Cẩm Nang Gia Đình: Khi Bé Không Muốn Đi Học…

Cẩm Nang Gia Đình: Khi Bé Không Muốn Đi Học…

Minh Nga
Trong đời sống tình cảm, đời sống gia đình, khi nào bạn “đụng” phải chuyện không vui hay rắc rối, hay muốn tâm sự hoặc chia xẻ kinh nghiệm, xin hãy nhớ là bạn không chỉ một mình. Trang Gia Đình/Chàng & Nàng sẳn sàng lắng nghe tâm sự của bạn, góp ý với bạn, giúp cho bạn tự giúp mình (help you to help yourself.
***
Bé con của bạn tự nhiên nổi chứng, nhất định không chịu sửa soạn để tới trường như mọi ngày. Có bé còn khóc lóc, nằm vạ để né tránh chuyện đi học. Mặc cho bạn dụ dổ, dọa nạt, hứa hẹn đủ điều, bé con vẫn cứ nhất định mếu máo… con không đi học.
Không phải chỉ mình bạn đâu, mà có rất nhiều gia đình, cháu bé tự nhiên không muốn tới trường.
Bé không nói tại sao không muốn đi học, chỉ đơn dản muốn ở nhà.
Trường hợp nầy các bà mẹ cần phải tìm hiểu xem nguyên do từ đâu để tìm cách giải quyết.
Có thể hôm nay bé bị nhức đầu, đau bụng, hay có thể đau răng nữa.
Nếu đã kiểm soát mà vẫn không tìm ra nguyên do sức khỏe, bạn hãy lưu ý tới những điều sau:
Bé cãi nhau với bạn trong lớp
Bé bị ai đó ức hiếp.
Bé thiếu tự tin.
Bé bị trêu chọc ( có thể vì cái răng sún, hay mái tóc mới cắt coi ngô nghê …)
Bé cũng có thể không thích vẻ nghiêm khắc của thầy/cô .

Xem thêm: Máy sưởi dầu và những điều cần biết khi chọn mua

Với những bé con 3,4 tuổi, chưa biết cách bày tỏ sự lo lắng, hay phiền muộn của mình, cha mẹ cần giúp bé. Những nhà tâm lý đề nghị vài phương pháp như sau:
– Tìm hiểu điều gì làm bé buồn chán không muốn tới lớp. Nên khéo léo hỏi han để bé thố lộ về trường lớp, bạn bè, môn học, trò chơi, những điều mà bạn có thể dò ra lý do sự thay đổi của bé.
– Bé có thể nhắc thường xuyên về một người bạn hay thầy/ cô ở trường.
– Bạn nên liên lạc với thầy/cô của bé và nhờ cậy thầy/cô lắng nghe, chú ý tới bé.
Thái độ quan tâm từ thầy/cô có ảnh hưởng nhiều tới các bé ở trường.
Ngoài ra, có thể nguyên do từ những sự thay đổi trong gia đình làm bé không muốn đi học, chẳng hạn như :
Một người mà bé rất thương yêu đột ngột vắng mặt (tai nạn, hay qua đời).
Bé thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vả nhau.
Trong nhà có thêm em bé mới chào đời, sự quan tâm chăm sóc em bé mới có thể là nguyên nhân khiến bé “tủi thân”, không đi học, cốt gây sự chú ý từ cha mẹ.
Bé bị mất một con vật bé rất thương yêu như chú chó, con chim …
Tùy theo tình huống mà cha mẹ có thể giải quyết giai đoạn ‘khủng hoảng” của bé. Thái độ thích hợp nhất là tìm hiểu, ân cần, chăm sóc sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp hơn là hăm dọa hay la mắng.
Chúc bạn thành công.
Minh Nga

Cẩm Nang Gia Đình: Khi Bé Không Muốn Đi Học…Minh NgaTrong đời sống tình cảm, đời sống gia đình, khi nào bạn “đụng” phải chuyện không vui hay rắc rối, hay muốn tâm sự hoặc chia xẻ kinh nghiệm, xin hãy nhớ là bạn không chỉ một mình. Trang Gia Đình/Chàng & Nàng sẳn sàng lắng nghe tâm sự của bạn, góp ý với bạn, giúp cho bạn tự giúp mình (help you to help yourself.***Bé con của bạn tự nhiên nổi chứng, nhất định không chịu sửa soạn để tới trường như mọi ngày. Có bé còn khóc lóc, nằm vạ để né tránh chuyện đi học. Mặc cho bạn dụ dổ, dọa nạt, hứa hẹn đủ điều, bé con vẫn cứ nhất định mếu máo… con không đi học.Không phải chỉ mình bạn đâu, mà có rất nhiều gia đình, cháu bé tự nhiên không muốn tới trường.Bé không nói tại sao không muốn đi học, chỉ đơn dản muốn ở nhà.Trường hợp nầy các bà mẹ cần phải tìm hiểu xem nguyên do từ đâu để tìm cách giải quyết.Có thể hôm nay bé bị nhức đầu, đau bụng, hay có thể đau răng nữa.Nếu đã kiểm soát mà vẫn không tìm ra nguyên do sức khỏe, bạn hãy lưu ý tới những điều sau:Bé cãi nhau với bạn trong lớpBé bị ai đó ức hiếp.Bé thiếu tự tin.Bé bị trêu chọc ( có thể vì cái răng sún, hay mái tóc mới cắt coi ngô nghê …)Bé cũng có thể không thích vẻ nghiêm khắc của thầy/cô .Với những bé con 3,4 tuổi, chưa biết cách bày tỏ sự lo lắng, hay phiền muộn của mình, cha mẹ cần giúp bé. Những nhà tâm lý đề nghị vài phương pháp như sau:- Tìm hiểu điều gì làm bé buồn chán không muốn tới lớp. Nên khéo léo hỏi han để bé thố lộ về trường lớp, bạn bè, môn học, trò chơi, những điều mà bạn có thể dò ra lý do sự thay đổi của bé.- Bé có thể nhắc thường xuyên về một người bạn hay thầy/ cô ở trường.- Bạn nên liên lạc với thầy/cô của bé và nhờ cậy thầy/cô lắng nghe, chú ý tới bé.Thái độ quan tâm từ thầy/cô có ảnh hưởng nhiều tới các bé ở trường.Ngoài ra, có thể nguyên do từ những sự thay đổi trong gia đình làm bé không muốn đi học, chẳng hạn như :Một người mà bé rất thương yêu đột ngột vắng mặt (tai nạn, hay qua đời).Bé thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vả nhau.Trong nhà có thêm em bé mới chào đời, sự quan tâm chăm sóc em bé mới có thể là nguyên nhân khiến bé “tủi thân”, không đi học, cốt gây sự chú ý từ cha mẹ.Bé bị mất một con vật bé rất thương yêu như chú chó, con chim …Tùy theo tình huống mà cha mẹ có thể giải quyết giai đoạn ‘khủng hoảng” của bé. Thái độ thích hợp nhất là tìm hiểu, ân cần, chăm sóc sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp hơn là hăm dọa hay la mắng.Chúc bạn thành công.Minh Nga

Source: https://dvn.com.vn
Category: Cảm Nang

Alternate Text Gọi ngay