấy hình ảnh thu được từ ống kính quang ở 2 đầu (thí dụ như 1x và 5x), sau đó xử lý ngay lập tức để hợp nhất 2 thông tin đó thành 1 frame hình duy nhất.

IMG_20190419_205314.jpg

Một bức ảnh tại nhà thờ Tân Phú, mình đừng ở cuối nhà thờ, cách vị trí để Thánh Giá khoảng 65 mét, mình zoom lên, bố cục khung hình và đây là kết quả.​

Bạn đang đọc: Đánh giá chi tiết Huawei P30 Pro: nếu đã mua, đừng bán rẻ một chiếc máy cao cấp!

Nói thế nhằm tóm lại rằng, để có được cảm giác ngồi một chỗ, chụp từ siêu rộng thu được nhiều nội dung nhất trong bức ảnh, cho tới zoom vào từng chi tiết nhỏ của khung cảnh mà đôi khi, chính mắt chúng ta còn không thấy rõ được,… chúng ta phải đánh đổi đôi chút giật lag, đôi chút mất chi tiết ở những dải tiêu cự từ 10x trở đi.

Có người từng nói rằng P30 Pro chỉ dành cho những ai chụp ảnh chuyên nghiệp hoặc có kiến thức nhất định về nhiếp ảnh. Mình chưa đồng ý với điều này. Tất nhiên anh em sẽ khai thác máy tốt hơn nếu có kiến thức nhiếp ảnh nhất định. Một khảo sát dựa trên gần 2000 anh em Tinh tế cho thấy chỉ có 10% là luôn dùng chế độ chuyên nghiệp trên máy ảnh điện thoại, 56% cho biết là đôi khi cần mới dùng và 34% là không bao giờ dùng.

IMG_20190520_214936.jpg

Mặt Trăng tròn, mình đứng trên nhà mình ở tầng 17, zoom 50 x hết cỡ, hướng về trăng, máy đặt tì lên bệ cửa và đây là hiệu quả. ​

Vậy chả lẽ chỉ có 10% người dùng mới được hưởng lợi từ những công nghệ máy ảnh của P30 Pro? Câu trả lời của mình là không! Vì chính bản thân mình cũng hiếm khi chụp ảnh bằng các chế độ chuyên nghiệp, lại chẳng phải là người chụp ảnh chuyên nghiệp. Nhưng với P30 Pro, mình vẫn dễ hơn trong việc có những bức ảnh mà mình cảm thấy thích và ấn tượng bởi những công nghệ mới đều được đưa hẳn vào chế độ chụp ảnh mặc dịnh của máy. Nói cách khác, ai cũng có thể cầm chắc điện thoại, zoom ra 50x, đưa về hướng trăng tròn và bấm chụp, mình đảm bảo bức ảnh chắc chắn cũng ít nhất là như trên.

Một chiếc máy đẹp và hoàn thiện xứng đáng flagship

Có một sự thật không thể phủ nhận chính là P30 Pro được hoàn thiện cứng cáp và sắc xảo, xứng đáng là một chiếc điện thoại cao cấp. Từ phần khung viền kim loại, tới mặt lưng phủ kính và sang tới phía trước đều cho cảm giác đẹp mắt. Mặt lưng chuyển từ màu ngọc trai sang xanh lam nhạt kỳ thực không quá mới, nhưng nó đủ để tạo hiệu ứng thị giác ưa nhìn và nam nữ đều dùng được.

P30Pro_TInhte_7.jpg

Dù vậy, mặt lưng bóng cộng với viền cong 2 cạnh bên đã khiến chiếc máy này hơi trơn một chút và hơi khó bám, do đó sẽ có cảm giác hơi bất an nếu sử dụng máy trần (và mình đã không dám dùng vai và mặt để kẹp điện thoại để nghe khi lỡ tay làm gì đó… đi tè chẳng hạn) Do đó, một phụ kiện ốp lưng hay một miếng dán da dày ở phía sau là điều cần thiết, vừa giúp máy cầm chắc hơn, vừa không bị chông chênh do một phần cụm camera dày lên.

Được sinh ra trong thời đại tràn viền năm 2019, P30 Pro cho chúng ta một màn hình lên tới kích thước 6.7 inch fullHD+, một không gian đủ rộng rãi và thoải mái để cho những trải nghiệm hình ảnh, xem phim, chơi game,… màn hình không quá rực rỡ như Super AMOLED của Samsung, tuy nhiên đối với mình trải nghiệm là đủ ổn để sử dụng trong hầu hết mọi tình huống. Trên màn hình chúng ta sẽ có thêm cảm biến vân tay quang học, tốc độ mở khóa không quá nhiều chênh lệch so với cảm biến siêu âm như mình dùng trên S10.

P30Pro_TInhte_9.jpg

Ngoài ra, chúng ta sẽ có thêm cả một hệ thống loa nằm ngay trên màn hình. Thay vì sử dụng loa như truyền thống, màn hình P30 Pro cũng là màn loa, dao động để tạo ra âm thanh. Cái được ở đây đối với mình chính là cả một bề mặt liền lạc hơn phía trước, không còn dải loa dù nằm ở bất cứ đâu, và do đó cũng sẽ không đôi khi bị dính tóc gần tai vào khi mình nghe điện thoại nữa. Đổi lại, âm thanh phát ra ở mức âm lượng lớn, đặc biệt đối với dải âm cao sẽ hơi chói tai và gắt một chút so với những điện thoại khác sử dụng loa truyền thống. Tất nhiên, nó vẫn cho độ lớn khá klinh

Đường càng cong thì càng nguy hiểm!


