Vận dụng kỹ thuật dạy học “ 3 lần 3” trong giảng dạy địa lí 12 THPT – Tài liệu text
Vận dụng kỹ thuật dạy học “ 3 lần 3” trong giảng dạy địa lí 12 THPT
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.65 KB, 22 trang )
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC “ 3 LẦN 3 ” TRONG
GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ 12 THPT
Người thực hiện : Nguyễn Thị Dung
Chức vụ : Tổ trưởng – Giáo viên
Tổ : Sử – Địa – Giáo dục công dân
SKKN thuộc môn : Địa lí
Hà Trung, tháng 5 năm 2011
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới
mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: Học để biết, Học để
làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ
yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học
sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đang dần được đổi mới theo hướng
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phương pháp
mới cần phải tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học. Nghị quyết Trung
Ương 4 khoá VII, đã chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp
học, bậc học. Kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực
nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dung những
phương pháp giảng dạy hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng
tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề”.
Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGDDT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo đã nêu
“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học;
bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú và trách nhiệm cho học sinh.”
Trong thời đại mới, mỗi giáo viên có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân
tương lai không chỉ có trí tuệ mà còn phải có khả năng tự giải quyết các vấn đề
một cách chủ động và linh hoạt trước mọi tình huống.
Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay ở nhiều trường phổ thông, phần lớn học
sinh theo học Ban A. Do vậy, các em chú ý nhiều hơn đến các môn khoa học tự
nhiên, còn các môn xã hội học sinh thường xem nhẹ, trong đó có môn Địa lí.
Làm thế nào để học sinh học tập Địa lí chủ động và tích cực? Làm thế nào
để chính các em nhận thấy được học Địa lí rất cần thiết cho cuộc sống ? Làm thế
nào để mỗi giờ Địa lí 12 THPT, các em có hứng thú, say mê học tập? Đó là lí do
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
2
tôi chọn đề tài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12
THPT”.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.Thực trạng:
Chương trình Địa lí 12 THPT với dung lượng kiến thức lớn:Chương trình
chuẩn 45 bài, thời lượng 52 tiết; chương trình nâng cao 62 bài, thời lượng 70
tiết.Lượng thông tin trong mỗi bài học cụ thể cũng tương đối lớn. Ngoài ra,
những yêu cầu về phát triển các kĩ năng tương đối nhiều.
Tình trạng dạy học Địa lí ở các trường phổ thông chưa thực sự tốt, học sinh
nắm bắt kiến thức hời hợt, không hiểu rõ bản chất của nhiều hiện tượng, sự kiện
địa lí, thậm chí một bộ phận học sinh rất yếu về các kĩ năng địa lí. Các giờ học
chưa gây hứng thú cho học sinh, chưa thu hút học sinh tích cực tham gia. Thực
trạng việc dạy và học như trên, do các nguyên nhân sau đây:
– Do nhu cầu của chính người học.
Phần lớn học sinh ở các trường phổ thông theo học ban khoa học tự
nhiên, nên các em tập trung cao vào việc học các môn Toán, Lí, Hoá và sao
nhãng việc học các môn xã hội, trong đó có môn Địa lí. Thậm chí, một bộ
phận các em cho rằng không cần học các môn xã hội.
– Do học sinh không đủ thời gian.
Các môn học ở trường THPT đều có nhiều bài tập, nhất là tài liệu các
môn rất đa dạng và phong phú. Lịch học thêm ở ngoài về các môn tự nhiên
chiếm mất nhiều thời gian của các em. Các kênh thông tin khác cũng rất hấp
dẫn và thu hút nhiều thời gian của học sinh như Internet, phim ảnh,…Do đó,
thời gian dành cho việc học Địa lí ở nhà của các em rất hạn chế.
– Do việc thi tốt nghiệp THPT tương đối đơn giản.
Những năm gần đây, việc thi tốt nghiệp THPT tương đối dễ dàng,
nhiều trường THPT đỗ 100% liên tục nhiều năm, gây cho học sinh tâm lí
không cần học mà vẫn đỗ tốt nghiệp. Trong những năm gần đây, môn Địa lí
liên tục được chọn để thi tốt nghiệp, nhưng do kì thi tốt nghiệp không quá
khó nên học sinh chưa thực sự coi trọng việc học môn Địa lí.
– Do giáo viên chưa quan tâm nhiều tới việc đổi mới phương pháp dạy
học.
Một bộ phận giáo viên cho rằng do học sinh không cần học các môn
khoa học xã hội, và do xã hội coi nhẹ các môn khoa xã hội trong đó có môn
Địa lí, vì thế dạy Địa lí không cần phải đầu tư, mất thời gian mà không có tác
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
3
dụng. Chính vì lẽ đó, một bộ phận giáo viên giảng dạy qua quýt, chiếu lệ,
chưa coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, vẫn còn tình trạng giảng
dạy đọc chép, thuyết giảng… do đó các giờ học nhàm chán, học sinh không
hứng thú học Địa lí.
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên:
Việc dạy và học Địa lí như đã nêu ở trên dẫn đến kết quả dạy học nhìn
chung thấp, biểu hiện là học sinh nhận được lượng kiến thức không đầy đủ, chưa
nắm vững các kĩ năng địa lí, chưa có khả năng chủ động giải quyết các tình
huống học tập, khả năng hợp tác, làm việc nhóm chưa cao.Việc nhận thức các
nội dung Địa lí chưa sâu sắc, chưa hiệu quả.
3.Giải pháp thay thế:
Để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 12 THPT, bản thân tôi vừa tự bồi
dưỡng kiến thức chuyên sâu, vừa tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng các phương
pháp dạy học tích cực, vận dụng từng kĩ thuật dạy học trong từng phần, từng
mục, từng bài dạy cụ thể.
Tôi mạnh dạn đề xuất một kĩ thuật dạy học tích cực đã được tôi vận dụng
có hiệu quả trong dạy học Địa lí 12 tại trường THPT Hà Trung, năm học 2010
-2011. Đó là “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12
THPT”.
B. PHẦN NỘI DUNG
I-Lí luận về phương pháp dạy học tích cực :
Trong mỗi bài học Địa lí 12 THPT, dung lượng kiến thức trong mỗi kênh
(kênh hình và kênh chữ) được bố cục xen kẽ, lôgic và hệ thống. Mục tiêu mỗi
bài học yêu cầu học sinh không chỉ nắm vững các kiến thức trong bài mà còn
phải có được các kĩ năng địa lí, hình thành cho các em những tình cảm, ý thức,
trách nhiệm và cả những khả năng giải quyết các vấn đề trong các tình huống
khác nhau.
Trước các yêu cầu nêu trên, mỗi giáo viên Địa lí phải vận dụng sáng tạo và
linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vào từng bài dạy cụ thể mới mang
lại hiệu quả cao. Trước hết, mỗi giáo viên Địa lí cần phải nắm vững lí luận dạy
học. Trong phạm vi đề tài này, các nội dung chính nhằm vào việc trả lời các câu
hỏi sau đây :
– Thế nào là phương pháp dạy học tích cực? Có những phương pháp dạy
học tích cực nào?
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
4
– Cách vận dụng từng phương pháp dạy học tích cực vào từng bài dạy cụ thể
như thế nào?
– Kĩ thuật dạy học tích cực khác với phương pháp dạy học tích cực ở chỗ
nào?
– Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” là gì? Cách vận dụng kĩ thuật dạy học “3 lần
3” trong dạy học Địa lí 12 như thế nào?
Những câu hỏi nêu trên sẽ được trả lời cụ thể trong phần nội dung của đề
tài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12 THPT ”.
1.Lí luận về quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học:
1.1.Quan điểm dạy học:
Là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có
sự kết hợp giữa các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, cơ sở lí thuyết của lí luận
dạy học, những điều kiện, hình thức tổ chức dạy học, những định hướng về vai
trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
1.2.Phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo
viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy
học.
*Phương pháp dạy học tích cực:
Là phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của
học sinh. Có nhiều phương pháp dạy học tích cực như phương pháp nêu vấn đề,
phương pháp đàm thoại, phương pháp dự án, phương pháp thảo luận, phương
pháp khai thác kênh hình, phương pháp điều tra – khảo sát…
1.3.Kĩ thuật dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực:
Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học.
*Kĩ thuật dạy học tích cực:
Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong
các hành động nhỏ, cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực: dạy học nhóm, kĩ thuật xyz, kĩ thuật đặt
tiêu đề cho một đoạn văn, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật “ 3 lần 3”, lược đồ tư duy,
dạy học theo dự án, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, e-learning…
1.4.Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học tích
cực:
Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, định hướng việc lựa chọn các
phương pháp dạy học cụ thể. Phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa ra
các mô hình hoạt động.Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất thực hiện các tình
huống cụ thể của hoạt động.
Phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động,
trái với không hoạt động, thụ động. Kĩ thuật dạy học tích cực là “hạt nhân” của
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
5
phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức
của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học
chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
Dạy học theo hướng tích cực nhằm phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động,
sáng tạo thông qua tổ chức thực hiên các hoạt động học tập của học sinh. Dạy
theo cách này, giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng
dẫn hành động. Người học là đối tượng của hành động “ dạy”, đồng thời là chủ
thể của hành động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên
tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa
có chứ không phải tiếp thu những tri thức giáo viên đã sắp đặt. Được đặt vào
những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận,
giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức
mới, kĩ năng mới.
Như vậy, trong phương pháp dạy học tích cực, giáo viên vận dụng các kĩ
thuật dạy học tích cực trong từng hoạt động cụ thể, học sinh hoạt động là chính,
giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải
đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động. Giáo viên với
vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các
hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có
trình độ chuyên môn sâu rộng, có năng lực sư phạm, hiểu rõ tâm lí học sinh mới
có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến
ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
2.Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ”:
Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy
động sự tham gia tích cực của học sinh.
Cách làm như sau:
– Học sinh được yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội
dung buổi thảo luận, phương pháp tiến hành thảo luận…)
– Mỗi người cần viết ra: 3 điều tốt; 3 điều chưa tốt; 3 đề nghị cải tiến.
– Sau khi thu thập ý kiến thì xử lí và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
– Thống nhất các ý kiến phản hồi và chuẩn kiến thức.
Trong giảng dạy Địa lí, nhất là Địa lí 12, kĩ thuật này rất thuận lợi khi vận
dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
Có thể sử dụng phổ biến trong các bài học Địa lí 12, ví dụ nêu 3 thuận lợi, 3 khó
khăn, 3 giải pháp; hoặc 3 biểu hiện, 3 nguyên nhân, 3 giải pháp khắc phục.
Dạy học Địa lí tư nhiên cũng như Địa lí kinh tế – xã hội có nhiều hiện
tượng, sự kiện. Mỗi sự kiện, hiện tượng yêu cầu học sinh phải khai thác được 3
khía cạnh, đó là những biểu hiện thực trạng của sự kiện, hiện tượng; nguyên
nhân / hậu quả dẫn đến sự kiện, hiện tượng đó; các biện pháp giải quyết tình
trạng trên. Sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong dạy học Địa lí nhằm giúp
các em nắm vững hơn về mối quan hệ nhân – quả của các hiện tượng, sự kiện địa
lí, đồng thời có được những biệp pháp giải quyết chủ quan về các vấn đề tự
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
6
nhiên, kinh tế- xã hội. Thông qua đó, giúp học sinh có được những kiến thức sâu
sắc, những kinh nghiệm và vốn sống để giải quyết các tình huống có thể xảy ra
trong cuộc sống thực tiễn.
*Những yêu cầu khi sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ”:
– Nội dung câu hỏi cần phải có tính định hướng rõ ràng, cụ thế bao gồm cả kiến
thức và kĩ năng, trong đó có các mức độ tái hiện, hiểu, áp dụng, phân tích và
tổng hợp.
– Các câu hỏi phải đảm bảo tính lô gíc, tính hệ thống, tính khoa học và tính thực
tiễn, đồng thời phải bám sát nội dung cơ bản của bài học.
– Sử dụng kĩ thuật này, khi chuẩn bị câu hỏi, giáo viên phải xây dựng đáp án rõ
ràng khi soạn giáo án và chuẩn bị bài chu đáo trước giờ lên lớp.
– Sử dụng thường xuyên ở nhiều khâu: kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, ôn tập,
hoặc có thể sử dụng trong kiểm tra viết.
– Phối kết hợp với các kĩ thuật dạy học khác như: đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề,
đóng vai, thảo luận, sử dụng kênh hình,…
3.Vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong giảng dạy Địa lí 12 THPT:
3.1.Trong bài 14, “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”:
( Bài 14 chương trình chuẩn và bài 17 chương trình nâng cao )
Khi dạy mục 1.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật và mục 2,Sử dụng và
bảo vệ tài nguyên đất, giáo viên làm như sau:
Chia lớp thành 3 nhóm, cho học sinh quan sát các bảng số liệu và tranh ảnh,
giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm :
Nhóm 1: Nghiên cứu sách giáo khoa bài 14, quan sát bảng số liệu 14.1, tranh
ảnh và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu 3 biểu hiện của suy thoái tài
nguyên rừng, 3 nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng và 3 giải pháp
bảo vệ tài nguyên rừng nước ta.
Nhóm 2: Nghiên cứu sách giáo khoa bài 14, quan sát bảng số liệu 14.2,
tranh ảnh và vận dụng những kiến thức đã học, hãy nêu 3 biểu hiện của suy giảm
đa dạng sinh học, 3 nguyên nhân dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và 3 giải
pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta.
Nhóm 3: Nghiên cứu sách giáo khoa bài 14, bảng số liệu, tranh ảnh và vận
dụng những kiến thức đã học, hãy nêu 3 biểu hiện suy thoái tài nguyên đất, 3
nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất và 3 giải pháp để bảo vệ tài
nguyên đất.
Mỗi nhóm cùng nhau thảo luận, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng. Nhóm
trưởng phân chia cho mỗi bạn làm một công đoạn (kĩ thuật dự án). Các thành
viên trong mỗi nhóm đọc sách giáo khoa (kĩ thuật đọc tài liệu), quan sát bảng số
liệu, tranh ảnh (kĩ thuật khai thác kênh hình địa lí).Thư kí ghi chép vào tờ giấy
khổ lớn, sau khi hoàn thành thì dán kết quả của nhóm vào góc bảng.
Đại diện mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Đại
diện nhóm khác hoặc các cá nhân nhận xét, thảo luận, đánh giá kết quả lẫn nhau
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
7
dưới sự điều khiển thảo luận của giáo viên (kĩ thuật thảo luận, kĩ thuật phản
biện). Sau khi điều khiển thảo luận, giáo viên đưa ra đáp án sau đây:
Biểu hiện suy thoái
Nguyên nhân
suy thoái
Giải pháp bảo vệ
1.Tài
nguyên
rừng
-Diện tích rừng suy
giảm nhanh từ 1943-
1983, độ che phủ rừng
và chất lượng rừng cũng
giảm.
-Diện tích rừng tăng lên
từ 1983-2003, nhưng
chất lượng rừng vẫn suy
thoái (70% rừng nghèo
và rừng mới phục hồi)
-Bình quân diện tích
rừng đầu người thấp:
0,14 ha (thế giới là 1,6
ha)
-Khai thác quá
mức: khai thác
bừa bãi, du canh
du cư…
-Do chiến tranh,
cháy rừng.
-Chưa có biện
pháp bảo vệ kịp
thời, hữu hiệu.
-Trồng rừng, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc.
-Ban hành luật bảo vệ
tài nguyên rừng
-Giáo dục ý thức cho
mọi tần lớp nhân dân.
2. Đa
dạng
sinh
học
-Thành phần loài đa
dạng nhưng đang giảm
sút.
-Nhiều loài đang bị mất
dần
-Một số loài có nguy cơ
tuyệt chủng.
-Do khai thác
quá mức
-Do kĩ thuật khai
thác lạc hậu
-Do ý thức con
người chưa cao.
-Xây dựng hệ thống
vườn quốc gia và khu
bảo tồn.
-Ban hành Sách đỏ.
-Tăng cường luật pháp
để hạn chế vi phạm.
3.Tài
nguyên
đất
-Diện tích đất 33 triệu ha
(đứng thứ 58 thế giới),
nhưng do dân số đông
nên bình quân DT đất
đầu người rất thấp: 0,1
ha (đứng thứ 128 thế
giới).
-Có 28,4% đất chưa sử
dụng( 5,35 triệu ha) thì ở
đồng bằng chỉ có 350
nghìn ha, còn lai 5 triệu
ha đất ở trung du, miền
núi bị thoái hoá nặng.
-Có khoảng 9,3 triệu ha
-Do mất rừng
-Do canh tác
chưa hợp lí.
-Do đất bị nhiễm
phèn, xâm nhập
mặn, do đất bị
đá ong hoá,…
-Quản lí chặt chẽ và có
kế hoạch mở rộng diện
tích đất NN.
-Ở vùng đồi núi, áp
dụng tổng thể các biện
pháp thuỷ lợi,canh tác
hợp lí trên đất dốc như
làm ruộng bậc thang,
trồng cây theo băng; cải
tạo đất hoang, đồi núi
trọc bằng các biện pháp
nông lâm kết hợp; bảo
vệ rừng và đất rừng.
-Ở đồng bằng, cần phải
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
8
đất bị đe doạ hoang mạc
hoá.
thâm canh, nâng cao
hiệu quả sử dụng đất,
canh tác hợp lí, bón
phân cải tạo đất, chống
ô nhiễm đất, chống bạc
màu, chống và cải tạo
đất nhiễm phèn, nhiễm
mặn.
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, biểu dương các
nhóm làm việc tích cực và làm đúng, động viên các nhóm làm chưa tốt.
3.2.Trong bài 17 “ Lao động và việc làm ” :
( Bài 17- chương trình chuẩn và bài 22 chương trình nâng cao)
Trong mục 1. Nguồn lao động, giáo viên yêu cầu mỗi học sinh nêu lên 3
mặt mạnh, 3 hạn chế và 3 giải pháp để sử dụng hợp lí nguồn lao động.
Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân,
nghiên cứu sách giáo khoa (kĩ thuật đọc tài liệu), suy nghĩ và trả lời trên phiếu
học tập cá nhân (kĩ thuật viết bài). Sau khi học sinh làm xong giáo viên thu tất
cả các ý kiến cá nhân thể hiện trên các phiếu học tập. Giáo viên tổng hợp nhanh
một số ý kiến, rồi viết nhanh vào góc bên phải của bảng và cho một số học sinh
nhận xét (kĩ thuật trình bày, kĩ thuật phản biện).
Sau đó, giáo viên đưa ra đáp án dưới đây :
Nguồn lao động nước ta
Mặt mạnh
+ Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.
+ Nguồn lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh
nghiệm, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Chất lượng lao động ngày càng nâng cao.
Hạn chế
+Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt
là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành
nghề còn thiếu nhiều.
+Thiếu tác phong công nghiệp.
+Phân bố không hợp lí.
Các giải
pháp sử dụng
hợp lí nguồn
lao động
+ Phân bố lại dân cư và ngồn lao động, thực hiện tốt
chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất ( nghề
truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú
ý đến các ngành dịch vụ.
+Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các
ngành, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
+Tăng cường hợp tác để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
9
Giáo viên nhận xét, bổ sung những ý thiếu, chuẩn xác các ý chưa đúng và
đánh giá kết quả làm việc của các HS đã trình bày. Biểu dương và cho điểm cao
đối với những HS nhận xét tốt.
3.3.Trong bài 18 “Đô thị hoá ”:
( Bài 18 chương trình chuẩn và bài 23 chương trình nâng cao).
Khi giảng bài này giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi
nhóm là một bàn (4 HS). Các nhóm có chung nhiệm vụ giống nhau:
Nghiên cứu sách giáo khoa, mục 1 và 3, quan sát đoạn video (giáo viên cho
học sinh xem đoạn video về cuộc sống đô thị ) kết hợp với các kiến thức đã biết,
hãy nêu 3 đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta; 6 ảnh hưởng của đô thị hoá
đến phát triển kinh tế-xã hội ( 3 tác động tích cực và 3 tác động tiêu cực ) ; 3
giải pháp điều khiển quá trình đô thị hoá ở nước ta.
Nhóm trưởng điều hành các thành viên đọc sách, trao đổi ý kiến, thảo luận
và thống nhất ý kiến chung (kĩ thuật đọc tài liệu, kĩ thuật thảo luận).
Sau khi các nhóm làm việc xong, giáo viên cho đại diện một số nhóm
xung phong trả lời từng phần, cho các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá phần
trả lời của bạn (kĩ thuật thảo luận, kĩ thuật phản biện).Sau khi thảo luận chung cả
lớp giáo viên đưa ra đáp án dưới đây :
Đô thị hoá ở nước ta
Đặc điểm
-Diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp
-Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng, nhưng còn chậm
-Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.
Ảnh hưởng
đến phát
triển kinh
tế-xã hội
* Tác động tích cực:
-Đô thị hoá tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của nước ta: Năm 2005, các đô thị đóng góp 70,4%
GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp-xây dựng, 87% GDP
dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
-Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm
hàng hoá lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng
lao đông có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất
kĩ thuật hiện đại, có sức hút đầu tư vốn, tạo động lực cho sự
tăng trưởng và phát triển.
-Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập
cho người lao động.
* Tác động tiêu cực:
-Môi trường bị ô nhiễm.
-Việc quản lí, trật tự an ninh phức tạp.
-Sự phân hoá giàu nghèo sâu sắc.
Biện pháp
-Xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, bảo vệ môi trường.
-Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để phát triển
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
10
kinh tế và tạo nhiều việc làm cho lao động thành thị.
-Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống dân cư
đô thị.
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và các cá nhân.
Biểu dương các nhóm tháo luận say sưa, tích cực và cho điểm các cá nhân trình
bày và phản biện tốt.
3.4.Trong bài 22,Vấn đề phát triển nông nghiệp.
( Bài 22 chương trình chuẩn và bài 30 chương trình nâng cao).
Khi giảng bài này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho học
sinh làm bài tập sau:
Các nhóm đọc sách giáo khoa, quan sát bảng số liệu, át lát địa lí Việt Nam,
trang 14 và tranh ảnh, trả lời các nội dung sau :
Nhóm 1: Nêu 3 đặc điểm tình hình phát triển của sản xuất lương thực, 3
nguyên nhân phát triển và 3 giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển sản
xuất lương thực ở nước ta.
Nhóm 2: Nêu 3 đặc điểm phát triển của sản xuất cây thực phẩm, 3 nguyên
nhân và 3 giải pháp thúc đẩy sản xuất cây thực phẩm ở nước ta.
Nhóm 3: Nêu 3 đặc điểm tình hình phát triển của sản xuất cây công nghiệp,
3 nguyên nhân phát triển và 3 giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển sản
xuất cây công nghiệp nước ta.
Nhóm 4: Nêu 3 đặc điểm tình hình phát triển của ngành chăn nuôi, 3
nguyên nhân phát triển và 3 giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển chăn
nuôi nước ta.
Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm (kĩ thuật dự
án), tiến hành thảo luận trong nhóm (kĩ thuật thảo luận). Trong quá trình làm
việc, học sinh phải đọc sách giáo khoa (kĩ thuật đọc sách giáo khoa), quan sát
bảng số liệu, biểu đồ, át lát địa lí (kĩ thuật khai thác kênh hình địa lí).
Sau khi các nhóm hoàn thành, đại diện từng nhóm trình bày (kĩ thuật trình
bày), các nhóm khác thảo luận, nhận xét, đánh giá lẫn nhau (kĩ thuật thảo luận, kĩ
thuật phản biện). Sau cùng giáo viên đưa ra thông tin phản hồi dưới đây :
Ngành Đặc điểm phát triển
Nguyên nhân
phát triển
Giải pháp thúc đẩy
phát triển
Sản
xuất
lương
thực
– Diện tích gieo trồng lúa
tăng mạnh từ 5,6 triệu ha
(1980) lên 7,5 triệu ha
(2002), sau đó giảm nhẹ,
còn 7,3 triệu ha ( 2005).
– Cơ cấu mùa vụ thay đổi
phù hợp với điều kiện
canh tác của từng địa
– Điều kiện tự
nhiên rất thuận lợi
(đất, nước, khí
hậu) cho phép phát
triển sản xuất
lương thực.
– Nhà nước quan
tâm, chú trọng.
– Đầu tư thuỷ lợi,
đảm bảo nước tưới.
– Tiếp tục áp dụng
khoa học kĩ thuật
mới vào sản xuất.
– Đẩy mạnh sản xuất
lương thực hàng hoá,
đẩy mạnh trao đổi
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
11
phương.
– Năng suất và sản lượng
lúa tăng mạnh, bình quân
lương thực theo đầu
người cao, xuất khẩu
lương thực đứng thứ 2
thế giới, vùng trọng
điểm lúa lớn nhất là
đồng bằng sông Cửu
Long:
+ Năng suất:21 tạ/ha
(1980), 49 tạ/ha (2005).
+ Sản lượng:11 triệu tấn
(1980), 36 triệu tấn
(2005).
+ Bình quân đầu người:
200 kg/ người (1980),
470 kg/người (2005).
+ Xuất khẩu: từ 3- 4
triệu tấn / năm.
+ Đồng bằng sông Cửu
Long chiếm trên 50%
điện tích và trên 50% sản
lượng.