P30Pro_TInhte_2.jpg

Và nhân khi nói về màn hình, xin được nói về quan điểm cá nhân đối với màn hình cong của P30 Pro nói riêng và cả thế giới màn hình cong nói chung. Một điều không thể phủ nhận chính là màn hình cong tràn sang 2 bên sẽ giúp máy sexy hơn, đẹp mắt và ấn tượng hơn,… Và có vẻ như có một điều luôn đúng là đường càng cong thì càng nguy hiểm, dù dường cong đó trên đèo, trên xác thịt hay trên một chiếc điện thoại!! Nguyên nhân là việc làm cong 2 cạnh bên sẽ giúp diện tích tiếp xúc với lòng bàn tay người dùng ít lại, tạo cảm giác hơi bất an khi cầm vào. Đồng thời, chúng ta sẽ rất dễ chạm vào màn hình một cách vô ý… Mình đã đôi lần dùng điện thoại bằng 1 tay và vô tình nhấn like một bài đăng từ rất lâu trên Facebook Crush. Thật là tai hại!

EMUI sẽ văn minh, thân thiện với người dùng và tiệm cận với Android Q hơn nếu khắc phục…

Một đặc sản của các máy Android chính là giao diện thửa riêng của từng hãng dành cho các máy của họ. P30 Pro chạy giao diện EMUI có từ Mate 20 phát triển dựa trên Android 9. Tất nhiên chúng ta sẽ có đầy đủ các dịch vụ từ Google và đồng thời, Huawei cũng là một trong những hãng từ rất sớm đã cập nhật các cử chỉ điều hướng bằng cách vuốt thay cho thanh điều hướng kém văn minh, nhiều nhược điểm. EMUI của P30 Pro hỗ trợ cả vuốt lên về home hoặc thoát ứng dụng, vuốt 2 cạnh bên để back,… đầy hứa hẹn. Máy cũng đã có dark mode, hàng loạt tính năng quản lý và kiểm soát máy.

P30Pro_TInhte_8.jpg

Giờ đây, họ chỉ cần cập nhật thêm vuốt cạnh phải để đi tới khi duyệt web, đồng thời giúp nó thông minh hơn ở một số tình huống như tua nhanh Youtube, dời icon trong appdrawer dễ hơn, cho phép mở truy cập Quick Setting từ màn hình khóa để bật đèn pin,… thì gần như, cách sử dụng sẽ tiệm cận hơn rất nhiều tới những lợi ích nổi bật của Android Q. Tất nhiên, khả năng của Android Q nằm ở tầng thấp hơn, sâu hơn trong hệ thống Android nên mọi thứ sẽ được mượt mà và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dưới góc độ nào đó thì rõ ràng, với những gì họ đã làm được hiện tại (và có thể cập nhật ngon hơn nữa một cách không quá khó) thì trải nghiệm người dùng sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều.

Về cấu hình phần cứng của máy, chúng ta vẫn có một chiếc máy với cấu hình gần như mạnh nhất ở hiện tại với Kirin 980, 8GB RAM và 256GB bộ nhớ trong. Sẽ quá thừa khi mà nói về hiệu năng của máy với hầu hết các tác vụ từ nặng nhất cho tới cơ bản nhất. Mình chưa thấy giật lag trong quá trình sử dụng. Cái bạn quan tâm là pin? Mình xài ở mức độ cơ bản, thi thoảng chơi game, máy cho phép chạy được trọn vẹn 1 ngày với viên pin 4200mAh. Cơ bản là vậy.

Đôi dòng …

P30Pro_TInhte_3.jpg

Việc Google cùng một loạt những hãng khác tuyên bố nghỉ chơi với Huawei mà nguyên nhân sâu xa chính là cuộc chiến thương mại Mỹ Trung kỳ thực không thể nào ngăn mình chia sẻ những trải nghiệm của mình sau khi dùng chiếc máy này gần 1 tháng. Hơn thế nữa, nó còn đặt ra những suy nghĩ rất mới trong mình về bản chất phần cứng điện thoại trong mối quan hệ phức tạp với phần mềm trong thế giới Android vốn đã chia rẽ một cách sâu sắc giữa các hãng và chính giữa hãng với Google. Dưới góc độ một công ty dù là làm phần mềm hay phần cứng, cái mà họ mong muốn suy cho cùng cũng chỉ là trải nghiệm tốt nhất trao đến người dùng.

Với tất cả những gì mà P30 Pro đã làm được, mình nghĩ rằng không cần phải quá lăn tăn những thứ khác, chỉ tập trung vào máy và những trải nghiệm từ camera, phần cứng, màn hình mà nó mang lại thì đây thật sự là một chiếc máy cao cấp đáng giá. Phần mềm ư? Đối với mình hiện tại và cả tương lai gần cũng không quá đáng ngại nếu thật sự quan tâm về bản thân chiếc máy, về những trải nghiệm mà nó mang lại. Thật sự trong một xã hội thông tin đầy rẫy, thay đổi từng ngày,… đặc biệt là quá nhiều thông tin khác nhau, sự bình tĩnh và nhịn nhận rõ vấn đề một cách sáng suốt là cái chúng ta cần làm không chỉ đối với 1 chiếc điện thoại mà còn cả nhiều thứ khác trong đời sống nữa.

P30Pro_TInhte_1.jpg

Source: https://dvn.com.vn
Category : Huawei

Alternate Text Gọi ngay