– Do áp dụng khoa
học kĩ thuật vào
sản xuất: giống
mới, thuỷ lợi, phân
hoá học, thuốc trừ
sâu…, thâm canh,
tặng vụ.
hàng hoá giữa các
vùng và mở rộng
xuất khẩu lương
thực.
Sản
xuất cây
thực
phẩm
– Diện tích trồng rau, đậu
còn hạn chế: 500 nghìn
ha rau, 200 nghìn ha đậu.
– Được trồng ở tất cả các
địa phương, tập trung
nhiều nhất là ở ven các
thành phố lớn: Hà Nội,
TP.Hô Chí Minh, Hải
Phòng.
– Các vùng trồng nhiều
rau nhất là đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng
công Cửu Long, các
vùng trồng nhiều đậu
nhất là Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
Trồng rau, đậu còn
phát triển chậm do
3 nguyên nhân sau:
– Chưa được coi là
ngành sản xuất
hàng hoá.(Các gia
đình nông dân
trồng rau tự cấp tự
túc).
– Chưa được chú ý
nhiều vì trồng rau,
đậu đem lại lợi
nhuận ít.
– Vùng nào, địa
phương nào cũng
trồng được rau,
đậu quanh năm
nên hạn chế sự trao
– Đưa sản xuất rau,
đậu trở thành ngành
sản xuất hàng hoá.
– Chú trọng phát
triển.
– Đẩy mạnh trao đổi
và xuất khẩu.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
12
đổi trong nước,
còn xuất khẩu rau,
đậu chưa được chú
ý.
Sản
xuất cây
công
nghiệp
– Diện tích giêo trồng
tăng mạnh, nhất là cây
công nghiệp lâu năm.
Tổng diện tích gieo
trồng năm 2005 là 2,5
triệu ha, trong đó cây lâu
năm là 1,6 triệu ha.
– Năng suất, sản lượng
các cây công nghiệp tăng
nhanh, xuất khẩu cũng
tăng nhanh, đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
– Hình thành nhiều vùng
chuyên canh cây công
nghiệp. Ba vùng trồng
cây công nghiệp lớn nhất
là Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Trung du miền
núi Bắc Bộ.
– Sản xuất cây
công nghiệp đem
lại hiệu quả kinh tế
cao.
– Điều kiện tự
nhiên rất thuận lợi
cho sản xuất phát
triển,phù hợp với
nhiều vùng sinh
thái.
– Nhà nước chú ý,
thu hút đầu tư
trong nước trong
việc sản xuất, chế
biến và tiêu thụ.
– Đẩy mạnh sản xuất
hàng hoá, mở rộng
thị trường xuất khẩu.
– Đẩy mạnh đầu tư
sản xuất (đảm bảo
nước tưới, kĩ thuật
chăm sóc, phân hoá
học, thuốc trừ sâu, )
– Chú ý công nghệ
thu hoạch và chế
biến theo hướng hiện
đại.
Chăn
nuôi
– Tỉ trọng chăn nuôi
trong giá trị sản xuất
nông nghiệp tăng dần,
đến 2005 chiếm khoảng
25%.
– Xu hướng tiến mạnh
lên sản xuất hàng hoá.
– Chăn nuôi trang trại
theo hình thức công
nghiệp ngày càng phát
triển.
– Cơ sở thức ăn
cho chăn nuôi
được bảo đảm tốt,
từ hoa màu, lương
thực, đồng cỏ, phụ
phẩm của ngành
thuỷ sản, thức ăn
chế biến công
nghiệp.
– Các dịch vụ thú y
đã được phát triển
rộng khắp.
– Nhà nước quan
tâm, coi là ngành
sản xuất hàng hoá
quan trọng.
– Đảm bảo tốt hơn về
cơ sở thức ăn.
– Đầu tư cơ sở vật
chất cho sản xuất và
chế biến.
– Đấy mạnh trao đổi
sản phẩm hàng hoá
và mở rộng xuất
khẩu.
Giáo viên nhận xét kết quả làm việc của các nhóm, đánh giá và biểu dương
các nhóm làm việc tốt.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
13
3.5.Sau khi học xong bài 41, Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng
bằng sông Cửu Long.
( Bài 41 chương trình chuẩn và bài 55 chương trình nâng cao)
Để củng cố kiến thức và kĩ năng sau khi học xong bài 41, đồng thời kiểm
tra đánh giá mức độ ghi nhớ, tái hiện kiến thức cũ ra sao, giáo viên có thể dùng
kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong khâu kiểm tra bài cũ, hoặc kiểm tra viết. Kĩ
thuật này nếu thường xuyên được giáo viên sử dụng sẽ có tác dụng giúp học sinh
xác đinh mục tiêu học để hiểu, học để vận dụng và học như vậy sẽ nhớ thật
lâu.Thông qua đó, còn giúp học sinh cách viết bài Địa lí theo chủ đề. Ngoài ra,
giáo viên có thể biết được học sinh nắm bài như thế nào, từ đó sẽ có biện pháp
điều chỉnh việc giảng dạy của mình trong các bài dạy tiếp theo.
Trước khi học bài 42, giáo viên kiểm tra bài cũ, bằng cách cho học sinh làm
bài kiểm tra 15 phút.
Đề bài : Hãy trình bày 3 thế mạnh, 3 hạn chế về điều kiện tự nhiên ở đồng
bằng sông Cửu Long. Nêu 3 biện pháp để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở
đồng bằng này.
Sau khi giao đề 15 phút, giáo viên thu bài kiểm tra, đem về nhà chấm. Sau
khi thu bài, giáo viên đưa ngay đáp án cho học sinh xem trên màn chiếu:
Nội dung Điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
1.Thế
mạnh
– Đất phù sa với diện tích lớn : hơn 4 triệu ha, ( lớn hơn gần gấp
3 lần diện tích ở đồng bằng sông Hồng).
– Khí hậu cận xích đạo, chế độ nhiệt cao, lượng mưa lớn, một
mùa mưa và một mùa khô kéo dài, rất thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp nhiệt đới.
– Các tài nguyên thiên nhiên khác rất đa dạng và phong phú:
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp, giao thông đường sông và sinh hoạt của dan
cư.
+ Sinh vật rất phong phú: rừng ngập mặn, rừng tràm với diện
tích lớn; về động vật có nhiều loài, tiêu biểu nhất là cá, chim, bò
sát, …
+ Tài nguyên biển: hàng trăm bài cá, bãi tôm với trữ lượng
lớn, năng suất sinh học cao. Các đảo và một số quần đảo có khả
năng khai thác du lịch (đảo phú Quốc, quần đảo Nam Du)
+ Có một số khoáng sản : đá vôi, than bùn, đặc biệt có dầu khí
trên thềm lục địa đã được khai thác.
2.Hạn chế – Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau, gây thiếu
nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt.
– Diện tích đất phèn, đất mặn chiếm tỉ lệ lớn (đất phèn 1,6 triệu
ha chiếm tỉ lệ 41% và đất phèn 75 vạn ha chiếm 19% diện tích tự
nhiên của vùng) và xâm nhập mặn có xu hướng tăng nhanh trong
mùa khô gây khó khăn cho cải tạo đất và sản xuất nông nghiệp.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
14
– Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển
kinh tế – xã hội.
3.Biện
pháp sử
dụng hợp lí
và cải tạo
tự nhiên
– Đầu tư thuỷ lợi để đảm bảo đủ nước thau chua rửa mặn, tiến
hành cải tạo đất phèn, đất mặn hợp lí.
– Duy trì và bảo vệ rừng đảm bảo cân bằng sinh thái trong mọi
dự án khai thác.
– Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí, đẩy mạnh trồng cây công
nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp
chế biến; Khai thác kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất
liền để tạo nên một thế kinh tế liên hoàn; chủ động sống chung
với lũ để khai thác các nguồn lợi do lậihngf năm đem lại.
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh vào tiết học sau, lấy điểm vào sổ,
tuyên dương các em làm tốt.Giáo viến tiến hành dạy bài 15 như kế hoạch.
II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Để đảm bảo việc thực hiện nghiên cứu đề tài một cách khoa học, đồng thời
kiểm chứng được các kết quả của đề tài, tôi đã tổ chức việc thực hiện các biện
pháp sau:
1.Nghiên cứu các tài liệu dạy học Địa lí 12 THPT.
Để nghiên cứu đề tài một cách khoa học và có hệ thống, tôi đã tiến hành
nghiên cứu kĩ lưỡng các tài liệu sau:
– Lí luận dạy học Địa lí.
– Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy Địa lí 12.
– Sách giáo khoa Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao.
– Sách giáo viên Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao.
– Chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 12.
– Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 12.
– Địa lí tự nhiên đại cương
– Địa lí kinh tế – xã hội đại cương.
– Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam.
– Địa lí kinh tế – xã hội Đông Nam Á.
– Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí.
– Giới thiệu giáo án Địa lí 12.
– Các nguồn thông tin trên mạng Internet…
2.Xác định mục tiêu bài giảng:
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
15
Để lựa chọn được các phương pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học
tích cực và phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng
thời phát huy được tính tích cực, chủ động và hứng thú cho học sinh, trước hết
phái xác định mục tiêu bài giảng.
Xác định mục tiêu bài giảng nghĩa là xác định “đầu ra của sản phẩm” sau
mỗi tiết học, học sinh nhận được những kiến thức gì và những kĩ năng nào, có
được thái độ như thế nào thông qua những hoạt động cụ thể của học sinh ở trên
lớp dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên.
Việc xác định mục tiêu bài giảng cụ thể, rõ ràng thì những định hướng
trong việc thiết kế bài giảng, lựa chọn phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
cho từng mục, từng phần trong từng bài học rất dễ dàng và thuận lợi.
3.Thiết kế bài giảng chu đáo và tỉ mỉ:
Thiết kế bài giảng (soạn giáo án) là một công việc quan trọng nhất của
giáo viên trước giờ lên lớp. Đó là việc thiết kế về quy trình hoạt động của giáo
viên và học sinh trong phạm vi một tiết học, là dự kiến các nội dung bài giảng
cần được học sinh thu nhận thông qua các hoạt động cụ thể trên lớp mà giáo viên
tổ chức. Thiết kế bài giảng càng công phu, chu đáo, tỉ mỉ thì các bước thực hiện
trong giờ lên lớp càng suôn sẻ và giáo viên càng dễ đạt được mục tiêu bài dạy,
chất lượng tiết học càng cao.
Theo yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy theo hướng phát huy tính tích
cực hoạt động của học sinh thì giáo viên càng phải đầu tư nhiều hơn cho việc
thiết kế giáo án, chuẩn bị chu đáo nội dung bài giảng.
4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học:
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học (các loại kênh hình địa lí như
bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, at lát địa lí; máy chiếu; phiếu học tâp,…)
là một việc làm rất quan trọng nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết cho giờ học,
là tiền đề và cơ sở của những bài giảng có chất lượng, hiệu quả tốt.
Có những kênh hình chỉ cần tìm trong thư viện, có những kênh hình giáo
viên phải tự thiết kế và xây dựng. Ví dụ, giáo viên phải vẽ biểu đồ trên máy vi
tính, hoặc trên giấy khổ lớn, giáo viên phải chuẩn bị lược đồ trống, phải chuẩn bị
phiếu học tập, phải tìm tranh ảnh hoặc video trên mạng Inter net, phải sử dụng
máy chiếu đa năng để phục vụ bài giảng…Tất cả những việc làm này đều mất
thời gian và công sức của giáo viên, do đó cần phải được chuẩn bị trước một
cách chu đáo.
Những phương tiện, thiết bị dạy học là không thể thiếu trong quá trình
dạy học tích cực.Việc chuẩn bị những phương tiện dạy học trước giờ lên lớp
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
16
nhằm đảm bảo tiến độ của giờ học, là cơ sở để thực hiện đúng mục tiêu dạy học,
đồng thời giúp học sinh “ học đi đôi với hành”, tạo ra hứng thú cho học sinh
trong giờ học.
5.Tiến hành dạy thực nghiệm:
Tiến hành dạy thực nghiệm nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu của
đề tài “Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong dạy học địa lí 12 THPT”, tôi
đã tiến hành dạy thực nghiêm ở 2 lớp : 12H và 12 N trường THPT Hà Trung.
Lớp Kĩ thuật dạy học
Lớp đối chứng 12 H Kĩ thuật nêu vấn đề, kĩ thuật giảng giải.
Lớp thực nghiệm 12 N Kĩ thuật 3 lần 3 kết hợp với kĩ thuật thảo
luận, kĩ thuật dự án, kĩ thuật khai thác bản
đồ – sơ đồ, kĩ thuật đọc sách giáo khoa, kĩ
thuật liên hệ thực tế.
Tôi đã tiến hành dạy ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 2 bài : Bài 14 và bài 17.
Ở bài 14, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiến hành kiểm tra trắc
nghiệm sau giờ học, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
12 H 30 4 13,3 12 40,0 12 40,0 2 6,6
12 N 32 9 28,1 16 50,0 7 21,9 0 0
Ở bài 17, Lao động và việc làm, tiến hành kiểm tra trắc nghiệm sau giờ học,
tôi thu được kết quả như sau:
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá Trung
bình
Yếu
SL % SL % SL % SL %
12 H 30 5 16,7 13 43,3 11 36,7 1 3,3
12 N 32 12 37,5 14 43,8 6 18,8 0 0
Như vậy, qua việc nghiên cứu đề tài và dạy thực nghiêm để kiểm chứng kết
quả của đề tài, tôi thấy việc sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3” đem lại kết quả
tốt hơn nhiều so với việc sử dụng kĩ thuật nêu vấn đề và giảng giải; đồng thời
việc kết hợp sử dụng kĩ thuất dạy học “ 3 lần 3 ” với nhiều kĩ thuật dạy học khác
(kĩ thuật thảo luận, kĩ thuật dự án, kĩ thuật khai thác bản đồ – sơ đồ, kĩ thuật đọc
sách giáo khoa, kĩ thuật liên hệ thực tế) hiệu quả hơn so với việc sử dụng đơn
điệu một vài phương pháp truyền thống.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
17
Ngoài ra, sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3” (chủ đạo) kết hợp nhiều kĩ
thuật dạy học tích cực khác đã đem lại sự hứng thú cho học sinh trong giờ học.
Các em học tập tích cực và chủ động hơn, say sưa tìm tòi, khám phá vấn đề và
tranh luận hào hứng, sôi nổi hơn.
Như vậy có thể khẳng định rằng đề tài “Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3
trong giảng dạy Địa lí 12 THPT ” có hiệu quả rõ rệt, có thể vận dụng để giảng
dạy Địa lí nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học .
C. PHẦN KẾT LUẬN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong
giảng dạy Địa lí 12 THPT ” là kết quả của quá trình giảng dạy nghiêm túc, tích
cực, sáng tạo và quá trình say mê nghiên cứu khoa học của bản thân trong năm
học 2010 -2011. Đề tài đã khắng định việc sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực, các kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Địa lí đem lại hiệu quả tốt
trong dạy học theo phương châm “ Thầy chủ đạo, trò chủ động ”.
Đặc biệt kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” được vận dụng trong dạy học Địa lí 12
THPT đã thực sự nâng cao chất lượng Địa lí 12 và đem lại niềm vui, sự hứng thú
học tập cho học sinh.Do đó bản thân thấy rằng có thể sử dụng kĩ thuật dạy học
này trong giảng dạy Địa lí lớp 10 và 11.
I.Những kết quả đạt được:
Đề tài đã đạt được những kết quả sau:
– Xác định được các phương pháp dạy học tích cực, các kĩ thuật dạy học
tích cực trong giảng dạy Địa lí 12 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh.
– Chỉ rõ phương pháp vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong giảng dạy
Địa lí 12 THPT.
– Tiến hành thiết kế bài giảng thực nghiệm và dạy thực nghiệm đã thu được
kết quả cao, cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là một hướng đi đúng
đắn nhằm nâng cao chất lượng dạy học Địa lí theo phương châm “ lấy học
sinh làm trung tâm”.
II.Những kiến nghị, đề xuất:
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh, đặc biệt là để vận dụng có hiệu quả kĩ thuật dạy học
“ 3 lần 3 ” trong dạy học Địa lí, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau:
1. Về giáo viên:
+ Phải luôn luôn tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững lí luận dạy học địa lí, tiếp cận các phương
pháp dạy học tích cực.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
18
+ Phải mạnh dạn sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy
ở các lớp do bản thân phụ trách. Sau đó tự đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh
sao cho phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh.
+ Việc vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” đòi hỏi giáo viên phải chủ động,
linh hoạt để kết hợp các kĩ thuật dạy học khác. Đồng thời phải kiểm soát, điều
khiển khéo léo quá trình làm việc và thảo luận của học sinh, tránh tình trạng
có một số học sinh tích cực còn một số học sinh ngồi chơi không làm việc,
một số học sinh liên tục được phát biểu, còn số khác hiếm khi được trả lời,
tránh tình trạng lớp quá ồn ào.
+ Giáo viên phải thực sự tâm huyết, nhiệt tình say mê nghề nghiệp, đầu tư
công phu vào việc thiết kế giáo án, chuẩn bị tốt giờ dạy.
+ Giáo viên nên sử dụng thường xuyên và triệt để các phương tiện dạy học
mà nhà trường đã trang bị. Có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng các thiết
bị dạy học, như máy vi tính, máy chiếu, …
2.Về nhà trường:
+ Phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, như các phương tiện, thiết bị dạy học
(phòng nghe nhìn, máy chiếu, máy vi tính, máy phôtôcopy, mô hình địa lí,
quả địa cầu, bản đồ, giấy vẽ khổ lớn, …)
+ Ban giám hiệu nhà trường phải tạo những thuận lợi cho giáo viên giảng
dạy, ủng hộ những sáng kiến mới của giáo viên, động viên, định hướng việc
sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại và khuyến khích giáo viện sử
dụng thường xuyên, có hiệu quả các thiệt bị dạy học, nhất là các thiết bị dạy
học hiện đại.
Trên đây là những kinh nghiệm riêng của cá nhân tôi, đã được bản thân áp
dụng vào thực tiễn giảng dạy Địa lí trong năm học 2010 – 2011 tại trường
THPT Hà Trung. Rất mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành của
các đồng nghiệp và sự chỉ giáo của cấp trên để đề tài sau sẽ hoàn thiện hơn.
Hà Trung, ngày 15 tháng 5 năm 2011.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
19
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
20
PHỤ LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn đề tài
II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1.Thực trạng
2.Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên.
3.Giải pháp thay thế.
B.PHẦN NỘI DUNG
I.Lí luận về phương pháp dạy học tích cực.
1. Lí luận về quan điểm dạy học, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy
học.
1.1.Quan điểm dạy học
1.2.Phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực.
1.3.Kĩ thuật dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực.
1.4.Sự khác nhau giữa phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học
tích cực.
2.Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ”.
3.Vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong giảng dạy Địa lí 12 THPT.
3.1.Trong bài 14.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3.2.Trong bài 17.Lao động và việc làm.
3.3.Trong bài 18. Đô thị hoá.
3.4.Trong bài 22.Vấn đề phát triển nông nghiệp
3.5. Sau bài 41.Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng
sông Cửu Long.
II.Các biện pháp tổ chức việc thực hiện nghiên cứu đề tài
1.Nghiên cứu các tài liệu phục vụ giảng dạy Địa lí 12 THPT.
2.Xác định mục tiêu dạy học
3.Thiết kế bài giảng chu đáo và tỉ mỉ
4.Tiến hành dạy thực nghiệm nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu của
đề tài.
C.PHẦN KẾT LUẬN
I.Những kết quả đạt được
II.Những kiến nghị, đề xuất.
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
21
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lí luận dạy học Địa lí.
2.Sách giáo khoa Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao.
3.Sách giáo viên Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao.
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 12.
5. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí 12 – Lê Thông (Chủ biên).
6. Địa lí tự nhiên đại cương
7.Địa lí kinh tế – xã hội đại cương.
8.Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam.
9. Địa lí kinh tế – xã hội Đông Nam Á.
10. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí.
11. Giới thiệu giáo án Địa lí 12 -Phạm Thị Sen
12.Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lí 12- Đỗ Ngọc Tiến
13.Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Địa lí 12 -Phạm Thị Sen
(Chủ biên)
14.Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí
lớp 12 – Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên)
15.Tài liệu tập huấn giáo viên – Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí.
16.Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí – Lê Thông (Chủ biên)
17. Các nguồn thông tin trên mạng Internet…
Giáo viên: Nguyễn Thị Dung
22
tạo, năng lượng tự xử lý yếu tố ”. Chương trình Giáo dục phổ thông phát hành kèm theo Quyết định số16 / 2006 / QĐ-BGDDT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Đào tạo đã nêu “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học viên ; phù hợpvới đặc trưng môn học, đặc thù đối tượng người dùng học viên, điều kiện kèm theo của từng lớp học ; tu dưỡng cho học viên chiêu thức tự học, năng lực hợp tác ; rèn luyện kĩ năngvận dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tiễn ; ảnh hưởng tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú và nghĩa vụ và trách nhiệm cho học viên. ” Trong thời đại mới, mỗi giáo viên có trách nhiệm đào tạo và giảng dạy ra những công dântương lai không chỉ có trí tuệ mà còn phải có năng lực tự xử lý những vấn đềmột cách dữ thế chủ động và linh động trước mọi trường hợp. Tuy nhiên, trong xu thế lúc bấy giờ ở nhiều trường đại trà phổ thông, phần đông họcsinh theo học Ban A. Do vậy, những em quan tâm nhiều hơn đến những môn khoa học tựnhiên, còn những môn xã hội học viên thường xem nhẹ, trong đó có môn Địa lí. Làm thế nào để học viên học tập Địa lí dữ thế chủ động và tích cực ? Làm thế nàođể chính những em nhận thấy được học Địa lí rất thiết yếu cho đời sống ? Làm thếnào để mỗi giờ Địa lí 12 THPT, những em có hứng thú, mê hồn học tập ? Đó là lí doGiáo viên : Nguyễn Thị Dungtôi chọn đề tài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12THPT ”. II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1. Thực trạng : Chương trình Địa lí 12 THPT với dung tích kỹ năng và kiến thức lớn : Chương trìnhchuẩn 45 bài, thời lượng 52 tiết ; chương trình nâng cao 62 bài, thời lượng 70 tiết. Lượng thông tin trong mỗi bài học cụ thể cũng tương đối lớn. Ngoài ra, những nhu yếu về tăng trưởng những kĩ năng tương đối nhiều. Tình trạng dạy học Địa lí ở những trường đại trà phổ thông chưa thực sự tốt, học sinhnắm bắt kiến thức và kỹ năng hời hợt, không hiểu rõ thực chất của nhiều hiện tượng kỳ lạ, sự kiệnđịa lí, thậm chí còn một bộ phận học viên rất yếu về những kĩ năng địa lí. Các giờ họcchưa gây hứng thú cho học viên, chưa lôi cuốn học viên tích cực tham gia. Thựctrạng việc dạy và học như trên, do những nguyên do sau đây : – Do nhu yếu của chính người học. Phần lớn học viên ở những trường đại trà phổ thông theo học ban khoa học tựnhiên, nên những em tập trung chuyên sâu cao vào việc học những môn Toán, Lí, Hoá và saonhãng việc học những môn xã hội, trong đó có môn Địa lí. Thậm chí, một bộphận những em cho rằng không cần học những môn xã hội. – Do học viên không đủ thời hạn. Các môn học ở trường trung học phổ thông đều có nhiều bài tập, nhất là tài liệu cácmôn rất phong phú và phong phú và đa dạng. Lịch học thêm ở ngoài về những môn tự nhiênchiếm mất nhiều thời hạn của những em. Các kênh thông tin khác cũng rất hấpdẫn và lôi cuốn nhiều thời hạn của học viên như Internet, phim ảnh, … Do đó, thời hạn dành cho việc học Địa lí ở nhà của những em rất hạn chế. – Do việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông tương đối đơn thuần. Những năm gần đây, việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông tương đối thuận tiện, nhiều trường THPT đỗ 100 % liên tục nhiều năm, gây cho học viên tâm líkhông cần học mà vẫn đỗ tốt nghiệp. Trong những năm gần đây, môn Địa líliên tục được chọn để thi tốt nghiệp, nhưng do kì thi tốt nghiệp không quákhó nên học viên chưa thực sự coi trọng việc học môn Địa lí. – Do giáo viên chưa chăm sóc nhiều tới việc thay đổi giải pháp dạyhọc. Một bộ phận giáo viên cho rằng do học viên không cần học những mônkhoa học xã hội, và do xã hội coi nhẹ những môn khoa xã hội trong đó có mônĐịa lí, do đó dạy Địa lí không cần phải góp vốn đầu tư, mất thời hạn mà không có tácGiáo viên : Nguyễn Thị Dungdụng. Chính vì lẽ đó, một bộ phận giáo viên giảng dạy qua quýt, chiếu lệ, chưa coi trọng việc thay đổi chiêu thức giảng dạy, vẫn còn thực trạng giảngdạy đọc chép, thuyết giảng … do đó những giờ học nhàm chán, học viên khônghứng thú học Địa lí. 2. Kết quả, hiệu suất cao của tình hình trên : Việc dạy và học Địa lí như đã nêu ở trên dẫn đến hiệu quả dạy học nhìnchung thấp, bộc lộ là học viên nhận được lượng kiến thức và kỹ năng không rất đầy đủ, chưanắm vững những kĩ năng địa lí, chưa có năng lực dữ thế chủ động xử lý những tìnhhuống học tập, năng lực hợp tác, thao tác nhóm chưa cao. Việc nhận thức cácnội dung Địa lí chưa thâm thúy, chưa hiệu suất cao. 3. Giải pháp thay thế sửa chữa : Để nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 12 trung học phổ thông, bản thân tôi vừa tự bồidưỡng kiến thức và kỹ năng sâu xa, vừa tìm tòi, điều tra và nghiên cứu và ứng dụng những phươngpháp dạy học tích cực, vận dụng từng kĩ thuật dạy học trong từng phần, từngmục, từng bài dạy đơn cử. Tôi mạnh dạn đề xuất kiến nghị một kĩ thuật dạy học tích cực đã được tôi vận dụngcó hiệu suất cao trong dạy học Địa lí 12 tại trường trung học phổ thông Hà Trung, năm học 2010 – 2011. Đó là “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12THPT ”. B. PHẦN NỘI DUNGI-Lí luận về chiêu thức dạy học tích cực : Trong mỗi bài học kinh nghiệm Địa lí 12 trung học phổ thông, dung tích kỹ năng và kiến thức trong mỗi kênh ( kênh hình và kênh chữ ) được bố cục tổng quan xen kẽ, lôgic và mạng lưới hệ thống. Mục tiêu mỗibài học nhu yếu học viên không chỉ nắm vững những kiến thức và kỹ năng trong bài mà cònphải có được những kĩ năng địa lí, hình thành cho những em những tình cảm, ý thức, nghĩa vụ và trách nhiệm và cả những năng lực xử lý những yếu tố trong những tình huốngkhác nhau. Trước những nhu yếu nêu trên, mỗi giáo viên Địa lí phải vận dụng phát minh sáng tạo vàlinh hoạt những giải pháp dạy học tích cực vào từng bài dạy đơn cử mới manglại hiệu suất cao cao. Trước hết, mỗi giáo viên Địa lí cần phải nắm vững lí luận dạyhọc. Trong khoanh vùng phạm vi đề tài này, những nội dung chính nhằm mục đích vào việc vấn đáp những câuhỏi sau đây : – Thế nào là chiêu thức dạy học tích cực ? Có những giải pháp dạyhọc tích cực nào ? Giáo viên : Nguyễn Thị Dung – Cách vận dụng từng giải pháp dạy học tích cực vào từng bài dạy cụ thểnhư thế nào ? – Kĩ thuật dạy học tích cực khác với giải pháp dạy học tích cực ở chỗnào ? – Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” là gì ? Cách vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần3 ” trong dạy học Địa lí 12 như thế nào ? Những câu hỏi nêu trên sẽ được vấn đáp đơn cử trong phần nội dung của đềtài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12 trung học phổ thông ”. 1. Lí luận về quan điểm dạy học, giải pháp dạy học và kĩ thuật dạy học : 1.1. Quan điểm dạy học : Là những xu thế toàn diện và tổng thể cho những hành vi giải pháp, trong đó cósự tích hợp giữa những nguyên tắc dạy học làm nền tảng, cơ sở lí thuyết của lí luậndạy học, những điều kiện kèm theo, hình thức tổ chức triển khai dạy học, những khuynh hướng về vaitrò của giáo viên và học viên trong quy trình dạy học. 1.2. Phương pháp dạy học và giải pháp dạy học tích cực : Phương pháp dạy học là những hình thức và phương pháp hoạt động giải trí của giáoviên và học viên trong những điều kiện kèm theo dạy học xác lập nhằm mục đích đạt mục tiêu dạyhọc. * Phương pháp dạy học tích cực : Là giải pháp dạy học nhằm mục đích phát huy tính tích cực dữ thế chủ động học tập củahọc sinh. Có nhiều giải pháp dạy học tích cực như giải pháp nêu yếu tố, giải pháp đàm thoại, giải pháp dự án Bất Động Sản, chiêu thức luận bàn, phươngpháp khai thác kênh hình, chiêu thức tìm hiểu – khảo sát … 1.3. Kĩ thuật dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực : Kĩ thuật dạy học là những động tác, phương pháp hành vi của giáo viên vàhọc sinh trong những hành vi nhỏ, đơn cử nhằm mục đích triển khai và điều khiển và tinh chỉnh quá trìnhdạy học. * Kĩ thuật dạy học tích cực : Là những động tác, phương pháp hành vi của giáo viên và học viên trongcác hành vi nhỏ, đơn cử nhằm mục đích thực thi và tinh chỉnh và điều khiển quy trình dạy học theohướng phát huy tính tích cực của học viên. Có nhiều kĩ thuật dạy học tích cực : dạy học nhóm, kĩ thuật xyz, kĩ thuật đặttiêu đề cho một đoạn văn, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật “ 3 lần 3 ”, lược đồ tư duy, dạy học theo dự án Bất Động Sản, xử lý yếu tố, đàm thoại gợi mở, e-learning … 1.4. Sự khác nhau giữa giải pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học tíchcực : Quan điểm dạy học là khái niệm rộng, khuynh hướng việc lựa chọn cácphương pháp dạy học đơn cử. Phương pháp dạy học là khái niệm hẹp hơn, đưa racác quy mô hoạt động giải trí. Kĩ thuật dạy học là khái niệm nhỏ nhất thực thi những tìnhhuống đơn cử của hoạt động giải trí. Phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động giải trí, dữ thế chủ động, trái với không hoạt động giải trí, thụ động. Kĩ thuật dạy học tích cực là “ hạt nhân ” củaGiáo viên : Nguyễn Thị Dungphương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động giải trí nhận thứccủa học viên, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động của người họcchứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Dạy học theo hướng tích cực nhằm mục đích phát huy tính tự tin, tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo trải qua tổ chức triển khai thực hiên những hoạt động giải trí học tập của học viên. Dạytheo cách này, giáo viên không chỉ đơn thuần truyền đạt tri thức mà còn hướngdẫn hành vi. Người học là đối tượng người dùng của hành vi “ dạy ”, đồng thời là chủthể của hành vi “ học ” – được hấp dẫn vào những hoạt động giải trí học tập do giáo viêntổ chức và chỉ huy, trải qua đó tự lực mày mò những điều mình chưa rõ, chưacó chứ không phải tiếp thu những tri thức giáo viên đã sắp xếp. Được đặt vàonhững trường hợp của đời sống thực tiễn, người học trực tiếp quan sát, tranh luận, xử lý yếu tố đặt ra theo cách tâm lý của mình, từ đó nắm được kiến thứcmới, kĩ năng mới. Như vậy, trong chiêu thức dạy học tích cực, giáo viên vận dụng những kĩthuật dạy học tích cực trong từng hoạt động giải trí đơn cử, học viên hoạt động giải trí là chính, giáo viên có vẻ như nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phảiđầu tư sức lực lao động, thời hạn rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động. Giáo viên vớivai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong cáchoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi sục của học viên. Giáo viên phải cótrình độ trình độ sâu rộng, có năng lượng sư phạm, hiểu rõ tâm lí học viên mớicó thể tổ chức triển khai, hướng dẫn những hoạt động giải trí của học viên mà nhiều khi diễn biếnngoài tầm dự kiến của giáo viên. 2. Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” : Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm mục đích huyđộng sự tham gia tích cực của học viên. Cách làm như sau : – Học sinh được nhu yếu cho quan điểm phản hồi về một yếu tố nào đó ( nộidung buổi luận bàn, giải pháp triển khai đàm đạo … ) – Mỗi người cần viết ra : 3 điều tốt ; 3 điều chưa tốt ; 3 ý kiến đề nghị nâng cấp cải tiến. – Sau khi tích lũy quan điểm thì xử lí và tranh luận về những quan điểm phản hồi. – Thống nhất những quan điểm phản hồi và chuẩn kỹ năng và kiến thức. Trong giảng dạy Địa lí, nhất là Địa lí 12, kĩ thuật này rất thuận tiện khi vậndụng nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học, đem lại hứng thú học tập cho học viên. Có thể sử dụng thông dụng trong những bài học kinh nghiệm Địa lí 12, ví dụ nêu 3 thuận tiện, 3 khókhăn, 3 giải pháp ; hoặc 3 bộc lộ, 3 nguyên do, 3 giải pháp khắc phục. Dạy học Địa lí tư nhiên cũng như Địa lí kinh tế tài chính – xã hội có nhiều hiệntượng, sự kiện. Mỗi sự kiện, hiện tượng kỳ lạ nhu yếu học viên phải khai thác được 3 góc nhìn, đó là những bộc lộ tình hình của sự kiện, hiện tượng kỳ lạ ; nguyênnhân / hậu quả dẫn đến sự kiện, hiện tượng kỳ lạ đó ; những giải pháp xử lý tìnhtrạng trên. Sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong dạy học Địa lí nhằm mục đích giúpcác em nắm vững hơn về mối quan hệ nhân – quả của những hiện tượng kỳ lạ, sự kiện địalí, đồng thời có được những biệp pháp xử lý chủ quan về những yếu tố tựGiáo viên : Nguyễn Thị Dungnhiên, kinh tế tài chính – xã hội. Thông qua đó, giúp học viên có được những kỹ năng và kiến thức sâusắc, những kinh nghiệm tay nghề và vốn sống để xử lý những trường hợp hoàn toàn có thể xảy ratrong đời sống thực tiễn. * Những nhu yếu khi sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” : – Nội dung câu hỏi cần phải có tính xu thế rõ ràng, cụ thế gồm có cả kiếnthức và kĩ năng, trong đó có những mức độ tái hiện, hiểu, vận dụng, nghiên cứu và phân tích vàtổng hợp. – Các câu hỏi phải bảo vệ tính lô gíc, tính mạng lưới hệ thống, tính khoa học và tính thựctiễn, đồng thời phải bám sát nội dung cơ bản của bài học kinh nghiệm. – Sử dụng kĩ thuật này, khi chuẩn bị sẵn sàng câu hỏi, giáo viên phải thiết kế xây dựng đáp án rõràng khi soạn giáo án và chuẩn bị sẵn sàng bài chu đáo trước giờ lên lớp. – Sử dụng liên tục ở nhiều khâu : kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, ôn tập, hoặc hoàn toàn có thể sử dụng trong kiểm tra viết. – Phối kết hợp với những kĩ thuật dạy học khác như : đàm thoại gợi mở, nêu yếu tố, đóng vai, luận bàn, sử dụng kênh hình, … 3. Vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong giảng dạy Địa lí 12 trung học phổ thông : 3.1. Trong bài 14, “ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên vạn vật thiên nhiên ” : ( Bài 14 chương trình chuẩn và bài 17 chương trình nâng cao ) Khi dạy mục 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật và mục 2, Sử dụng vàbảo vệ tài nguyên đất, giáo viên làm như sau : Chia lớp thành 3 nhóm, cho học viên quan sát những bảng số liệu và tranh vẽ, giao trách nhiệm cho mỗi nhóm : Nhóm 1 : Nghiên cứu sách giáo khoa bài 14, quan sát bảng số liệu 14.1, tranhảnh và vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học, hãy nêu 3 bộc lộ của suy thoái và khủng hoảng tàinguyên rừng, 3 nguyên do dẫn đến suy thoái và khủng hoảng tài nguyên rừng và 3 giải phápbảo vệ tài nguyên rừng nước ta. Nhóm 2 : Nghiên cứu sách giáo khoa bài 14, quan sát bảng số liệu 14.2, tranh vẽ và vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học, hãy nêu 3 bộc lộ của suy giảmđa dạng sinh học, 3 nguyên do dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học và 3 giảipháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. Nhóm 3 : Nghiên cứu sách giáo khoa bài 14, bảng số liệu, tranh vẽ và vậndụng những kiến thức và kỹ năng đã học, hãy nêu 3 biểu lộ suy thoái và khủng hoảng tài nguyên đất, 3 nguyên do dẫn đến suy thoái và khủng hoảng tài nguyên đất và 3 giải pháp để bảo vệ tàinguyên đất. Mỗi nhóm cùng nhau bàn luận, dưới sự chỉ huy của nhóm trưởng. Nhómtrưởng phân loại cho mỗi bạn làm một quy trình ( kĩ thuật dự án Bất Động Sản ). Các thànhviên trong mỗi nhóm đọc sách giáo khoa ( kĩ thuật đọc tài liệu ), quan sát bảng sốliệu, tranh vẽ ( kĩ thuật khai thác kênh hình địa lí ). Thư kí ghi chép vào tờ giấykhổ lớn, sau khi hoàn thành xong thì dán hiệu quả của nhóm vào góc bảng. Đại diện mỗi nhóm lần lượt trình diễn hiệu quả thao tác của nhóm mình. Đạidiện nhóm khác hoặc những cá thể nhận xét, tranh luận, nhìn nhận tác dụng lẫn nhauGiáo viên : Nguyễn Thị Dungdưới sự điều khiển và tinh chỉnh luận bàn của giáo viên ( kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật phảnbiện ). Sau khi tinh chỉnh và điều khiển tranh luận, giáo viên đưa ra đáp án sau đây : Biểu hiện suy thoáiNguyên nhânsuy thoáiGiải pháp bảo vệ1. Tàinguyênrừng-Diện tích rừng suygiảm nhanh từ 1943 – 1983, độ bao trùm rừngvà chất lượng rừng cũnggiảm. – Diện tích rừng tăng lêntừ 1983 – 2003, nhưngchất lượng rừng vẫn suythoái ( 70 % rừng nghèovà rừng mới phục sinh ) – Bình quân diện tíchrừng đầu người thấp : 0,14 ha ( quốc tế là 1,6 ha ) – Khai thác quámức : khai thácbừa bãi, du canhdu cư … – Do cuộc chiến tranh, cháy rừng. – Chưa có biệnpháp bảo vệ kịpthời, hữu hiệu. – Trồng rừng, phủ xanhđất trống đồi núi trọc. – Ban hành luật bảo vệtài nguyên rừng-Giáo dục ý thức chomọi tần lớp nhân dân. 2. Đadạngsinhhọc-Thành phần loài đadạng nhưng đang giảmsút. – Nhiều loài đang bị mấtdần-Một số loài có nguy cơtuyệt chủng. – Do khai thácquá mức-Do kĩ thuật khaithác lạc hậu-Do ý thức conngười chưa cao. – Xây dựng hệ thốngvườn vương quốc và khubảo tồn. – Ban hành Sách đỏ. – Tăng cường luật phápđể hạn chế vi phạm. 3. Tàinguyênđất-Diện tích đất 33 triệu ha ( đứng thứ 58 quốc tế ), nhưng do dân số đôngnên trung bình DT đấtđầu người rất thấp : 0,1 ha ( đứng thứ 128 thếgiới ). – Có 28,4 % đất chưa sửdụng ( 5,35 triệu ha ) thì ởđồng bằng chỉ có 350 nghìn ha, còn lai 5 triệuha đất ở trung du, miềnnúi bị thoái hoá nặng. – Có khoảng chừng 9,3 triệu ha-Do mất rừng-Do canh tácchưa phải chăng. – Do đất bị nhiễmphèn, xâm nhậpmặn, do đất bịđá ong hoá, … – Quản lí ngặt nghèo và cókế hoạch lan rộng ra diệntích đất NN. – Ở vùng đồi núi, ápdụng toàn diện và tổng thể những biệnpháp thuỷ lợi, canh táchợp lí trên đất dốc nhưlàm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng ; cảitạo đất hoang, đồi núitrọc bằng những biện phápnông lâm phối hợp ; bảovệ rừng và đất rừng. – Ở đồng bằng, cần phảiGiáo viên : Nguyễn Thị Dungđất bị đe doạ hoang mạchoá. thâm canh, nâng caohiệu quả sử dụng đất, canh tác hợp lý, bónphân tái tạo đất, chốngô nhiễm đất, chống bạcmàu, chống và cải tạođất nhiễm phèn, nhiễmmặn. Giáo viên nhận xét, nhìn nhận hiệu quả thao tác của những nhóm, biểu dương cácnhóm thao tác tích cực và làm đúng, động viên những nhóm làm chưa tốt. 3.2. Trong bài 17 “ Lao động và việc làm ” : ( Bài 17 – chương trình chuẩn và bài 22 chương trình nâng cao ) Trong mục 1. Nguồn lao động, giáo viên nhu yếu mỗi học viên nêu lên 3 mặt mạnh, 3 hạn chế và 3 giải pháp để sử dụng hợp lý nguồn lao động. Giáo viên phát phiếu học tập cho học viên, nhu yếu học viên thao tác cá thể, điều tra và nghiên cứu sách giáo khoa ( kĩ thuật đọc tài liệu ), tâm lý và vấn đáp trên phiếuhọc tập cá thể ( kĩ thuật viết bài ). Sau khi học viên làm xong giáo viên thu tấtcả những quan điểm cá thể bộc lộ trên những phiếu học tập. Giáo viên tổng hợp nhanhmột số quan điểm, rồi viết nhanh vào góc bên phải của bảng và cho 1 số ít học sinhnhận xét ( kĩ thuật trình diễn, kĩ thuật phản biện ). Sau đó, giáo viên đưa ra đáp án dưới đây : Nguồn lao động nước taMặt mạnh + Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. + Nguồn lao động cần mẫn, phát minh sáng tạo, có nhiều kinhnghiệm, có năng lực tiếp thu khoa học kĩ thuật. + Chất lượng lao động ngày càng nâng cao. Hạn chế + Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệtlà đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lànhnghề còn thiếu nhiều. + Thiếu tác phong công nghiệp. + Phân bố không phải chăng. Các giảipháp sử dụnghợp lí nguồnlao động + Phân bố lại dân cư và ngồn lao động, thực thi tốtchính sách dân số, sức khoẻ sinh sản. + Thực hiện đa dạng hoá những hoạt động giải trí sản xuất ( nghềtruyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp … ), chúý đến những ngành dịch vụ. + Mở rộng, đa dạng hoá những mô hình giảng dạy những cấp, cácngành, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. + Tăng cường hợp tác để lôi cuốn vốn góp vốn đầu tư nước ngoàivà lan rộng ra sản xuất hàng xuất khẩu. + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Giáo viên : Nguyễn Thị DungGiáo viên nhận xét, bổ trợ những ý thiếu, chuẩn xác những ý chưa đúng vàđánh giá tác dụng thao tác của những HS đã trình diễn. Biểu dương và cho điểm caođối với những HS nhận xét tốt. 3.3. Trong bài 18 “ Đô thị hoá ” : ( Bài 18 chương trình chuẩn và bài 23 chương trình nâng cao ). Khi giảng bài này giáo viên hoàn toàn có thể cho học viên thao tác theo nhóm nhỏ, mỗinhóm là một bàn ( 4 HS ). Các nhóm có chung trách nhiệm giống nhau : Nghiên cứu sách giáo khoa, mục 1 và 3, quan sát đoạn video ( giáo viên chohọc sinh xem đoạn video về đời sống đô thị ) phối hợp với những kiến thức và kỹ năng đã biết, hãy nêu 3 đặc thù của quy trình đô thị hoá nước ta ; 6 tác động ảnh hưởng của đô thị hoáđến tăng trưởng kinh tế-xã hội ( 3 tác động ảnh hưởng tích cực và 3 ảnh hưởng tác động xấu đi ) ; 3 giải pháp tinh chỉnh và điều khiển quy trình đô thị hoá ở nước ta. Nhóm trưởng quản lý những thành viên đọc sách, trao đổi quan điểm, thảo luậnvà thống nhất quan điểm chung ( kĩ thuật đọc tài liệu, kĩ thuật đàm đạo ). Sau khi những nhóm thao tác xong, giáo viên cho đại diện thay mặt một số ít nhómxung phong vấn đáp từng phần, cho những HS khác nhận xét, bổ trợ, nhìn nhận phầntrả lời của bạn ( kĩ thuật đàm đạo, kĩ thuật phản biện ). Sau khi luận bàn chung cảlớp giáo viên đưa ra đáp án dưới đây : Đô thị hoá ở nước taĐặc điểm-Diễn ra chậm rãi, trình độ đô thị hoá thấp-Tỉ lệ dân thành thị có khuynh hướng tăng, nhưng còn chậm-Phân bố đô thị không đều giữa những vùng. Ảnh hưởngđến pháttriển kinhtế-xã hội * Tác động tích cực : – Đô thị hoá tác động ảnh hưởng mạnh tới quy trình chuyển dời cơ cấukinh tế của nước ta : Năm 2005, những đô thị góp phần 70,4 % GDP cả nước, 84 % GDP công nghiệp-xây dựng, 87 % GDPdịch vụ và 80 % ngân sách nhà nước. – Các thành phố, thị xã là những thị trường tiêu thụ sản phẩmhàng hoá lớn và phong phú, là nơi sử dụng phần đông lực lượnglao đông có trình độ trình độ kĩ thuật ; có cơ sở vật chấtkĩ thuật tân tiến, có sức hút góp vốn đầu tư vốn, tạo động lực cho sựtăng trưởng và tăng trưởng. – Các đô thị có năng lực tạo ra nhiều việc làm và thu nhậpcho người lao động. * Tác động xấu đi : – Môi trường bị ô nhiễm. – Việc quản lí, trật tự bảo mật an ninh phức tạp. – Sự phân hoá giàu nghèo thâm thúy. Biện pháp-Xây dựng hạ tầng đô thị, bảo vệ thiên nhiên và môi trường. – Đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ để phát triểnGiáo viên : Nguyễn Thị Dung10kinh tế và tạo nhiều việc làm cho lao động thành thị. – Giải quyết tốt những yếu tố xã hội, nâng cao mức sống dân cưđô thị. Giáo viên nhận xét, nhìn nhận hiệu quả thao tác của những nhóm và những cá thể. Biểu dương những nhóm tháo luận say sưa, tích cực và cho điểm những cá thể trìnhbày và phản biện tốt. 3.4. Trong bài 22, Vấn đề tăng trưởng nông nghiệp. ( Bài 22 chương trình chuẩn và bài 30 chương trình nâng cao ). Khi giảng bài này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao trách nhiệm cho họcsinh làm bài tập sau : Các nhóm đọc sách giáo khoa, quan sát bảng số liệu, át lát địa lí Nước Ta, trang 14 và tranh vẽ, vấn đáp những nội dung sau : Nhóm 1 : Nêu 3 đặc thù tình hình tăng trưởng của sản xuất lương thực, 3 nguyên do tăng trưởng và 3 giải pháp quan trọng để thôi thúc tăng trưởng sảnxuất lương thực ở nước ta. Nhóm 2 : Nêu 3 đặc thù tăng trưởng của sản xuất cây thực phẩm, 3 nguyênnhân và 3 giải pháp thôi thúc sản xuất cây thực phẩm ở nước ta. Nhóm 3 : Nêu 3 đặc thù tình hình tăng trưởng của sản xuất cây công nghiệp, 3 nguyên do tăng trưởng và 3 giải pháp quan trọng để thôi thúc sự tăng trưởng sảnxuất cây công nghiệp nước ta. Nhóm 4 : Nêu 3 đặc thù tình hình tăng trưởng của ngành chăn nuôi, 3 nguyên do tăng trưởng và 3 giải pháp quan trọng để thôi thúc sự tăng trưởng chănnuôi nước ta. Nhóm trưởng giao trách nhiệm cho những thành viên trong nhóm ( kĩ thuật dựán ), triển khai tranh luận trong nhóm ( kĩ thuật đàm đạo ). Trong quy trình làmviệc, học viên phải đọc sách giáo khoa ( kĩ thuật đọc sách giáo khoa ), quan sátbảng số liệu, biểu đồ, át lát địa lí ( kĩ thuật khai thác kênh hình địa lí ). Sau khi những nhóm triển khai xong, đại diện thay mặt từng nhóm trình diễn ( kĩ thuật trìnhbày ), những nhóm khác bàn luận, nhận xét, nhìn nhận lẫn nhau ( kĩ thuật đàm đạo, kĩthuật phản biện ). Sau cùng giáo viên đưa ra thông tin phản hồi dưới đây : Ngành Đặc điểm phát triểnNguyên nhânphát triểnGiải pháp thúc đẩyphát triểnSảnxuấtlươngthực – Diện tích gieo trồng lúatăng mạnh từ 5,6 triệu ha ( 1980 ) lên 7,5 triệu ha ( 2002 ), sau đó giảm nhẹ, còn 7,3 triệu ha ( 2005 ). – Cơ cấu mùa vụ thay đổiphù hợp với điều kiệncanh tác của từng địa – Điều kiện tựnhiên rất thuận tiện ( đất, nước, khíhậu ) được cho phép pháttriển sản xuấtlương thực. – Nhà nước quantâm, chú trọng. – Đầu tư thuỷ lợi, bảo vệ nước tưới. – Tiếp tục áp dụngkhoa học kĩ thuậtmới vào sản xuất. – Đẩy mạnh sản xuấtlương thực hàng hoá, tăng nhanh trao đổiGiáo viên : Nguyễn Thị Dung11phương. – Năng suất và sản lượnglúa tăng mạnh, bình quânlương thực theo đầungười cao, xuất khẩulương thực đứng thứ 2 quốc tế, vùng trọngđiểm lúa lớn nhất làđồng bằng sông CửuLong : + Năng suất : 21 tạ / ha ( 1980 ), 49 tạ / ha ( 2005 ). + Sản lượng : 11 triệu tấn ( 1980 ), 36 triệu tấn ( 2005 ). + Bình quân đầu người : 200 kg / người ( 1980 ), 470 kg / người ( 2005 ). + Xuất khẩu : từ 3 – 4 triệu tấn / năm. + Đồng bằng sông CửuLong chiếm trên 50 % điện tích và trên 50 % sảnlượng. – Do vận dụng khoahọc kĩ thuật vàosản xuất : giốngmới, thuỷ lợi, phânhoá học, thuốc trừsâu …, thâm canh, Tặng Ngay vụ. hàng hoá giữa cácvùng và mở rộngxuất khẩu lươngthực. Sảnxuất câythựcphẩm – Diện tích trồng rau, đậucòn hạn chế : 500 nghìnha rau, 200 nghìn ha đậu. – Được trồng ở tổng thể cácđịa phương, tập trungnhiều nhất là ở ven cácthành phố lớn : TP.HN, TP.Hô Chí Minh, HảiPhòng. – Các vùng trồng nhiềurau nhất là đồng bằngsông Hồng và đồng bằngcông Cửu Long, cácvùng trồng nhiều đậunhất là Đông Nam Bộ vàTây Nguyên. Trồng rau, đậu cònphát triển chậm do3 nguyên do sau : – Chưa được coi làngành sản xuấthàng hoá. ( Các giađình nông dântrồng rau tự cấp tựtúc ). – Chưa được chú ýnhiều vì trồng rau, đậu đem lại lợinhuận ít. – Vùng nào, địaphương nào cũngtrồng được rau, đậu quanh nămnên hạn chế sự trao – Đưa sản xuất rau, đậu trở thành ngànhsản xuất hàng hoá. – Chú trọng pháttriển. – Đẩy mạnh trao đổivà xuất khẩu. Giáo viên : Nguyễn Thị Dung12đổi trong nước, còn xuất khẩu rau, đậu chưa được chúý. Sảnxuất câycôngnghiệp – Diện tích giêo trồngtăng mạnh, nhất là câycông nghiệp lâu năm. Tổng diện tích gieotrồng năm 2005 là 2,5 triệu ha, trong đó cây lâunăm là 1,6 triệu ha. – Năng suất, sản lượngcác cây công nghiệp tăngnhanh, xuất khẩu cũngtăng nhanh, đem lại hiệuquả kinh tế tài chính cao. – Hình thành nhiều vùngchuyên canh cây côngnghiệp. Ba vùng trồngcây công nghiệp lớn nhấtlà Đông Nam Bộ, TâyNguyên, Trung du miềnnúi Bắc Bộ. – Sản xuất câycông nghiệp đemlại hiệu suất cao kinh tếcao. – Điều kiện tựnhiên rất thuận lợicho sản xuất pháttriển, tương thích vớinhiều vùng sinhthái. – Nhà nước chú ý quan tâm, lôi cuốn đầu tưtrong nước trongviệc sản xuất, chếbiến và tiêu thụ. – Đẩy mạnh sản xuấthàng hoá, mở rộngthị trường xuất khẩu. – Đẩy mạnh đầu tưsản xuất ( đảm bảonước tưới, kĩ thuậtchăm sóc, phân hoáhọc, thuốc trừ sâu, ) – Chú ý công nghệthu hoạch và chếbiến theo hướng hiệnđại. Chănnuôi – Tỉ trọng chăn nuôitrong giá trị sản xuấtnông nghiệp tăng dần, đến 2005 chiếm khoảng25 %. – Xu hướng tiến mạnhlên sản xuất hàng hoá. – Chăn nuôi trang trạitheo hình thức côngnghiệp ngày càng pháttriển. – Cơ sở thức ăncho chăn nuôiđược bảo vệ tốt, từ hoa màu, lươngthực, đồng cỏ, phụphẩm của ngànhthuỷ sản, thức ănchế biến côngnghiệp. – Các dịch vụ thú yđã được phát triểnrộng khắp. – Nhà nước quantâm, coi là ngànhsản xuất hàng hoáquan trọng. – Đảm bảo tốt hơn vềcơ sở thức ăn. – Đầu tư cơ sở vậtchất cho sản xuất vàchế biến. – Đấy mạnh trao đổisản phẩm hàng hoávà lan rộng ra xuấtkhẩu. Giáo viên nhận xét hiệu quả thao tác của những nhóm, nhìn nhận và biểu dươngcác nhóm thao tác tốt. Giáo viên : Nguyễn Thị Dung133. 5. Sau khi học xong bài 41, Vấn đề sử dụng hợp lý và tái tạo tự nhiên ở đồngbằng sông Cửu Long. ( Bài 41 chương trình chuẩn và bài 55 chương trình nâng cao ) Để củng cố kiến thức và kỹ năng và kĩ năng sau khi học xong bài 41, đồng thời kiểmtra nhìn nhận mức độ ghi nhớ, tái hiện kỹ năng và kiến thức cũ ra làm sao, giáo viên hoàn toàn có thể dùngkĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong khâu kiểm tra bài cũ, hoặc kiểm tra viết. Kĩthuật này nếu liên tục được giáo viên sử dụng sẽ có công dụng giúp học sinhxác đinh tiềm năng học để hiểu, học để vận dụng và học như vậy sẽ nhớ thậtlâu. Thông qua đó, còn giúp học viên cách viết bài Địa lí theo chủ đề. Ngoài ra, giáo viên hoàn toàn có thể biết được học viên nắm bài như thế nào, từ đó sẽ có biện phápđiều chỉnh việc giảng dạy của mình trong những bài dạy tiếp theo. Trước khi học bài 42, giáo viên kiểm tra bài cũ, bằng cách cho học viên làmbài kiểm tra 15 phút. Đề bài : Hãy trình diễn 3 thế mạnh, 3 hạn chế về điều kiện kèm theo tự nhiên ở đồngbằng sông Cửu Long. Nêu 3 giải pháp để sử dụng phải chăng và tái tạo tự nhiên ởđồng bằng này. Sau khi giao đề 15 phút, giáo viên thu bài kiểm tra, đem về nhà chấm. Saukhi thu bài, giáo viên đưa ngay đáp án cho học viên xem trên màn chiếu : Nội dung Điều kiện tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long1. Thếmạnh – Đất phù sa với diện tích quy hoạnh lớn : hơn 4 triệu ha, ( lớn hơn gần gấp3 lần diện tích quy hoạnh ở đồng bằng sông Hồng ). – Khí hậu cận xích đạo, chính sách nhiệt cao, lượng mưa lớn, mộtmùa mưa và một mùa khô lê dài, rất thuận tiện cho sản xuấtnông nghiệp nhiệt đới gió mùa. – Các tài nguyên vạn vật thiên nhiên khác rất phong phú và đa dạng chủng loại : + Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận tiện cho sảnxuất nông nghiệp, giao thông vận tải đường sông và hoạt động và sinh hoạt của dancư. + Sinh vật rất đa dạng và phong phú : rừng ngập mặn, rừng tràm với diệntích lớn ; về động vật hoang dã có nhiều loài, tiêu biểu vượt trội nhất là cá, chim, bòsát, … + Tài nguyên biển : hàng trăm bài cá, bãi tôm với trữ lượnglớn, hiệu suất sinh học cao. Các hòn đảo và một số ít quần đảo có khảnăng khai thác du lịch ( hòn đảo phú Quốc, quần đảo Nam Du ) + Có 1 số ít tài nguyên : đá vôi, than bùn, đặc biệt quan trọng có dầu khítrên thềm lục địa đã được khai thác. 2. Hạn chế – Mùa khô lê dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau, gây thiếunước ngọt cho sản xuất và hoạt động và sinh hoạt. – Diện tích đất phèn, đất mặn chiếm tỉ lệ lớn ( đất phèn 1,6 triệuha chiếm tỉ lệ 41 % và đất phèn 75 vạn ha chiếm 19 % diện tích quy hoạnh tựnhiên của vùng ) và xâm nhập mặn có xu thế tăng nhanh trongmùa khô gây khó khăn vất vả cho tái tạo đất và sản xuất nông nghiệp. Giáo viên : Nguyễn Thị Dung14 – Tài nguyên tài nguyên hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triểnkinh tế – xã hội. 3. Biệnpháp sửdụng hợp lívà cải tạotự nhiên – Đầu tư thuỷ lợi để bảo vệ đủ nước thau chua rửa mặn, tiếnhành tái tạo đất phèn, đất mặn phải chăng. – Duy trì và bảo vệ rừng bảo vệ cân đối sinh thái xanh trong mọidự án khai thác. – Chuyển đổi cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính phải chăng, tăng cường trồng cây côngnghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản và tăng trưởng công nghiệpchế biến ; Khai thác tích hợp mặt biển với hòn đảo, quần đảo và đấtliền để tạo nên một thế kinh tế tài chính liên hoàn ; dữ thế chủ động sống chungvới lũ để khai thác những nguồn lợi do lậihngf năm đem lại. Giáo viên nhận xét bài làm của học viên vào tiết học sau, lấy điểm vào sổ, tuyên dương những em làm tốt. Giáo viến thực thi dạy bài 15 như kế hoạch. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI : Để bảo vệ việc triển khai điều tra và nghiên cứu đề tài một cách khoa học, đồng thờikiểm chứng được những tác dụng của đề tài, tôi đã tổ chức triển khai việc thực thi những biệnpháp sau : 1. Nghiên cứu những tài liệu dạy học Địa lí 12 THPT.Để nghiên cứu và điều tra đề tài một cách khoa học và có mạng lưới hệ thống, tôi đã tiến hànhnghiên cứu kĩ lưỡng những tài liệu sau : – Lí luận dạy học Địa lí. – Các tài liệu hướng dẫn giảng dạy Địa lí 12. – Sách giáo khoa Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao. – Sách giáo viên Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao. – Chuẩn kỹ năng và kiến thức, kĩ năng Địa lí 12. – Dạy học theo chuẩn kỹ năng và kiến thức, kĩ năng Địa lí 12. – Địa lí tự nhiên đại cương – Địa lí kinh tế tài chính – xã hội đại cương. – Địa lí kinh tế tài chính – xã hội Nước Ta. – Địa lí kinh tế tài chính – xã hội Khu vực Đông Nam Á. – Giáo dục đào tạo kĩ năng sống trong môn Địa lí. – Giới thiệu giáo án Địa lí 12. – Các nguồn thông tin trên mạng Internet … 2. Xác định tiềm năng bài giảng : Giáo viên : Nguyễn Thị Dung15Để lựa chọn được những chiêu thức dạy học tích cực, những kĩ thuật dạy họctích cực và tương thích với nội dung bài học kinh nghiệm, tương thích với đối tượng người dùng học viên, đồngthời phát huy được tính tích cực, dữ thế chủ động và hứng thú cho học viên, trước hếtphái xác lập tiềm năng bài giảng. Xác định tiềm năng bài giảng nghĩa là xác lập “ đầu ra của mẫu sản phẩm ” saumỗi tiết học, học viên nhận được những kiến thức và kỹ năng gì và những kĩ năng nào, cóđược thái độ như thế nào trải qua những hoạt động giải trí đơn cử của học viên ở trênlớp dưới sự hướng dẫn và chỉ huy của giáo viên. Việc xác lập tiềm năng bài giảng đơn cử, rõ ràng thì những định hướngtrong việc phong cách thiết kế bài giảng, lựa chọn giải pháp dạy học và kĩ thuật dạy họccho từng mục, từng phần trong từng bài học kinh nghiệm rất thuận tiện và thuận tiện. 3. Thiết kế bài giảng chu đáo và tỉ mỉ : Thiết kế bài giảng ( soạn giáo án ) là một việc làm quan trọng nhất củagiáo viên trước giờ lên lớp. Đó là việc phong cách thiết kế về quá trình hoạt động giải trí của giáoviên và học viên trong khoanh vùng phạm vi một tiết học, là dự kiến những nội dung bài giảngcần được học viên thu nhận trải qua những hoạt động giải trí đơn cử trên lớp mà giáo viêntổ chức. Thiết kế bài giảng càng công phu, chu đáo, tỉ mỉ thì những bước thực hiệntrong giờ lên lớp càng suôn sẻ và giáo viên càng dễ đạt được tiềm năng bài dạy, chất lượng tiết học càng cao. Theo nhu yếu về thay đổi chiêu thức dạy theo hướng phát huy tính tíchcực hoạt động giải trí của học viên thì giáo viên càng phải góp vốn đầu tư nhiều hơn cho việcthiết kế giáo án, chuẩn bị sẵn sàng chu đáo nội dung bài giảng. 4. Chuẩn bị khá đầy đủ những phương tiện đi lại dạy học : Chuẩn bị rất đầy đủ những phương tiện đi lại dạy học ( những loại kênh hình địa lí nhưbản đồ, lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ, at lát địa lí ; máy chiếu ; phiếu học tâp, … ) là một việc làm rất quan trọng nhằm mục đích bảo vệ những điều kiện kèm theo thiết yếu cho giờ học, là tiền đề và cơ sở của những bài giảng có chất lượng, hiệu suất cao tốt. Có những kênh hình chỉ cần tìm trong thư viện, có những kênh hình giáoviên phải tự phong cách thiết kế và thiết kế xây dựng. Ví dụ, giáo viên phải vẽ biểu đồ trên máy vitính, hoặc trên giấy khổ lớn, giáo viên phải sẵn sàng chuẩn bị lược đồ trống, phải chuẩn bịphiếu học tập, phải tìm tranh vẽ hoặc video trên mạng Inter net, phải sử dụngmáy chiếu đa năng để ship hàng bài giảng … Tất cả những việc làm này đều mấtthời gian và sức lực lao động của giáo viên, do đó cần phải được sẵn sàng chuẩn bị trước mộtcách chu đáo. Những phương tiện đi lại, thiết bị dạy học là không hề thiếu trong quá trìnhdạy học tích cực. Việc chuẩn bị sẵn sàng những phương tiện đi lại dạy học trước giờ lên lớpGiáo viên : Nguyễn Thị Dung16nhằm bảo vệ quy trình tiến độ của giờ học, là cơ sở để thực thi đúng tiềm năng dạy học, đồng thời giúp học viên “ học song song với hành ”, tạo ra hứng thú cho học sinhtrong giờ học. 5. Tiến hành dạy thực nghiệm : Tiến hành dạy thực nghiệm nhằm mục đích kiểm chứng những hiệu quả nghiên cứu và điều tra củađề tài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông ”, tôiđã triển khai dạy thực nghiêm ở 2 lớp : 12H và 12 N trường trung học phổ thông Hà Trung. Lớp Kĩ thuật dạy họcLớp đối chứng 12 H Kĩ thuật nêu yếu tố, kĩ thuật giảng giải. Lớp thực nghiệm 12 N Kĩ thuật 3 lần 3 tích hợp với kĩ thuật thảoluận, kĩ thuật dự án Bất Động Sản, kĩ thuật khai thác bảnđồ – sơ đồ, kĩ thuật đọc sách giáo khoa, kĩthuật liên hệ trong thực tiễn. Tôi đã triển khai dạy ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm 2 bài : Bài 14 và bài 17. Ở bài 14, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên vạn vật thiên nhiên, triển khai kiểm tra trắcnghiệm sau giờ học, tôi thu được tác dụng như sau : Lớp Sĩ sốGiỏi Khá Trung bình YếuSL % SL % SL % SL % 12 H 30 4 13,3 12 40,0 12 40,0 2 6,612 N 32 9 28,1 16 50,0 7 21,9 0 0 Ở bài 17, Lao động và việc làm, thực thi kiểm tra trắc nghiệm sau giờ học, tôi thu được hiệu quả như sau : Lớp Sĩ sốGiỏi Khá TrungbìnhYếuSL % SL % SL % SL % 12 H 30 5 16,7 13 43,3 11 36,7 1 3,312 N 32 12 37,5 14 43,8 6 18,8 0 0N hư vậy, qua việc nghiên cứu và điều tra đề tài và dạy thực nghiêm để kiểm chứng kếtquả của đề tài, tôi thấy việc sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” đem lại kết quảtốt hơn nhiều so với việc sử dụng kĩ thuật nêu yếu tố và giảng giải ; đồng thờiviệc tích hợp sử dụng kĩ thuất dạy học “ 3 lần 3 ” với nhiều kĩ thuật dạy học khác ( kĩ thuật tranh luận, kĩ thuật dự án Bất Động Sản, kĩ thuật khai thác map – sơ đồ, kĩ thuật đọcsách giáo khoa, kĩ thuật liên hệ trong thực tiễn ) hiệu suất cao hơn so với việc sử dụng đơnđiệu một vài chiêu thức truyền thống cuội nguồn. Giáo viên : Nguyễn Thị Dung17Ngoài ra, sử dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” ( chủ yếu ) tích hợp nhiều kĩthuật dạy học tích cực khác đã đem lại sự hứng thú cho học viên trong giờ học. Các em học tập tích cực và dữ thế chủ động hơn, say sưa tìm tòi, mày mò yếu tố vàtranh luận hào hứng, sôi sục hơn. Như vậy hoàn toàn có thể chứng minh và khẳng định rằng đề tài “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 trong giảng dạy Địa lí 12 THPT ” có hiệu suất cao rõ ràng, hoàn toàn có thể vận dụng để giảngdạy Địa lí nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu suất cao dạy học. C. PHẦN KẾT LUẬNĐề tài sáng tạo độc đáo kinh nghiệm tay nghề “ Vận dụng kĩ thuật dạy học 3 lần 3 tronggiảng dạy Địa lí 12 THPT ” là hiệu quả của quy trình giảng dạy tráng lệ, tíchcực, phát minh sáng tạo và quy trình mê hồn nghiên cứu và điều tra khoa học của bản thân trong nămhọc 2010 – 2011. Đề tài đã khắng định việc sử dụng những giải pháp dạy họctích cực, những kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy Địa lí đem lại hiệu suất cao tốttrong dạy học theo mục tiêu “ Thầy chủ yếu, trò dữ thế chủ động ”. Đặc biệt kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” được vận dụng trong dạy học Địa lí 12THPT đã thực sự nâng cao chất lượng Địa lí 12 và đem lại niềm vui, sự hứng thúhọc tập cho học viên. Do đó bản thân thấy rằng hoàn toàn có thể sử dụng kĩ thuật dạy họcnày trong giảng dạy Địa lí lớp 10 và 11. I.Những hiệu quả đạt được : Đề tài đã đạt được những tác dụng sau : – Xác định được những chiêu thức dạy học tích cực, những kĩ thuật dạy họctích cực trong giảng dạy Địa lí 12 theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng của học viên. – Chỉ rõ giải pháp vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong giảng dạyĐịa lí 12 THPT. – Tiến hành phong cách thiết kế bài giảng thực nghiệm và dạy thực nghiệm đã thu đượckết quả cao, cho thấy hướng nghiên cứu và điều tra của đề tài là một hướng đi đúngđắn nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học Địa lí theo mục tiêu “ lấy họcsinh làm TT ”. II.Những yêu cầu, đề xuất kiến nghị : Để triển khai thay đổi giải pháp dạy học theo hướng phát huy tính tíchcực, dữ thế chủ động của học viên, đặc biệt quan trọng là để vận dụng có hiệu suất cao kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong dạy học Địa lí, tôi xin yêu cầu 1 số ít quan điểm sau : 1. Về giáo viên : + Phải luôn luôn tự học, tự tu dưỡng, trau dồi kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độchuyên môn nhiệm vụ, nắm vững lí luận dạy học địa lí, tiếp cận những phươngpháp dạy học tích cực. Giáo viên : Nguyễn Thị Dung18 + Phải mạnh dạn sử dụng những chiêu thức dạy học tích cực trong giảng dạyở những lớp do bản thân đảm nhiệm. Sau đó tự đúc rút kinh nghiệm tay nghề, điều chỉnhsao cho tương thích với nội dung bài dạy và tương thích với đối tượng người dùng học viên. + Việc vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” yên cầu giáo viên phải dữ thế chủ động, linh động để tích hợp những kĩ thuật dạy học khác. Đồng thời phải trấn áp, điềukhiển khôn khéo quy trình thao tác và đàm đạo của học viên, tránh tình trạngcó 1 số ít học viên tích cực còn 1 số ít học viên ngồi chơi không thao tác, 1 số ít học viên liên tục được phát biểu, còn số khác hiếm khi được vấn đáp, tránh thực trạng lớp quá ồn ào. + Giáo viên phải thực sự tận tâm, nhiệt tình mê hồn nghề nghiệp, đầu tưcông phu vào việc phong cách thiết kế giáo án, chuẩn bị sẵn sàng tốt giờ dạy. + Giáo viên nên sử dụng tiếp tục và triệt để những phương tiện đi lại dạy họcmà nhà trường đã trang bị. Có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng những thiếtbị dạy học, như máy vi tính, máy chiếu, … 2. Về nhà trường : + Phải trang bị vừa đủ cơ sở vật chất, như những phương tiện đi lại, thiết bị dạy học ( phòng nghe nhìn, máy chiếu, máy vi tính, máy phôtôcopy, quy mô địa lí, quả địa cầu, map, giấy vẽ khổ lớn, … ) + Ban giám hiệu nhà trường phải tạo những thuận tiện cho giáo viên giảngdạy, ủng hộ những sáng tạo độc đáo mới của giáo viên, động viên, khuynh hướng việcsử dụng những chiêu thức giảng dạy tân tiến và khuyến khích giáo viện sửdụng liên tục, có hiệu suất cao những thiệt bị dạy học, nhất là những thiết bị dạyhọc tân tiến. Trên đây là những kinh nghiệm tay nghề riêng của cá thể tôi, đã được bản thân ápdụng vào thực tiễn giảng dạy Địa lí trong năm học 2010 – 2011 tại trườngTHPT Hà Trung. Rất mong nhận được những quan điểm góp ý chân thành củacác đồng nghiệp và sự chỉ giáo của cấp trên để đề tài sau sẽ hoàn thành xong hơn. Hà Trung, ngày 15 tháng 5 năm 2011. NGƯỜI THỰC HIỆNGiáo viên : Nguyễn Thị DungGiáo viên : Nguyễn Thị Dung19Giáo viên : Nguyễn Thị Dung20PHỤ LỤCA.PHẦN MỞ ĐẦUI.Lí do chọn đề tàiII. Thực trạng của yếu tố nghiên cứu và điều tra. 1. Thực trạng2. Kết quả, hiệu suất cao của tình hình trên. 3. Giải pháp sửa chữa thay thế. B.PHẦN NỘI DUNGI.Lí luận về chiêu thức dạy học tích cực. 1. Lí luận về quan điểm dạy học, chiêu thức dạy học và kĩ thuật dạyhọc. 1.1. Quan điểm dạy học1. 2. Phương pháp dạy học và giải pháp dạy học tích cực. 1.3. Kĩ thuật dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực. 1.4. Sự khác nhau giữa giải pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy họctích cực. 2. Kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ”. 3. Vận dụng kĩ thuật dạy học “ 3 lần 3 ” trong giảng dạy Địa lí 12 THPT. 3.1. Trong bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên vạn vật thiên nhiên. 3.2. Trong bài 17. Lao động và việc làm. 3.3. Trong bài 18. Đô thị hoá. 3.4. Trong bài 22. Vấn đề tăng trưởng nông nghiệp3. 5. Sau bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lý và tái tạo tự nhiên ở đồng bằngsông Cửu Long. II.Các giải pháp tổ chức triển khai việc triển khai điều tra và nghiên cứu đề tài1. Nghiên cứu những tài liệu ship hàng giảng dạy Địa lí 12 THPT. 2. Xác định tiềm năng dạy học3. Thiết kế bài giảng chu đáo và tỉ mỉ4. Tiến hành dạy thực nghiệm nhằm mục đích kiểm chứng hiệu quả điều tra và nghiên cứu củađề tài. C.PHẦN KẾT LUẬNI.Những tác dụng đạt đượcII. Những đề xuất kiến nghị, yêu cầu. Giáo viên : Nguyễn Thị Dung21CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lí luận dạy học Địa lí. 2. Sách giáo khoa Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao. 3. Sách giáo viên Địa lí 12 chương trình chuẩn và nâng cao. 4. Chuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng Địa lí 12.5. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng Địa lí 12 – Lê Thông ( Chủ biên ). 6. Địa lí tự nhiên đại cương7. Địa lí kinh tế tài chính – xã hội đại cương. 8. Địa lí kinh tế tài chính – xã hội Nước Ta. 9. Địa lí kinh tế tài chính – xã hội Khu vực Đông Nam Á. 10. Giáo dục đào tạo kĩ năng sống trong môn Địa lí. 11. Giới thiệu giáo án Địa lí 12 – Phạm Thị Sen12. Chuyên đề ôn tập và luyện thi Địa lí 12 – Đỗ Ngọc Tiến13. Kiểm tra nhìn nhận liên tục và định kì môn Địa lí 12 – Phạm Thị Sen ( Chủ biên ) 14. Luyện tập và tự kiểm tra, nhìn nhận theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng Địa lílớp 12 – Nguyễn Minh Tuệ ( Chủ biên ) 15. Tài liệu tập huấn giáo viên – Dạy học, kiểm tra nhìn nhận theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí. 16. Bồi dưỡng học viên giỏi Địa lí – Lê Thông ( Chủ biên ) 17. Các nguồn thông tin trên mạng Internet … Giáo viên : Nguyễn Thị Dung22
Source: https://dvn.com.vn
Category: Cảm Nang